Jerry_mouse

New Member
Download miễn phí Đề tài Tính toán thiết kế bãi chôn lấp hợp vệ sinh CTR cho thành phố Đồng Hới và huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình

b. đối với nước mặt
giảm lượng nước rác do nước mặt xâm nhập : để đạt mục đích này hệ thống rãnh thoát nước bao quanh được xây dựng. chức năng chính của hệ thống rãnh thoát nước bao quanh là ngăn nước mưa từ các sườn đồi ngoài khu vực bãi rác và nước mặt trên lớp phủ cuối cùng của bãi rác chạy vào khu vực bãi rác và do đó chảy vào hệ thống xử lý, giảm lượng nước cần xử lý. các rãnh thoát nước được xây dựng theo mặt cắt hình thang với mái dốc 1 :1 và được xây bằng các tấm lát bêtông để dễ làm vệ sinh và chống xói mòn. kích thước các rãnh sẽ khác nhau tuỳ vào lưu lượng thoát nước. ngoài ra, nước thoát ra từ khu vực chưa đổ rác sẽ chảy vào mương thoát nước bao quanh. cuối cùng các mương thoát nước sẽ chảy vào rạch nước tự nhiên ở phía nam bãi rác.
5.2.3 giảm thiểu các khả năng lây lan mầm bệnh
như đã nêu ở phần trước, trong rác có hàng loạt các mầm vi khuẩn gây bệnh như : trực khuẩn lao, trực khuẩn dịch hạch, vi khuẩn cúm, vi khuẩn viêm gan,…chúng có thể lan truyền qua các yếu tố sau :
dẫn theo nước rác thải ra môi trường ;
lan truyền thông qua các vectơ gây bệnh như : ruồi, chuột, chim chóc.
các biện pháp kỹ thuật chủ yếu để giảm thiểu khả năng lây lan mầm bệnh từ bãi rác là :
chôn lấp thường xuyên :
có tác dụng ngăn chặn phát tán bụi vi sinh vật bãi rác. rác sau khi được đầm nén và phủ lớp đất mặt sẽ diễn ra quá trình phân huỷ hợp chất hữu cơ giải phóng năng lượng và nhiệt độ trong khối rác có thể đạt 65 – 750c. trong điều kiện đó, các mầm bệnh nói trên gần như bị tiêu diệt hoàn toàn.

