Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Kinh tế chính trị -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng Nguồn nhân lực (NNL). Phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân về chất lượng NNL và vấn đề nâng cao chất lượng NNL tại Thanh Hoá. Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng NNL tại Thanh Hoá
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, nhất là toàn cầu hóa trên lĩnh vực kinh tế
đã và đang thúc đẩy Việt Nam tiến nhanh, tiến mạnh hơn vào nền kinh tế tri
thức. Việt Nam đang trong quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước, để tạo bước nhảy vọt về phát triển kinh
tế, nhất là khi đã gia nhập vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới như
APEC, AFTA, WTO thì vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (NNL)
đủ sức cạnh tranh cho nền kinh tế đang là nhu cầu hết sức cấp bách của Việt
Nam, đòi hỏi những thay đổi mang tính đột phá.
Là một tỉnh ở bắc miền trung, Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng
của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ, các tỉnh bắc Lào và
vùng trọng điểm kinh tế trung bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền bắc bộ với trung bộ.
Trong những năm qua, tỉnh đã rất chú trọng đến phát triển NNL, đặc biệt là vấn
đề nâng cao chất lượng NNL và bước đầu đã có những kết quả nhất định. Tuy
nhiên, trên thực tế về số lượng cũng như chất lượng NNL hiện nay vẫn chưa đáp
ứng được so với yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế và sự nghiệp CNH,
HĐH của tỉnh. NNL, cụ thể là lực lượng lao động (LLLĐ) tuy dồi dào, có tính
cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo... nhưng vẫn còn hạn chế không nhỏ
về trình độ chuyên môn, kỹ năng, thể lực và văn hoá lao động (LĐ) công
nghiệp.
Mục tiêu chiến lược của Thanh Hoá đến năm 2020 là: “Phát triển kinh tế -
xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững; tạo sự chuyển biến căn bản về chất lượng
tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế”[13, tr 18]. Để thực hiện được
mục tiêu trên cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố trong đó phát triển NNL được
xem là yếu tố then chốt nhất.
Quá trình CNH, HĐH càng đi vào chiều sâu càng đòi hỏi phải nâng cao
chất lượng của đội ngũ LĐ nhằm đạt được năng suất, hiệu quả sản xuất kinh
doanh lớn hơn nhiều lần. Vấn đề nâng cao chất lượng NNL đang được đặt ra
như một yêu cầu cấp bách cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn đối với Việt Nam nói
chung và Thanh Hoá nói riêng.
Vậy chất lượng NNL ở Thanh Hoá đã đáp ứng được yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội (KT – XH) của tỉnh chưa? Nguyên nhân của vấn đề này là gì?
Giải pháp nào để nâng cao chất lượng NNL tại Thanh Hoá? Đề tài: “Nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Thanh Hoá” sẽ phần nào giải đáp các
câu hỏi trên.
2. Tình hình nghiên cứu
Để thực hiện CNH - HĐH đất nước và quá trình hội nhập, chất lượng
NNL là yếu tố cơ bản và có tính quyết định do vậy luôn được các nhà khoa học
trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về
vấn đề này, trong đó cần kể đến những công trình sau đây:
- Nhóm tác giả Đỗ Minh Cương và Mạc Văn Tiến với đề tài khoa học
độc lập cấp nhà nước “Phát triển LĐKT ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010”.
- Tác giả Trần Thị Tuyết Mai với luận án tiến sĩ kinh tế: “Phát triển
NNL trong phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam”
- Tác giả Phạm Văn Quý với luận án tiến sĩ kinh tế “Các giải pháp chủ
yếu nhằm phát triển NNL khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hoá hiện đại hoá”
- Tác giả Nguyễn Văn Thành với đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ
“NNL chất lượng cao: hiện trạng phát triển, sử dụng và các giải pháp tăng
cường”
- Tác giả Vương Quốc Được với đề tài thạc sĩ “Xây dựng NNL cho
CNH, HĐH thành phố Đà Nẵng”.
- Tác giả Lê Ngọc Trà với đề tài cấp Sở “Quy hoạch tào tạo NNL tỉnh
Bình Thuận giai đoạn 2002-2010”.
- Tác giả Phạm Kim Sơn với đề tài cấp thành phố “Chính sách phát
triển nhân lực và thu hút nhân tài công nghệ thông tin thành phố Đà Nẵng”.
Ở nhiều góc độ, cấp độ nghiên cứu khác nhau, các công trình khoa học
nêu trên đã đưa ra những phương diện về lý luận cũng như thực tiễn xoay
quanh nội dung phát triển NNL ở một số tỉnh, thành phố và trên phạm vi cả
nước.
Tuy nhiên, hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập tập trung
vào vấn đề nâng cao chất lượng NNL của Thanh Hoá trên giác độ kinh tế
chính trị một cách hệ thống về mặt lý luận cũng như thực tiễn và đưa ra
những giải pháp cần thiết cho vấn đề này. Các công trình nói trên là những tài
liệu tham khảo bổ ích cho tác giả khi viết luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở những lý luận cơ bản về chất lượng NNL, đề tài phân tích,
đánh giá thực trạng chất lượng NNL ở Thanh Hóa; từ đó tìm ra nguyên nhân
của tình hình và đề ra những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng
NNL tại Thanh Hoá.
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng NNL.
- Phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân về chất lượng NNL và
vấn đề nâng cao chất lượng NNL tại Thanh Hoá.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top