elizabeth_85
New Member
Download miễn phí 5 sự thật khi lãnh đạo
- Thói quen làm việc cá nhân, bao gồm việc giữ các đòi hỏi và cam kết
tại các cuộc họp, lịch trình và phối hợp với nhóm và những người khác.
- Quản lý cảm xúc cá nhân và sự căng thẳng: Khi bạn ở vị trí lãnh
đạo, cảm xúc của bạn sẽ có ảnh hưởng đến nhiều người khác. Bạn không
được để sự căng thẳng của mình lan rộng ra toàn tổ chức.
- Cơ sở hạ tầng và hệ thống lãnh đạo của bạn, bao gồm cách bạn xử lý
với ngân sách, hội đồng hỗ trợ, các chức năng hỗ trợ của tổ chức như tài
chính, nguồn nhân lực, công nghệ thông tin và chức năng hoạt động của
tổ chức.
- Tầm nhìn và chiến lược: Những điều này cần được phát triển để
chúng luôn rõ ràng, phong phú và khuyến khích những người khác tiến
hành đúng hướng. Trong khi việc quản lý là tránh những khó khăn mà
bạn gặp phải, thì việc lãnh đạo đòi hỏi bạn phải mở một đường đi cho
những người khác.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-06-04-5_su_that_khi_lanh_dao.bkrvRDUkM8.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-67787/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
5 sự thật khi lãnh đạo(phần 1)
Khi mới được thăng tiến lên vị trí lãnh đạo, bạn sẽ "va" phải nhiều
thực tế mà bạn chưa từng gặp phải trước đó, chúng có thể khiến
bạn lúng túng.
Sự thật thứ nhất: Cần nhiều "băng thông rộng"
Lãnh đạo là sự pha trộn của trách nhiệm. Để lãnh đạo một cách hiệu quả,
bạn cần có khả năng có được lượng thông tin lớn nhanh chóng và
giải quyết nhiều công việc cùng lúc. Trong thuật ngữ máy tính, bạn cần
nhiều "băng thông rộng".
Khi bạn được thăng tiến vào vị trí lãnh đạo, bạn có thể bắt đầu cảm giác
rằng tốc độ xử lý công việc của bạn đang chậm dần. Càng nhiều đòi hỏi
của vị trí mới có thể càng bộc lộ nhiều lĩnh vực mà các kỹ năng của bạn
chưa được phát triển đầy đủ. Đây không phải là một lời cảnh báo, mà là
một thử thách lãnh đạo tích cực.
Khi là lãnh đạo, có 7 khía cạnh mà bạn cần chú ý:
- Thói quen làm việc cá nhân, bao gồm việc giữ các đòi hỏi và cam kết
tại các cuộc họp, lịch trình và phối hợp với nhóm và những người khác.
- Quản lý cảm xúc cá nhân và sự căng thẳng: Khi bạn ở vị trí lãnh
đạo, cảm xúc của bạn sẽ có ảnh hưởng đến nhiều người khác. Bạn không
được để sự căng thẳng của mình lan rộng ra toàn tổ chức.
- Cơ sở hạ tầng và hệ thống lãnh đạo của bạn, bao gồm cách bạn xử lý
với ngân sách, hội đồng hỗ trợ, các chức năng hỗ trợ của tổ chức như tài
chính, nguồn nhân lực, công nghệ thông tin và chức năng hoạt động của
tổ chức.
- Tầm nhìn và chiến lược: Những điều này cần được phát triển để
chúng luôn rõ ràng, phong phú và khuyến khích những người khác tiến
hành đúng hướng. Trong khi việc quản lý là tránh những khó khăn mà
bạn gặp phải, thì việc lãnh đạo đòi hỏi bạn phải mở một đường đi cho
những người khác.
- Mối quan hệ của bạn với các thành viên ban lãnh đạo: Mối quan hệ
làm việc tốt là cách hiệu quả nhất cho bạn thực thi chương trình lãnh đạo
của mình.
- Mối quan hệ với cộng sự và cấp dưới: Những người này sẽ tác động
đến thiện ý và sự tin cậy, liên hệ với mọi người và luôn thông tin với họ.
- Mối quan hệ với cấp trên: Dù cấp trên là một ban, hay chỉ một người,
thì đều rất quan trọng với thành công của bạn.
Cách dễ dàng nhất để "mở rộng băng thông" là để tăng cường hệ thống
hỗ trợ của bạn. Bạn có thể chỉ định ai đó trực tiếp hỗ trợ bạn. Tất nhiên
không được mắc sai lầm khi chọn người, phải nhớ rằng những người bạn
dùng phải thích hợp với vị trí của họ.
