chia sẻ thêm những kiến thức bổ ích khi bạn bắt đầu chương trình học ielts
Reading
Để giảm dần trạng thái đau đầu và buồn ngủ khi đọc, các bạn hãy luyện tập dần dần, chăm chỉ. Mỗi ngày hãy dành ra 20-30 phút đọc các bài báo tiếng Anh (trên mạng, hay báo giấy, tạp chí,…) Nhiều người cũng hay bảo mình là đọc bất cứ cái gì cũng được như là truyện tranh, truyện cười,… nhưng mình nói luôn là đọc như vậy cũng được nhưng mang tính giải trí nhiều hơn. Khi bạn đọc các bài báo, văn phong của nó sẽ giống như đề thi vậy, vì thế bạn sẽ học cách đọc hiểu và tăng tốc độ thật sự. Hơn nữa bạn cũng học được rất nhiều từ hay từ các bài báo, vận dụng cho IELTS Writing. Nếu giữ đúng thói quen đọc hàng ngày, mình tin rằng chỉ 1 tháng sau, các bạn sẽ không còn sợ khi phải làm các bài đọc dài nữa.
Về tài liệu thì mình nghĩ các bạn nên làm trong các bộ đề gồm:
•Cam 1 – 8
•IELTS for academic purpose
•IELTS Plus 1 – 3
•IELTS Practice Tests của Peter May
(Đã sắp xếp theo độ khó tăng dần)
Mình thấy làm trong các bộ đề thì câu hỏi và bài đọc sát thực tế hơn.
2. ListeningLúc đầu mình gặp khó khăn với giọng British. Tương tự với Reading, phần này các bạn cũng cần luyện tập hằng ngày đó là nghe BBC. Thực ra nghe VOA, CNN cũng được, nhưng vì bài nghe IELTS chỉ toàn giọng Anh thôi nên mình khuyên các bạn hãy nghe theo giọng Anh ngay từ khi ôn. Mỗi ngày bạn có thể bật BBC radio lên nghe và làm các việc khác. Việc nghe này cũng khá thú vị vì bạn có thể cập nhật tất cả tin tức thời sự hay. Nhưng nếu ban đầu nghe bạn sẽ hơi đau đầu vì các phát thanh viên nói hơi nhanh, dần rồi bạn sẽ quen và bắt được từ.
Sách Listening thì mình cũng chỉ sử dụng trong các bộ đề là nhiều, tương tự như Reading.
=> Tóm lại, với 2 kĩ năng bị động này là cần luyện tập chăm chỉ, không bỏ cuộc. Vậy chắc các bạn sẽ thắc mắc mình đi học trung tâm được cái gì. Thực tế chính các thầy cô ở trung tâm đã đưa ra cho mình nhiều bí quyết ôn luyện tại nhà như thế, đồng thời cũng dạy mình cách làm của từng dạng bài nên mình cảm giác đỡ bỡ ngỡ hơn nhiều. Mình đươc chỉ dẫn rất cẩn thận cả về những lỗi thường gặp hay là được giải đáp tại sao câu này mình làm sai, làm đúng.
3. Writing
Đây là phần mình cảm giác các thầy cô ở trung tâm giúp mình nhiều nhất. Khi mình mới học, mình không có khái niệm gì về viết học thuật cả. Chính vì thế các thầy cô đã tạo nền tảng viết ban đầu cho mình, từ dạy cấu trúc viết, rồi các dạng câu và từ ngữ nên sử dụng, …
Đồng thời, mình cũng được sửa chữa bài viết rất nhiều. Khi học người bản xứ, bạn sẽ được chỉ dẫn đúng cách viết của tiếng Anh và không bị suy nghĩ tiếng Việt và dịch ra nữa.
Ngoài ra, mình cũng hay tranh thủ các online session hay tìm được trên Internet để học từ và cấu trúc mới. Vì nói đi nói lại, khi thi các bạn không thể chỉ viết đúng một kiểu được học, vì nếu vậy examiner sẽ không đánh giá cao và cho điểm thấp. Thế nên hãy tranh thủ học từ nhiều nguồn nhé!
4. Speaking
Điểm phần này của mình không tốt lắm, vì mình chưa thực sự tận dụng được các cơ hội khi học ở trung tâm. Sau khi học xong ở trung tâm ILI với giáo viên nước ngoài được mấy tháng trời mình mới đi thi và mình thấy điểm Speaking của mình khá tốt. Mình nghĩ trước khi đi thi, bạn nên luyện Speaking với giáo viên nước ngoiả để được hình thành được phản xạ nhanh khi nói chuyện với người nước ngoài. Họ sẽ giúp bạn tất cả các kĩ năng đều tiến bộ và nhất là Nghe - Nói.
=> Tóm lại với 2 kĩ năng chủ động này thì mình lại thấy sự giúp đỡ của các thầy cô giáo là rất nhiều. Vì bạn sẽ biết được chính xác thì người bản xứ sẽ xử lý như thế nào trong các đề bài được cho.