at8918

New Member
Download miễn phí Tiểu luận 3 vụ việc có tranh chấp về thế chấp tài sản trong quan hệ hợp đồng vay tiền



+) Nguyên đơn: Ông Nguyễn Hồng Quân sinh năm 1965, trú tại số nhà 38, đường Tôn Thất Thuyết, phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
+) Bị đơn: Bà Lê Thị Hoa, sinh năm 1968, trú tại số nhà 12, đường Nguyễn Thái Học, phường Lê Lợi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: ông Cao Văn Đức ( chồng bà Lê Thị Hoa ) trú tại số nhà 12, đường Nguyễn Thái Học, phường Lê Lợi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
+) Nội dung vụ việc: Tại đơn khởi kiện ngày 12/1/ 2005 và các lời khai trong quá trình tố tụng, nguyên đơn ông Nguyễn Hồng Quân trình bày:
ông Nguyễn Hồng Quân và bà Lê Thị Hoa kí kết hợp đồng vay tiền thế chấp tại nhà ông Quân. Theo nội dung Hợp đồng ông Quân ( bên A) cho bà Hoa ( bên B ) vay 100tr đồng, thời gian vay là 3 tháng tính từ 12/1/2005 lãi suất 5%.

Tóm tắt nội dung tài liệu:Lời mở đầu
Không thể phủ nhận rằng, thế chấp tài sản là biện pháp bảo đảm có rất nhiều ưu thế so với các biện pháp bảo đảm khác, xét từ góc độ tính tiện dụng cho các bên liên quan (bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm). Vì lẽ đó, các chủ thể trong quan hệ vay tiền thường ưu tiên lựa chọn biện pháp bảo đảm này. Tuy nhiên biện pháp bảo đảm này là loại biện pháp dễ gặp tranh chấp trong quan hệ dân sự, mà những tranh chấp này không thể giải quyết bằng thỏa thuận mà buộc phải có sự can thiệp của Tòa án và gây khó khăn không nhỏ trong công tác xét xử. Sau đây nhóm chúng tui xin đưa ra “ 3 vụ việc có tranh chấp về thế chấp tài sản trong quan hệ hợp đồng vay tiền.”
I. Cơ sở lý luận của thế chấp tài sản.
1.khái niệm: thế chấp tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên (hay theo quy định cảu pháp luật), theo đó, bên có nghĩa vụ phải dùng tài sản của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ nhưng không chuyển giao tài sản cho bên có quyền.
2.chủ thể của thế chấp tài sản.
Trong quan hệ thế chấp tài sản, bên có nghĩa vụ phải dung tài sản để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình được gọi là bên đảm bảo hay bên thế chấp. Ngược lại, bên có quyền bên có quyền được gọi là bên được đảm bảo hay bên nhận thế chấp. Chủ thể của thế chấp tài sản phải có đầy đủ các điều kiện mà pháp luật đã quy định đối với người tham gia giao dịch dân sự nói chung.
3. Đối tượng của thế chấp.
Ngoài việc phải có đủ các điều kiện mà pháp luật yêu cầu đối với một đối tượng của nghĩa vụ dân sự nói chung, một tài sản chỉ được coi là đối tượng của thế chấp khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Tài sản của thế chấp là bất động sản thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp.
Theo Khoản 1 Điều 174 BLDS thì bất động sản bao gồm: đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó, tài sản gắn liền với đất đai và các tài sản mà pháp luật quy định là bất động sản. Những tài sản này có giấy chứng nhận quyền sở hữu, đối với quyền sử dụng đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tùy từng trường hợp, các bên có thể thỏa thuận để dùng toàn bộ hay một phần bất động sản để thực hiện nghĩa vụ. đối với bất động sản có đăng kí quyền sở hữu, người có nghĩa vụ có thể dùng một bất động sản thế chấp nhiều nghĩa vụ dân sự khác nhau nếu tài sản đó có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được đảm bảo.
Xác định quyền sở hữa tài sản thế chấp có ý nghĩa quan trọng trong việc xử lý tài sản . Khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà người thế chấp không thực thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì người thế chấp không thể tỏa mãn được quyền lợi của mình. Khi đó chỉ thông qua việc xử lý tài sản thế chấp mới bù đắp được quyền lợi của bên nhận thế chấp. Mặt khác, chỉ có thể thực hiện việc xử lý tài sản thế chấp nếu đó là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp. Vì vậy, người có nghĩa vụ không thể dùng tài sản của người khác để thế chấp dù họ hợp pháp tài sản đó. Ngược lại, người có nghĩa vụ vẫn có thể dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để thế chấp dù rằng tài sản đó cho người khác thuê, mượn,…
Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất.
Pháp luật nước ta chưa quy định đâu là quyền động sản, đâu là quyền bất động sản. tuy nhiên theo cách hiểu truyền thống, quyền động sản là các quyền có được từ động sản, quyền bất động sản là các quyền năng đối với bất động sản. Theo quy định của pháp luật nước ta, cá nhân không có quyền sở hữu đối với đất đai và họ được dùng quyền sử dụng đất để thế chấp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Tài sản thế chấp là tài sản sẽ hình thành trong tương lai.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 342 BLDS thì ngoài việc dùng các tài sả hiện có để thế chấp, bên có nghĩa vụ còn được dùng các tài sản sẽ hình thành trong tương lai để thế chấp đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
4. hình thức thế chấp tài sản.
Việc thế chấp phải được lập thành văn ban, có thể lập thành văn bản riêng hay ghi trong hợp đồng chính. Nếu việc thế chấp được ghi trong hợp đồng chính, thì những điều khoản về thế chấp là những điều khoản cấu thành của hợp đồng chính. Nếu việc thế chấp được lập thành văn bản riêng, thì được coi là hợp đồng ohuj bên cạnh hợp đồng chính, hiệu lực của nó hoàn toàn phụ thuộc vào hợp đồng chính. Vì vậy, nội dung của văn bản thế chấp được lập riêng phải phù hợp với hợp đồng chính. Văn bản thế chấp phải có chứng nhận của Công chứng nhà nước hay chứng thực của ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền nếu pháp luật có quy định. Việc chứng nhận, chứng thực tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý nhà nước một cách chặt chẽ hơn đối với việc chuyển giao các bất động sản. Nếu bất động sản đó được thế chấp đẻ đảm bảo nhiều nghĩa vụ, thì mỗi một lần thế chấp phải được lập thành một văn bản riêng.
5. Nội dung của thế chấp tài sản.
Bên thế chấp:
-Phải giao toàn bộ giấy tờ về tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp nếu có thỏa thuận. Nếu tài sản đó có đăng kí quyền sở hữu, thi bên thế chấp phải đăng kí việc thế chấp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Bên thế chấp phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết các quyền của người thú ba đối với tài sản thế chấp. Nếu tài sản thế chấp được dùng để thế chấp nhiều nghĩa vụ, thì bên thế chấp phải được thông báo cho từng người nhận thế chấp tiếp theo về việc tài sản đã đem thế chap các lần trước đó.
-Bên thế chấp giữ tài sản và được khai thác công dụng của tài sản, được hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp (trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp hay do việc khai thác công dụng mà tài sản thế chấp có nguy cơ bị mất hay bị giảm sút giá trị). Bên thế chấp phải bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp và áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục nguy cơ thiệt hại tới tài sản. bên thế chấp không được bán, trao đổi, tặng hay cho tài sản thế chấp. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 349 BLDS thì bên thế chấp có quyền bán tài sản thế chấp trong trường hợp tài sản thế chấp là hàng hóa luân chuyển trong quý trình sản xuất kinh doanh nhưng số tiền thu được sẽ trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán. Ngoài ra, bên thế chấp cũng được bán, tặng, cho tài sản thế chấp nếu được bên nhận thế chấp cho phép.
Bên nhận thế chấp có quyền:
-yêu cầu bên thế chấp chuyển giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản nêu có thỏa thuận.
-cầu bên thế chấp hay người thứ ba phải bảo quản tốt tài sản thế chấp và khắc phục thiệt hại khi tài sản bị hư hỏng.
-Yêu cầu xử lý tài sản thế chấp khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên thế chấp không thực hiện hay thực hiện không đúng với nghĩa vụ; phải trả lại giấy tờ...