Sự thật thứ 2: Tiếp nhận một phụ tá thì cần đào tạo lại
Nếu bạn tiếp nhận một người phụ tá từ người tiền nhiệm, bạn phải cư xử
một cách cẩn thận trong việc thiết lập mối quan hệ quan trọng này.
Sẽ là một sai lầm khi đánh giá thấp người phụ tá hay một thư ký trung
thành với người tiền nhiệm trong công việc - và với những điều anh ta/
cô ta tin rằng tổ chức nên làm. Bạn là người mới đến và nếu bạn không
tập trung vào mối quan hệ này sớm, bạn có thể sẽ gặp rắc rối.
Cách bạn xử sự với người phụ tá sẽ thay đổi phụ thuộc vào phong cách
của bạn, phong cách của người đó và hoàn cảnh mà bạn phải đối mặt khi
bắt đầu công việc. Đây là một số tình huống có thể xảy ra:
- Khi bạn nhận vị trí đó, người phụ tá đã ở bên cạnh và hỗ trợ bạn hoàn
toàn, vì quan điểm của anh ta là, "sếp nào cũng là sếp". Thuyết phục
không phải là vấn đề, khen ngợi là cách bạn cần nghĩ đến. Nếu bạn
không chú ý và Thank người phụ tá đó, người đó sẽ không ở bên cạnh
bạn lâu dài. Nếu bạn không gợi ý cách để thừa nhận điều đó như tăng
tiền thưởng, tặng hoa, mời ăn trưa, hạn chế những điều người đó không
muốn thì mối quan hệ này sẽ chỉ là một chiều và không bền vững.
- Người phụ tá của bạn có thể nghi ngờ bạn và đợi xem bạn là ai và bạn
đối xử với mọi người như thế nào. Bạn sẽ bị "kiểm tra". Bạn sẽ thừa
nhận tình huống này khi hành vi của người phụ tá không nhất quán. Đôi
khi bạn nghĩ người phụ tá của bạn đang đứng bên cạnh bạn, và đôi khi
bạn có cảm giác bạn bị đẩy ra ngoài thay vì đứng đầu trong việc gì đó.
Bạn cần khen ngợi người phụ tá khi người đó ở đó để giúp bạn và
đặc biệt là đưa ra cho bạn những lời thông báo và góp ý. Khi người phụ tá
không giống như mong đợi của bạn, hãy thể hiện sự thất vọng và đề nghị
cách cư xử khác. Quan trọng là khi bạn đề nghị người đó có những hành
vi mới, bạn có thể "đào tạo lại" người đó mà vẫn giữ được không khí
hoà bình.
- Bạn thấy bạn người có tầm nhìn về công việc, các mối quan hệ cũng
như lòng trung thành hạn chế. Trong trường hợp này, bạn cần tiến
hành một số hành động nghiêm túc. Nếu bạn đã lặp đi lặp lại rằng người
phụ tá phải dành 20 phút giữa các cuộc hẹn để bạn có thể chuẩn bị,
nhưng người đó không làm như vậy, có thể sẽ có vài việc xảy ra. Sẽ tốt
hơn nếu người đó nhận được hướng dẫn của bạn bằng văn bản. Người
đó có thể bị áp lực từ bên ngoài trong việc lên lịch trình cho bạn và đáp
ứng nhu cầu của người khác. Người đó có thể chỉ làm những việc mà
mình luôn làm và chỉ làm theo cách cũ. Trong trường hợp này, bạn phải
xử lý một cách thực tế. Bạn cần vạch ra các biểu hiện thực tế cùng
với mong ước và đòi hỏi của bạn.
Bạn cần hiểu việc mà người phụ tá đang làm. Đừng chỉ giận dữ vì anh
ta/cô ta không làm theo cách bạn muốn. Nếu bạn thấy người đó tin rằng
có một số việc "không phải là việc của tôi", bạn cần đưa ra những thực
tế về những điều xảy ra để đảm bảo sự khách quan của bạn.
Mối quan hệ với phụ tá sẽ rất quan trọng. Chú ý tới mối quan hệ này
sớm sẽ tăng hiệu quả khi các bạn làm việc cùng nhau. Nếu bạn thấy vẫn
không hiệu quả vì người đó không chịu thích nghi, bạn nên nghĩ đến
việc tìm người khác mà có thể phối hợp và hỗ trợ cho bạn.
(Còn nữa)
Nguyệt Ánh
Theo ftpress
...