phun thuốc (chế phẩm )
có thể kết hợp phun thuốc diệt côn trùng (không được ở dạng dung dịch và loại thuộc danh mục cho phép) và rắc vôi bột. tần suất phun sẽ được căn cứ vào mức độ phát triển thực tế của các loại côn trùng nhằm diệt khuẩn, khử trùng, tiêu diệt côn trùng ngăn chặn sự phát triển của chúng, tần suất đề xuất là 1 tuần/ lần (vào giữa chu kỳ thời gian hai lần phủ đất).
kết luận và kiến nghị
1. kết luận
giải quyết vấn đề rác thải ở các đô thị nói chung và trên địa bàn thành phố đồng hới và huyện bố trạch nói riêng là một thách thức về quản lý môi trường đô thị với các cơ quan, ban, ngành liên quan thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của tỉnh quảng bình.
trong quá trình xây dựng và vận hành bcl phải tuân thủ đúng quy trình, kỹ thuật đối với một bcl hợp vệ sinh để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường cho khu vực.
việc nghiên cứu và lập dự án đầu tư “xây dựng bãi chôn lấp rác cho thành phố đồng hới và huyện bố trạch ” là kịp thời và hết sức cần thiết nhằm hình thành hệ thống quản lý chất thải rắn cho huyện trong việc xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường cho tỉnh hiện tại cũng như trong giai đoạn đến năm 2020.
2. kiến nghị
trong quá trình xây dựng và hoạt động của bcl, đơn vị quản lý và vận hành bcl cần có sự liên hệ chặt chẽ với các cơ quan quản lý môi trường khu vực huyện bố trạch và thành phố đồng hới để nhận được sự giúp đỡ về mặt quản lý nhà nước.
cần tổ chức tuyên truyền, vận động người dân tham gia thu gom, phân loại rác tại nguồn để làm giảm áp lực về lượng rác chôn lấp, tránh lãng phí chi phí vận chuyển.
1. lý do chọn đề tài
thành phố đồng hới là trung tâm kinh tế - chính trị, văn hoá và là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh quảng bình. bên cạnh đó, đồng hới cũng là một điểm du lịch hấp dẫn với những di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng và những bãi biển đẹp.
trong những năm gần đây, đồng hới đã và đang bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực. cùng với sự phát triển mạnh mẽ là quá trình cải thiện, nâng cấp, mở rộng đô thị hiện tại, phát triển khu đô thị công nghiệp và các khu du lịch mới. đây mới chỉ là bước đầu của quá trình đô thị hoá, song đồng hới đang thực sự lớn mạnh không những về tiềm lực kinh tế - xã hội mà còn phát triển cả về tiềm năng du lịch và văn hoá.
tuy nhiên, đồng hành với sự phát triển sản xuất, dịch vụ của thành phố là những áp lực về ô nhiễm môi trường do nhiều loại chất thải, trong đó chủ yếu là chất thải rắn gây ra. vấn đề này đang đặt ra một nhiệm vụ khá nặng nề cho sự phát triển bền vững của đô thị.
về khía cạnh quản lý môi trường, có thể nói chất thải rắn là nguồn gốc chủ yếu dẫn đến sự phá huỷ môi trường sống của con người. nếu con người không quan tâm đến chất thải rắn hôm nay, chất thải rắn sẽ loại bỏ chính con người ra khỏi môi trường đó.
đô thị hóa càng tăng, chất thải rắn càng lớn, việc giải quyết (thu gom và xử lý) chất thải của các cơ sở sản xuất, dịch vụ và khu dân cư là một yêu cầu không thể thiếu. vì vậy một bãi rác hợp vệ sinh là một tất yếu gắn liền với quá trình ra đời và phát triển của đô thị nói riêng, phát triển kinh tế xã hội nói chung.