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
S Có sự kiểm tra kịp thời để kiểm chứng việc thực hiện mọi nhiệm vụ, qua đó xử lý các vấn đề phát sinh, thúc đẩy tiến độ và đúc kết kinh nghiệm Luận văn Kinh tế 0
J Nghiên cứu động lực học của dầm kép có vết nứt chịu tác dụng của tải trọng di động phục vụ cho việc giám sát kết cấu Công nghệ thông tin 0
H Tiểu luận: Tìm hiểu 03 vụ việc có tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất ở Luận văn Kinh tế 3
S Nghiên cứu các nhân tố thuộc Rào cản chuyển đổi nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động có liên quan đến việc giữ chân khách hàng Tài liệu chưa phân loại 0
A Tiểu luận Tìm hiểu ba vụ việc có tranh chấp liên quan đến giao dịch dân sự có điều kiện Tài liệu chưa phân loại 0
Y Tiểu luận Tìm hiểu 03 vụ việc có tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở Tài liệu chưa phân loại 0
D Tiểu luận Tìm hiểu ba vụ việc có liên quan đến hình thức của giao dịch dân sự Tài liệu chưa phân loại 0
F Ba vụ việc có thật liên quan đến giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thứ Tài liệu chưa phân loại 0
R Tìm hiểu 3 vụ việc có tranh chấp về quyền thừa kế quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở trên địa bàn TP Hà Nội Tài liệu chưa phân loại 0
S Tiểu luận Ba vụ việc có thật về việc tuyên bố một người là đã chết Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top