Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN
TÍNH ĐỘC LẬP CỦA ĐIỀU KHOẢN TRỌNG TÀI
Các bên:
Nguyên đơn : Người bán Đức
Bị đơn : Người mua Rumani
Các vấn đề được đề cập:
Điều khoản trọng tài
Ảnh hưởng của điều khoản bảo lưu tới hiệu lực của hợp đồng và của điều khoản trọng tài
Tóm tắt vụ việc:
HỢP TÁC LÀM PHIM
Nguyên đơn và Bị đơn đã ký một Thoả thuận (hợp đồng) trong đó có chứa một điều khoản bảo lưu với nội dung như sau "Thoả thuận này sẽ có giá trị sau khi thư tín dụng được mở".
Bị đơn, sau khi có được bảo lãnh của Chính phủ để mở thư tín dụng, đã yêu cầu Nguyên đơn giao hàng ngay trước khi thư tín dụng được mở. Nguyên đơn đã thực hiện việc giao hàng theo yêu cầu này của Bị đơn.
Sau khi đã thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ trong hợp đồng mà chỉ được thanh toán một phần tiền hàng, Nguyên đơn đã khởi kiện ra trọng tài yêu cầu Bị đơn thanh toán nốt số tiền còn lại.
Bị đơn không chấp nhận thẩm quyền của trọng tài với lập luận rằng vì điều khoản bảo lưu (việc mở thư tín dụng) đã không được thực hiện nên hợp đồng coi như chưa có hiệu lực và điều khoản trọng tài, vì thế, cũng không có hiệu lực.
Phán quyết của trọng tài:
Vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất trong vụ kiện này là khi điều kiện bảo lưu quy định trong hợp đồng chính không được thoả mãn, hợp đồng trở nên vô hiệu thì sự vô hiệu của hợp đồng có kéo theo sự vô hiệu của điều khoản trọng tài hay không.
Trên thực tế thoả thuận về trọng tài thông thường được thể hiện đơn giản dưới hình thức một điều khoản trọng tài và đưa vào hợp đồng thương mại (như hợp đồng mua bán hàng hoá, mua bán bản quyền, vận chuyển...). Thực tế, điều khoản trọng tài có thể được hiểu là "một hợp đồng trong một hợp đồng".
Chúng ta không nên lẫn lộn điều khoản trọng tài với hợp đồng chính mà nó dẫn chiếu tới. Bởi đây là hai loại thoả thuận có đối tượng pháp lý hoàn toàn khác nhau: Điều khoản trọng tài xác định thủ tục tố tụng sẽ được áp dụng trong trường hợp có tranh chấp phát sinh giữa các bên còn Hợp đồng chính quy định nghĩa vụ và quyền lợi của các bên. Thông thường điều khoản trọng tài có một mức độ độc lập nhất định đối với hợp đồng chính. Điều khoản này không bị tác động bởi những lý do vô hiệu của hợp đồng chính. Nói một cách khác, việc vô hiệu của hợp đồng chính không thể ảnh hưởng tới tiến trình tố tụng bằng trọng tài.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là hợp đồng chính không có ảnh hưởng gì tới điều khoản trọng tài. Có những lý do vô hiệu có tác động tới cả hai thoả thuận trên như vi phạm nguyên tắc tự nguyện khi ký kết hay sự không có năng lực trong ký kết hợp đồng của các bên.
Về mặt pháp lý, Điều 343 Luật dân sự của Rumani (luật được chọn để điều chỉnh hợp đồng) có quy định: "Hiệu lực của điều khoản trọng tài độc lập với hiệu lực của hợp đồng chứa đựng nó".
Thực tế, vấn đề hợp đồng chính trong vụ việc này có hiệu lực hay không cũng còn phải xem xét lại bởi theo thoả thuận mới giữa hai bên (Bị đơn yêu cầu và Nguyên đơn chấp nhận yêu cầu đó), việc giao hàng được tiến hành trước khi thư tín dụng được mở, tức là điều khoản bảo lưu không còn nữa. Tuy nhiên, trong vụ việc này uỷ ban trọng tài chỉ có nhiệm vụ xem xét xem điều khoản trọng tài trong hợp đồng có hiệu lực hay không. Với lập luận rằng "vì thoả thuận trọng tài là một thoả thuận độc lập nên dù hợp đồng chính bị tác động bởi điều khoản bảo lưu, thoả thuận này vẫn không hề bị ảnh hưởng bởi điều khoản bảo lưu nói trên", trọng tài quyết định mình có thẩm quyền giải quyết và bác yêu cầu của Bị đơn.
PHÁN QUYẾT SỐ 2
TRANH CHẤP VỀ CHẤT LƯỢNG CỦA HỆ THỐNG THIẾT BỊ HPA
Các bên:
Nguyên đơn : Người mua Đông Phi
Bị đơn : Người cung cấp Mỹ
Các vấn đề được đề cập:
Hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp quy cách phẩm chất
Trách nhiệm hạn chế thiệt hại trong hợp đồng
Điều khoản giải quyết tranh chấp bằng thương lượng
Tóm tắt vụ việc:
Để phục vụ cho việc vận hành một trạm vệ tinh mặt đất tại Đông Phi, tháng 4 năm 1978, Nguyên đơn, một công ty Đông Phi, đã ký một hợp đồng mua, vận chuyển và lắp đặt một bộ khuyếch đại sóng cực ngắn (sau đây gọi tắt là "HPA") với Bị đơn, một nhà cung cấp Mỹ. Hợp đồng quy định luật áp dụng là luật của bang California và mọi tranh chấp sẽ được giải quyết bằng trọng tài của Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc tế tại Geneva.