2. mục tiêu của đề tài
thiết kế bãi chôn lấp hợp vệ sinh chất thải rắn chung cho thành phố đồng hới và huyện bố trạch tỉnh quảng bình.
1. nội dung đề tài
tổng quan về ctr đô thị và bãi chôn lấp ctr hợp vệ sinh;
tổng quan về hiện trạng tự nhiên, kinh tế – xã hội và môi trường khu vực xây dựng bãi rác;
tính toán thiết kế bcl ctr cho thành phố đồng hới và huyện bố trạch, tỉnh quảng bình.
1. phạm vi nghiên cứu
chỉ nghiên cứu trên địa bàn thành phố đồng hới và huyện bố trạch tỉnh quảng bình;
chỉ tính toán cho ctr sinh hoạt.
1. phương pháp nghiên cứu
1.5.1 nghiên cứu lý thuyết
thu thập, sưu tập số liệu;
tham khảo ý kiến các chuyên gia.
1.5.2 nghiên cứu thực địa
khảo sát thực địa địa điểm xây dựng bãi chôn lấp;
khảo sát thực địa các công trình tương tự.
1.6 ý nghĩa của đề tài
mục lục
chương 1. tổng quan nghiên cứu
1. lý do chọn đề tài 2
2. mục tiêu của đề tài 2
3. nội dung đề tài 2
4. phạm vi nghiên cứu 2
5. phương pháp nghiên cứu 2
1. nghiên cứu lý thuyết 2
2. nghiên cứu thực địa 2
6. ý nghĩa của đề tài 2
chương 2. tổng quan về chất thải rắn đô thị và bãi chôn lấp hợp vệ sinh
2.1 tổng quan về chất thải rắn (ctr) 4
2.1.1 khái niệm 4
2.1.2 các nguồn phát sinh 4
2.1.3 phân loại ctr 6
2.1.4 thành phần ctr 10
2.1.5 tính chất ctr 12
2.1.5.1 tính chất vật lý của ctr 12
2.1.5.2 tính chất hoá học của ctr 14
2.1.5.3 tính chất sinh học của ctr 16
2.1.6 tốc độ phát sinh ctr 16
2.2 tổng quan về bãi chôn lấp hợp vệ sinh (bcl) 16
2.2.1 khái niệm bcl hợp vệ sinh 16
2.2.2 phân loại bcl hợp vệ sinh 17
2.2.3 các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn bcl 20
2.2.3.1 quy mô bãi 20
2.2.3.2 vị trí 20
2.2.3.3 địa chất công trình và thuỷ văn 22
2.2.3.4 những khía cạnh môi trường 23
2.2.3.5 các chỉ tiêu kinh tế 23
2.2.4 quá trình hình thành khí từ bcl 24
2.2.5 quá trình hình thành nước rò rỉ từ bcl 26
chương 3. hiện trạng điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội và môi trường khu vực xây dựng bãi rác
3.1 điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn 27
3.1.1 vị trí địa lý 27
3.1.2 địa hình 27
3.1.3 địa chất, địa mạo 28
3.1.4 địa chất – thuỷ văn 28
3.1.5 đặc điểm khí hậu khu vực 29
3.1.5.1 nhiệt độ không khí 29
3.1.5.2 gió, tần suất và hướng gió 30
3.1.5.3 độ ẩm không khí 31
3.1.5.4 chế độ mưa 32
3.1.5.5 bức xạ mặt trời 32
3.2 hiện trạng môi trường khu vực xây dựng bãi rác 33
3.3 đặc điểm sinh vật và hệ sinh thái 37
3.4 điều kiện cơ sở hạ tầng xã lý trạch ( nơi xây dựng bãi rác) 40
3.4.1 điều kiện giao thông 40
3.4.2 điều kiện cung cấp năng lượng 40
3.4.3 điều kiện cấp thoát nước 41
3.5 các điều kiện kinh tế xã hội và sức khoẻ cộng đồng 41
3.6 hiện trạng quản lý rác thải của đồng hới và bố trạch 42
3.6.1 tình hình quản lý rác thải của đồng hới 42
3.6.1.1 thu gom rác thải 42
3.6.1.2 xử lý rác thải 43
3.6.2 tình hình quản lý rác thải ở huyện bố trạch 44
3.6.2.1 thu gom rác thải 44
3.6.2.2 xử lý rác thải và kế hoạch mở rộng thu gom của huyện bố trạch 45
chương 4. tính toán thiết kế bãi chôn lấp hợp vệ sinh ctr cho thành phố đồng hới
4.1 dự báo dân số và tốc độ phát sinh ctr thành phố đồng hới và huyện bố trạch từ nay đến năm 2020 47
4.1.1 dự báo dân số thành phố đồng hới và huyện bố trạch đến năm 2020 47
4.1.2 dự báo tốc độ phát sinh ctr thành phố và huyện đến năm 2020 51
4.2 tính toán khối lượng rác cần chôn lấp đến năm 2020 54
4.3 tính toán thiết kế quy hoạch mặt bằng 55
4.3.1 các yêu cầu khi lựa chọn địa điểm bcl 55
4.3.2 vị trí mặt bằng đã chọn 56
4.4 thiết kế kỹ thuật bcl 58
4.4.1 các yêu cầu về cấu tạo các hố chôn lấp 58
4.4.2 tính toán quy mô bcl và bố trí phân loại các ô chôn lấp 60
4.4.3 thiết kế lớp lót đáy và lớp che phủ cuối cùng 62
4.4.4 lớp vật liệu che phủ hàng ngày và lớp màng địa chất lót đáy bãi 65
4.4.5 hệ thống thu gom, thoát nước mặt 67
4.5 tính tóan thiết kế các công trình phụ 67
4.6 thiết kế hệ thống thu khí bcl 69
4.6.1 tính toán lượng khí phát sinh 69
4.6.2 lựa chọn phương án thu khí 70
4.7 tính toán thiết kế hệ thống thu gom và xử lý nước rò rỉ 72
4.7.1 tính toán lượng nước rò rỉ sinh ra từ hố chôn lấp 72
4.7.2 tính toán hệ thống thu nước thải 73
4.7.3 tính toán hệ thống xử lý nước rò rỉ 79
4.8 quy trình vận hành bãi chôn lấp rác 98
4.8.1 trong giai đoạn hoạt động của bcl 98
4.8.2 giai đoạn đóng cửa bcl 102
4.9 tính toán kinh tế 105
4.9.1 kinh phí dự trù từng dự án 105
4.9.2 chi phí xây dựng bãi rác chung 105
chương 5. các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và hoạt động của bãi rác
5.1 trong quá trình xây dựng 107
5.2 trong quá trình hoạt động 108
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


