daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
450 CÂU TRẮC NGHIỆM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC THEO BÀI _ TRƯỜNG CTUMP (có đáp án)
BÀI 1 - ĐẠI CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Câu 1: TÍNH TIN CẬY trong nghiên cứu khoa học là gì?
A. Kết luận của nghiên cứu là đúng giá trị thực tế của quần thể.
B. Kết quả nghiên cứu phải có khả năng kiểm chứng lại nhiều lần do nhiều người khác nhau trong điều kiện giống nhau.
C. Khả năng suy diễn những kết quả có được từ mẫu nghiên cứu lên dân số chung mà từ đó mẫu được chọn.
D. Tất cả đều sai.
Câu 2: Trong nghiên cứu khoa học, KIẾN THỨC là gì?
A. Số liệu đã thu thập được trên các đối tượng nghiên cứu.
B. Quá trình phân tích các số liệu đã thu thập.
C. Thông tin được lý giải.
D. Quan điểm của người nghiên cứu khoa học.
Câu 3: Phương pháp nghiên cứu khoa học bao gồm những NỘI DUNG sau, NGOẠI TRỪ:
A. Phân tích số liệu. B. Lý giải số liệu.
C. Báo cáo với tổ chức. D. Thu thập số liệu.
Câu 4: Các ĐẶC ĐIỂM của hoạt động nghiên cứu khoa học, NGOẠI TRỪ:
A. Tính kế thừa. B. Tính mạo hiểm. C. Tính đặc thù. D. Tính phi kinh tế.
Câu 5: NỘI DUNG nào KHÔNG có trong quy trình nghiên cứu khoa học?
A. Phân tích số liệu. B. Thu thập số liệu.
C. Nhập số liệu. D. Báo cáo nghiên cứu.
Câu 6: MỤC ĐÍCH của nghiên cứu DỊCH TỄ HỌC là:
A. Xác định yếu tố nguyên nhân gây bệnh.
B. Tìm ra phương hướng chẩn đoán.
C. Xác định đúng biện pháp quản lý bệnh.
D. Tìm ra hướng điều trị mới.
Câu 7: “Ứng dụng những kiến thức cơ bản để giải quyết vấn đề” đây là NỘI DUNG của:
A. Nghiên cứu ứng dụng. B. Nghiên cứu cơ bản.
C. Câu A và B sai. D. Câu A và B đúng.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG về mối quan hệ giữa TÍNH GIÁ TRỊ và TÍNH TIN CẬY trong nghiên cứu khoa học:
A. Nghiên cứu có tính giá trị cao thì sẽ có tính tin cậy cao.
B. Nghiên cứu có tính tin cậy cao nhưng có thể có tính giá trị thấp.
C. Nghiên cứu có tính giá trị thấp thì sẽ có tính tin cậy thấp.
D. Tất cả đều sai.
Câu 9: Lĩnh vực ĐIỀU TRỊ BỆNH gọi là:
A. Nghiên cứu dịch tễ học. B. Nghiên cứu lâm sàng.
C. Nghiên cứu cơ bản. D. Nghiên cứu y học.
Câu 10: Nghiên cứu ỨNG DỤNG trong nghiên cứu Y HỌC bao gồm:
A. Nghiên cứu dịch tễ học, nghiên cứu lâm sàng.
B. Nghiên cứu phòng bệnh, nghiên cứu dịch tễ học.
C. Nghiên cứu dịch tễ học, nghiên cứu cận lâm sàng.
D. Nghiên cứu điều trị, nghiên cứu lâm sàng.
Câu 11: Các MỤC ĐÍCH của nghiên cứu khoa học là, NGOẠI TRỪ:
A. Phát triển kỹ thuật mới.
B. Cung cấp kỹ năng để cải thiện tay nghề.
C. Mang lại sức khỏe tốt hơn cho người dân.
D. Giảm chi phí điều trị.
Câu 12: Nghiên cứu nào sau đây KHÔNG thuộc nghiên cứu ỨNG DỤNG?
A. Nghiên cứu nhằm phát hiện về bản chất và qui luật của các hiện tượng bình thường trong cơ thể.
B. Nghiên cứu thử nghiệm vắc-xin phòng bệnh.
C. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng.
D. Nghiên cứu để giải quyết các vấn đề sức khỏe.
Câu 13: TÍNH KHOA HỌC trong nghiên cứu khoa học bao gồm CÁC Ý sau, NGOẠI TRỪ:
A. Tính tin cậy. B. Tính ứng dụng.
C. Tính giá trị. D. Tính khái quát hóa.
Câu 14: Trong nghiên cứu khoa học, SỐ LIỆU là gì?