 
Last edited by a moderator:

mjn

New Member

Download miễn phí Đề tài Tính toán thiết kế bãi chôn lấp hợp vệ sinh CTR cho thành phố Đồng Hới và huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình





1.1 Lý do chọn đề tài

Thành phố Đồng Hới là trung tâm kinh tế - chính trị, văn hoá và là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Quảng Bình. Bên cạnh đó, Đồng Hới cũng là một điểm du lịch hấp dẫn với những di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng và những bãi biển đẹp.

Trong những năm gần đây, Đồng Hới đã và đang bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ là quá trình cải thiện, nâng cấp, mở rộng đô thị hiện tại, phát triển khu đô thị công nghiệp và các khu du lịch mới. Đây mới chỉ là bước đầu của quá trình đô thị hoá, song Đồng Hới đang thực sự lớn mạnh không những về tiềm lực kinh tế - xã hội mà còn phát triển cả về tiềm năng du lịch và văn hoá.

Tuy nhiên, đồng hành với sự phát triển sản xuất, dịch vụ của thành phố là những áp lực về ô nhiễm môi trường do nhiều loại chất thải, trong đó chủ yếu là chất thải rắn gây ra. Vấn đề này đang đặt ra một nhiệm vụ khá nặng nề cho sự phát triển bền vững của đô thị.

Về khía cạnh quản lý môi trường, có thể nói chất thải rắn là nguồn gốc chủ yếu dẫn đến sự phá huỷ môi trường sống của con người. Nếu con người không quan tâm đến chất thải rắn hôm nay, chất thải rắn sẽ loại bỏ chính con người ra khỏi môi trường đó.




/tai-lieu/de-tai-tinh-toan-thiet-ke-bai-chon-lap-hop-ve-sinh-ctr-cho-thanh-pho-dong-hoi-va-huyen-bo-trach-tinh-quang-binh-92719/


Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


g thùng đặt nơi công cộng. Rác công nghiệp và rác y tế thu gom bằng thùng. Tiếp đến là chất lên xe rác và kết thúc là đổ tại bãi rác Đồng Hới.
Địa bàn phục vụ thu gom là toàn thị xã Đồng Hới. Thu gom toàn diện tại các phường nội thị, tại các xã chủ yếu thu gom tại các khu vực ven trục đường chính và các chợ.
Bảng 15 : Thiết bị thu gom của Công ty CTĐT
Thiết bị
Mô tả thiết bị
Xe tải
Nissan 2.5 tấn, biển số 73L – 1452
Nissan 2.0 tấn, biển số 73L – 1498
Hino 5 tấn, biển số 73L – 1651
Xe đẩy tay
82 xe dung tích 0.30 m3
25 xe dung tích 0.40 m3
Thùng đựng rác
60 thùng 240 lít
51 thùng 660 lít
06 thùng 500 lít
Rác thải gia đình, cơ quan
Bãi rác
Trung chuyển
Rác dọc đường
Xe đẩy tay
Xe ép rác
Thùng rác
Hình 2 : Sơ đồ thu gom và vận chuyển rác
Mức lệ phí thu gom rác thải hàng tháng từ 5.000 đồng áp dụng với rác thải hộ gia đình đến 2 triệu đồng đối với rác thải khu chợ lớn. Lệ phí thu gom rác thải được nộp vào Kho bạc nhà nước. Chi phí vận hành và duy tu, bảo dưỡng được trợ cấp từ nguồn ngân sách của nhà nước. Với mức thu phí hiện nay, Công ty CTĐT có thể trang trải 20% đến 30% chi phí vận hành và duy tu, nếu như tất cả các khách hàng được cung cấp dịch vụ đều trả lệ phí đầy đủ.
3.6.1.2 Xử lý rác thải
Bãi rác hiện nay nằm cách trung tâm thị xã khoảng 8km về phía Tây Bắc, ở đồi Cỏ Cúp, thuộc xã Lộc Ninh. Công ty CTĐT đã sử dụng bãi rác này từ tháng 10 năm 1995.
Kể từ năm 1997 đến 2001, bãi rác đã được nâng cấp một số hạng mục với kinh phí hỗ trợ của dự án Phát triển đô thị Đồng Hới. Đường vào bãi rác dài 1.5km và hệ thống thu gom nước mặt đã được xây dựng năm 1999; hệ thống đường hoạt động đổ rác và hệ thống thu tách nước ngầm đáy bãi được thi công năm 2000; và trong năm 2001, một xe xúc lật bánh xích đã được trang bị cho Công ty CTĐT.
Kế hoạch xây dựng bãi rác mới và kế hoạch phát triển khu vực gần bãi rác cũ thành khu dân cư đô thị đã tạo nên sự cần thiết phải có kế hoạch đóng cửa bãi rác cũ.
3.6.2 Tình hình quản lý rác thải ở huyện Bố Trạch
3.6.2.1 Thu gom rác thải
Rác thải ở huyện Bố Trạch đã được thu gom bắt đầu từ năm 1997. Ban quản lý chợ Hoàn Lão tổ chức thu gom rác thải từ chợ và của 150 hộ dân sinh sống gần chợ. Khối lượng rác thải thu gom là 0,7 tấn/ngày. Trong chợ có một điểm trung chuyển rác thải được xây dựng có sàn bê tông và tường rào bao quanh. Rác được 8 công nhân thu gom hàng ngày bằng 4 xe đẩy tay, sau đó chuyển đến trạm trung chuyển.
Cứ 3 ngày một lần, khoảng 2 tấn rác được xe chở rác thu gom lại chuyển đến bến đổ tại bãi rác Đồng Hới. Xe chở rác này do UBND tỉnh cấp cho UBND thị trấn Hoàn Lão sử dụng, tài xế được huy động khi cần thiết.
Kinh phí đầu tư các thiết bị thu gom là 20 triệu đồng để mua 4 xe đẩy tay và xây trạm trung chuyển, còn kinh phí mua một xe chở rác hết 300 triệu đồng.
Để trang trải kinh phí cho dịch vụ thu gom rác thải, lệ phí thu gom hàng tháng được áp dụng gồm 3 mức:
- Hộ gia đình nhỏ (dưới 4 người) trả lệ phí 3.000 đồng/tháng;