A. Số liệu đã được phân tích.
B. Thông tin được lý giải và được sử dụng để trả lời câu hỏi hay giải quyết một vấn đề nào đó.
C. Kết quả của việc thu thập có hệ thống các đại lượng và đặc tính của các đối tượng.
D. Tất cả đều sai.
Câu 15: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC được chia làm:
A. Nghiên cứu ứng dụng. B. Nghiên cứu cơ bản.
C. Câu A và B sai. D. Câu A và B đúng.
Câu 16: TÍNH GIÁ TRỊ trong nghiên cứu khoa học là gì?
A. Kết luận của nghiên cứu là đúng giá trị thực tế của quần thể.
B. Kết quả nghiên cứu phải có khả năng kiểm chứng lại nhiều lần do nhiều người khác nhau trong điều kiện giống nhau.
C. Khả năng suy diễn những kết quả có được từ mẫu nghiên cứu lên dân số chung mà từ đó mẫu được chọn.
D. Tất cả đều sai.
Câu 17: ĐẶC ĐIỂM của hoạt động nghiên cứu khoa học là:
A. Tính phù hợp. B. Tính mạo hiểm. C. Tính kinh tế. D. Tính ứng dụng.
Câu 18: Lĩnh vực PHÒNG BỆNH gọi là:
A. Nghiên cứu dịch tễ học. B. Nghiên cứu cơ bản.
C. Nghiên cứu y học. D. Nghiên cứu lâm sàng.
Câu 19: ĐẶC ĐIỂM của hoạt động nghiên cứu khoa học là:
A. Tính mới. B. Tính mạo hiểm. C. Tính khoa học. D. Tất cả đều đúng.
Câu 20: MỤC ĐÍCH CUỐI CÙNG của nghiên cứu khoa học trong Y KHOA là:
A. Tìm ra công cụ mới. B. Ứng dụng kỹ thuật mới.
C. Sức khỏe tốt hơn. D. Tất cả đều đúng.
Câu 21: ĐẶC ĐIỂM của nghiên cứu khoa học là:
A. Tìm ra kiến thức mới.
B. Xem xét các tài liệu, kiến thức có sẵn.
C. Dựa vào thực tế khách quan.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 22: MỤC TIÊU của nghiên cứu CƠ BẢN là:
A. Tìm tòi sáng tạo những kiến thức mới.
B. Vận dụng sáng tạo những kiến thức mới.
C. Tìm tòi sáng tạo ra các giải pháp mới.
D. Vận dụng sáng tạo những giải pháp mới.
------ HẾT ------

BÀI 2 - XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Câu 1: PHÂN TÍCH vấn đề nghiên cứu là cần, NGOẠI TRỪ:
A. Làm thuận lợi hơn việc quyết định về phạm vi và trọng tâm của nghiên cứu.
B. Xác định phương pháp và thiết kế nghiên cứu.
C. Xác định rõ những chỉ tố và biến số cần nghiên cứu.
D. Làm rõ vấn đề nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng đến nó.
Câu 2: Khi xem xét đến TÍNH KHẢ THI của nghiên cứu, chúng ta cần chú ý đến:
A. Kết quả và kiến nghị có ứng dụng không.
B. Nghiên cứu trùng lắp với nghiên cứu khác.
C. Nghiên cứu có tổn hại đến người khác.
D. Thời gian và kinh phí của nghiên cứu.
Câu 3: PHÂN TÍCH vấn đề nghiên cứu là cần làm gì?
A. Tách vấn đề lớn thành những vấn đề nhỏ, xác định yếu tố liên quan và các yếu tố gây nhiễu.
B. Tách vấn đề lớn thành những vấn đề nhỏ, xác định nội dung thông tin các thu thập.
C. Gom các vấn đề nhỏ thành những vấn đề lớn, xác định vấn đề cốt lõi và các yếu tố ảnh hưởng.
D. Tách vấn đề lớn thành những vấn đề nhỏ, xác định vấn đề cốt lõi và các yếu tố ảnh hưởng.

nhân quả, nguyên nhân là hiếm, hay khảo sát nhiều hậu quả do một nguyên nhân”, nên chọn thiết kế nghiên cứu là:
A. Nghiên cứu đoàn hệ. B. Nghiên cứu cắt ngang phân tích.
C. Nghiên cứu mô tả tương quan. D. Nghiên cứu bệnh chứng.
Câu 85. Thiết kế nghiên cứu đoàn hệ (thuần tập), sẽ thích hợp cho:
A. Nghiên cứu bệnh hiếm. B. Khảo sát bệnh ít có dấu hiệu lâm sàng.
C. Xác lập mối quan hệ về thời gian. D. Nghiên cứu bệnh khó điều trị.
Câu 86. Khi nghiên cứu nhằm khảo sát bệnh có thời kỳ tiềm ẩn kéo dài thì nên sử dụng thiết kế nghiên cứu:
A. Tương quan. B. Bệnh chứng. C. Cắt ngang. D. Đoàn hệ.
Câu 87. Nghiên cứu đoàn hệ có hạn chế là:
A. Mối quan hệ thời gian giữa tiếp xúc và bệnh tật không thể hiện rõ nét.
B. Dễ bị mất dấu vì thời gian nghiên cứu kéo dài.
C. Không thích hợp cho nghiên cứu hậu quả các tiếp xúc hiếm.
D. Không thể tính chính xác cỡ mẫu cho nghiên cứu.
Câu 88. Trong nghiên cứu đoàn hệ, mục đích của nhóm so sánh là: khi không có sự kết hợp (không có sự tương quan) thì tỷ suất bệnh mới ở nhóm có tiếp xúc và không có tiếp xúc với yếu tố nghiên cứu:
A. Bằng nhau. B. Khác nhau.
C. Lớn hơn nhiều ở nhóm có tiếp xúc. D. Nhỏ hơn nhiều ở nhóm có tiếp xúc.
Câu 89. Nếu một thiết kế mà nhà nghiên cứu không gắn phơi nhiễm, không có nhóm so sánh nhiễm thì thuộc loại thiết kế nghiên cứu nào sau đây?
A. Nghiên cứu quan sát mô tả. B. Nghiên cứu quan sát cắt ngang phân tích.
C. Nghiên cứu quan sát bệnh chứng. D. Nghiên cứu quan sát đoàn hệ.
Câu 90. Một thiết kế nghiên cứu phân tích, với mục tiêu là “Kiểm định giả thuyết về mối quan hệ nhân quả, và bệnh là hiếm, hay khảo sát một bệnh do nhiều nguyên nhân”, nên chọn thiết kế nghiên cứu là:
A. Nghiên cứu đoàn hệ. B. Nghiên cứu cắt ngang phân tích.
C. Nghiên cứu mô tả tương quan. D. Nghiên cứu bệnh chứng.
Câu 91. Nếu một thiết kế mà nhà nghiên cứu không gắn phơi nhiễm, có nhóm so sánh, đi theo chiều hướng nghiên cứu từ phơi nhiễm đến kết quả thì thuộc loại thiết kế nghiên cứu nào sau đây?
A. Nghiên cứu quan sát mô tả. B. Nghiên cứu quan sát cắt ngang phân tích.
C. Nghiên cứu quan sát bệnh chứng. D. Nghiên cứu quan sát đoàn hệ.
Câu 92. Nghiên cứu bệnh chứng đặc biệt thích hợp với:
A. Bệnh có thời kỳ tiềm ẩn ngắn. B. Bệnh thường gặp trong cộng đồng.
C. Bệnh hiếm. D. Bệnh mãn tính.
Câu 93. Một nhà nghiên cứu quan tâm tới nguyên nhân của vàng da sơ sinh, để nghiên cứu vấn đề ông ta chọn 100 đứa trẻ có vàng da sơ sinh và 100 đứa trẻ không có vàng da sơ sinh trong cùng bệnh viện và trong cùng 1 khoảng thời gian. Sau đó ông ta ghi nhận lại các thông tin sẵn có trong thời kỳ mang thai và lúc sinh của các bà mẹ của hai nhóm trẻ đó. Thiết kế nghiên cứu thích hợp nhất của nghiên cứu này là:
A. Nghiên cứu cắt ngang. B. Nghiên cứu bệnh chứng.
C. Nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc. D. Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên.
Câu 94. Thiết kế nghiên cứu can thiệp hay nghiên cứu thực nghiệm:
A. Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT).
B. Thử nghiệm can thiệp cộng đồng.
C. Thử nghiệm thực địa: thử nghiệm phòng bệnh.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 95. MỤC TIÊU nghiên cứu TỐT phải đạt được các YÊU CẦU sau, NGOẠI TRỪ:
A. Phải đủ. B. Phải cụ thể. C. Phải có các biến số. D. Phải đo lường được.
Câu 96. Chấp thuận tham gia nghiên cứu là quá trình thông tin:
A. Một chiều. B. Hai chiều. C. Ba chiều. D. Không có qui định.
Câu 97. “Bệnh phổ biến nhưng ít trầm trọng” thuộc mức nào trong tính xác hợp của thang điểm đánh giá các vấn đề nghiên cứu:
A. Không xác hợp. B. Xác hợp. C. Rất xác hợp. D. Kém xác hợp.
Câu 98. Bước cuối cùng trong trình tự thực hiện một đề tài nghiên cứu:
A. Chuẩn bị các nguồn lực nghiên cứu. B. Lập danh sách cộng tác viên nghiên cứu.
C. Soạn kế hoạch nghiên cứu. D. Xây dựng đề cương nghiên cứu.
Câu 99. Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí thì tên bài báo sẽ đặt trong:
A. Ngoặc kép. B. Ngoặc đơn. C. Ngoặc vuông. D. Ngoặc nhọn.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top