- Hộ vừa ( khoảng 5 đến 10 người và / hay cửa hiệu nhỏ) trả lệ phí 5.000 đồng/tháng;
- Hộ lớn ( trên 10 người và/ hay cửa hiệu vừa và lớn) trả lệ phí 10.000 đồng/tháng.
Tổng mức thu hiện nay không đủ để hoàn chi phí vận hành và bảo dưỡng.
3.6.2.2 Xử lý rác thải và kế hoạch mở rộng thu gom của huyện Bố Trạch
Hiện nay, huyện Bố Trạch chưa có bãi rác nên phần lớn rác thãi được đem đổ tại bãi rác Đồng Hới, một phần được đổ tại các bãi rác lộ thiên chưa được xử lý.
Để tạo điều kiện cho việc vận chuyển rác đến bãi rác chung, một con đường mới rãi đá dăm có chiều dài 3km đã được xây dựng trong năm 2001. Chi phí xây dựng khoảng 600 triệu đồng.
Bố Trạch dự kiến mở rộng dịch vụ thu gom rác thải bằng việc xây dựng các điểm trung chuyển giống như ở Hoàn Lão tại 17 khu chợ của huyện. Mục tiêu đặt ra là mở rộng diện tích thu gom ở 8 chợ đến năm 2005, và cho tất cả các chợ đến năm 2020. Hiện nay vẫn chưa có kế hoạch rõ ràng làm thế nào để mở rộng dịch vụ đến các đối tượng khác ngoài đối tượng là các chợ, hay làm thế nào để chuyển giao trách nhiệm thu gom rác thải từ ban quản lý chợ cho một đơn vị quản lý thích hợp hơn. Kế hoạch mở rộng dịch vụ thu gom của huyện không dự kiến đến khả năng thu gom thuận tiện và hiệu quả hơn bằng thùng đựng hay con-ten-nơ chứa rác.
Trong năm 2002 sẽ triển khai thực hiện thí điểm về thu gom rác thải ở chợ Thanh Trạch do sở Khoa học Công nghệ và Môi trường cấp kinh phí. Ngoài khu vực ở chợ, dự án cũng sẽ tổ chức thu gom rác thải công nghiệp, rác thải từ cảng Gianh và 780 hộ gia đình. Việc xây dựng bãi rác cho khu vực này cũng đã được lên kế hoạch.
Đã có đề xuất ưu tiên triển khai hệ thống thu gom rác thải và xây dựng bãi thứ hai ở Sơn Trạch. Kế hoạch trên dự kiến thu gom rác thải ở khu vực Động Phong Nha.
Chính quyền huyện Bố Trạch đã có chủ trương xây dựng hai bãi rác trên ngoài bãi rác chung ở xã Lý Trạch, vì thực tế khoảng cách giữa các địa bàn có dịch vụ đến bãi rác chung rất xa, cách khoảng 30 đến 50 km. Tuy nhiên, cần xem xét kỹ có tốt hơn chăng nên bắt đầu xử lý rác một cách khiêm tốn hơn trong điều kiện hiện có: sử dụng xe chở rác đã có để vận chuyển rác đến đỗ trên bãi rác chung.
Việc đánh giá dự án kể cả so sánh về kinh tế khi quản lý nhiều bãi rác với việc tăng chi phí vận chuyển phải được nghiên cứu cẩn thận. Những yếu tố bên ngoài như tác động môi trường từ kinh nghiệm của nhiều bãi rác phân tán của huyện cũng cần được xem xét.
CHƯƠNG 4. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP HỢP VỆ SINH CTR CHO THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI VÀ HUYỆN BỐ TRẠCH.
4.1 Dự báo dân số và tốc độ phát sinh CTR thành phố Đồng Hới và huyện Bố Trạch từ nay đến năm 2020
4.1.1 Dự báo dân số của thành phố Đồng Hới và huyện Bố Trạch đến năm 2020
Công tác dự báo tốc độ phát triển dân số tỉnh từ năm 2003 – 2020 được tiến hành dựa trên số liệu dân số thực tế, tốc độ tăng dân số của tỉnh và trên cơ sở tính toán của công thức Euler cải tiến.
Công thức Euler :
Ni+1 = Ni + r *t * Ni
Trong đó:
Ni: dân số hiện tại
Ni+1: dân số năm tiếp theo
r: tốc độ tăng dân số
t: khoảng thời gian( bước tính)
Công thức Euler cải tiến:
N*(i+1) = Ni + r* t * Ni
Ni+1 = Ni + r*t* Ni+1/2
Trong đó:
Ni: dân số hiện tại
Ni+1: dân số năm tiếp theo
N*(i+1): giá trị trung gian
Ni+1/2: giá trị trung gian
r: tốc độ tăng dân số
t: khoảng thời gian( bước tính)
chọn t = 1
Theo thống kê, dân số tỉnh vào năm 2005 là 838.650 người, tốc độ gia tăng dân số trung bình của tỉnh là 1,01%. Dựa vào công thức Euler cải tiến ta xác định được tốc độ gia tăng dân số của toàn tỉnh từ năm 2005 – 2020 như bảng 16.
Bảng 16 - Dự báo tốc độ gia tăng dân số toàn tỉnh tính từ năm 2005 – 2020
Năm
N*i+1
Ni+1/2
Ni+1
2005 – 2006
847.120
842.885
847.163
2006 – 2007
855.719
851.441
855.763
2007 – 2008
864.406
860.085
864.450
2008 – 2009
873.181
868.815
873.225
2009 – 2010
882.045
877.635
882.089
2010 – 2011
890.998
886.544
891.043
2011 – 2012
900.043
895.543
900.088
2012 – 2013
909.179
904.634
909.225
2013 – 2014
918.408
913.817
918.455
2014 – 2015
927.731
923.093
927.778
2015 – 2016
937.149
932.463
937.195
2016 – 2017
946.661
941.928
946.708
2017 – 2018
956.270
951.489
956..318
2018 – 2019
965.977
961.148
9660.26
2019 - 2020
975.783
970.905
9758.32
Thành phố Đồng Hới:
Theo niên giám thống kê dân số thành phố Đồng Hới năm 2005 là 102.034 người, tốc độ gia tăng dân số lấy bằng mức bình quân toàn tỉnh là 1,01%.dựa vào công thức Euler cải tiến ta xác định được tốc độ gia tăng dân số của thành phố đến năm 2020 như bảng 17.
Bảng 17 – Dự báo tốc độ gia tăng dân số thành phố Đồng Hới từ năm 2005 – 2020.
Năm
N*i+1
Ni+1/2
Ni+1
2005 – 2006
103.065
102.550
103.070
2006 – 2007
104.111
103.591
104.116
2007 – 2008
105.168
104.642
105.173
2008 – 2009
106.235
105.704
106.241
2009 – 2010
107.314
106.778
107.319
2010 – 2011
108.403
107.861
108.408
2011 – 2012
109.503
108.955
109.508
2012 – 2013
110.614
110.061
110.619
2013 – 2014
111.736
111.178
111.742
2014 – 2015
112.871
112.307
112.876
2015 – 2016
114.016
113.446
114.022
2016 – 2017
115.174
114.598
115.179
2017 – 2018
116.342
115.761
116.348
2018 – 2019
117.523
116.936
117.529
2019 - 2020
118.716
118.123
118.722
Huyện Bố Trạch:
Theo niên giám thống kê dân số huyện Bố Trạch năm 2005 là 54.640 người, tốc độ gia tăng dân số lấy bằng mức bình quân toàn tỉnh là 1,01%. Dựa vào công thức Euler cải tiến ta xác định được tốc độ gia tăng dân số của huyện đến năm 2020 như bảng 18.
Bảng 18 – Dự báo tốc độ gia tăng dân số huyện Bố Trạch từ năm 2005 – 2020.
Năm
N*i+1
Ni+1/2
Ni+1
2005 – 2006
55.192
54.916
55.195
2006 – 2007
55.752
55.474
55.755
2007 – 2008
56.318
56.037
56.321
2008 – 2009
56.890
56.605
56.893
2009 – 2010
57.468
57.180
57.471
2010 – 2011
58.051
57.761
58.054
2011 – 2012
58.640
58.347
58.643
2012 – 2013
59.235
58.939
59.238
2013 – 2014
59.836
59.537
59.839
2014 – 2015
60.443
60.141
60.446
2015 – 2016
61.057
60.751
61.060
2016 – 2017
61.677
61.368
61.680
2017 –...
cho mình xin file tham khảo được không ạ?

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top