Nguyên đơn ký “Bản Chấp Nhận” đối với hệ thống "HPA" tại nhà máy của Bị đơn tại Mỹ vào tháng 6 năm 1979, sau đó tại công trường tại nước Đông Phi.
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, hệ thống "HPA" luôn gặp trục trặc và vào tháng 1 năm 1980, ngừng hoạt động. Kể từ đó, mặc dù hai bên đã vài lần cố gắng sửa chữa tại Đông Phi, hệ thống HPA vẫn không thể hoạt động bình thường.
Nguyên nhân của việc hệ thống HPA liên tục bị hỏng là do việc lắp đặt không đúng thiết bị. Cụ thể, hệ thống cung cấp điện mà HPA yêu cầu không phù hợp với hệ thống điện sẵn có tại hiện trường.
Cuối cùng vào tháng 4 năm 1981, các bên quyết định gửi hệ thống HPA trở lại nhà máy của Bị đơn tại Mỹ. Tháng 5 năm 1981 Bị đơn đề nghị được sửa hệ thống HPA nhưng Nguyên đơn không chấp nhận. Hai bên cũng đã tiến hành thương lượng nhiều lần về việc sửa chữa này nhưng không đạt kết quả. Ngày 25 tháng 11 năm 1981, Nguyên đơn đã huỷ bỏ “Bản Chấp Nhận” hệ thống HPA mà mình đã ký trước đây và mua một hệ thống HPA từ một nhà sản xuất khác để thay thế cho hệ thống HPA của Bị đơn.
Nguyên đơn đã khởi kiện ra trọng tài yêu cầu Bị đơn:
Hoàn lại số tiền đã thanh toán theo hợp đồng,
Bồi thường khoản chênh lệch giữa giá mua của hệ thống HPA cũ và hệ thống HPA thay thế,
Bồi thường những thiệt hại ngẫu nhiên và những thiệt hại nhân quả kéo theo.
Phán quyết của trọng tài:
Vấn đề chủ yếu mà trọng tài cần xác định trong vụ việc này là liệu đây có phải là một trường hợp cung cấp hàng không đúng phẩm chất, qui cách theo hợp đồng hay không.
Nguyên đơn khiếu nại đòi huỷ bỏ Bản Chấp nhận đối với hệ thống HPA, đối tượng của hợp đồng. Lý do Nguyên đơn (người mua) nêu ra là tính không phù hợp của hàng hoá được giao với hàng hoá miêu tả trong hợp đồng.
Uỷ ban trọng tài lập luận như sau:
Theo điều 2608 của Luật Thương Mại California, người mua có thể huỷ bỏ Hợp đồng của mình đối với một lô hàng hay một đơn vị hàng hoá khi lô hàng đó được giao không đúng với quy cách phẩm chất quy định, gây thiệt hại lớn cho người mua trong những trường hợp sau:
- Sự không phù hợp về quy cách phẩm chất đó có thể được khắc phục nhưng lại không được khắc phục một cách hợp lý.
- Người mua đã chấp nhận hàng hoá được giao mà không biết rằng chất lượng và quy cách hàng hoá không phù hợp với hợp đồng do lỗi về chất lượng và quy cách này rất khó phát hiện khi nhận hàng giao hay do người bán đã có bảo đảm trước về chất lượng hàng hoá.
Vấn đề cần làm rõ là liệu việc hệ thống HPA không hoạt động được tại hiện trường có được coi là sự không phù hợp của hệ thống HPA với các quy cách phẩm chất quy định tại hợp đồng hay không. Và ngay cả trong trường hợp không phù hợp với hợp đồng thì liệu đây có phải là một trường hợp được phép huỷ hợp đồng như qui định tại Điều 2608 hay không.
Theo các quy định của hợp đồng, nghĩa vụ hợp đồng của Bị đơn đối với hệ thống HPA không chỉ đơn thuần là bán và giao hàng mà còn phải lắp đặt hệ thống HPA tại hiện trường. Mục A của hợp đồng qui định "Người bán có nghĩa vụ giao, lắp đặt và kiểm tra tại hiện trường bộ khuyếch đại và quản lý, giám sát cũng như đốc thúc công việc cần thực hiện".
Uỷ ban trọng tài cho rằng nghĩa vụ lắp đặt tại hiện trường kéo theo trách nhiệm phải bảo đảm rằng hệ thống HPA sẽ được xây lắp theo đúng quy cách phẩm chất cần thiết phù hợp với điều kiện thực tế tại công trường cho dù điều đó không được quy định cụ thể trong phần B "Quy cách phẩm chất" của hợp đồng. Bởi vậy, vì không thiết kế được hệ thống HPA với những quy cách phẩm chất cần thiết để vận hành được tại hiện trường, Bị đơn đã không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
Một vấn đề nữa là liệu Nguyên đơn có phải chia sẻ trách nhiệm với Bị đơn hay không, vì trong thời gian đàm phán Nguyên đơn đã biết rằng hệ thống HPA phải phù hợp với hệ thống phân phối điện tại hiện trường và như thế mới có thể dễ dàng đáp ứng được mọi quy cách phẩm chất quy định tại phần B của hợp đồng.
Uỷ ban trọng tài thấy không cần thiết phải nghiên cứu vấn đề này, vì trên thực tế, vào tháng 12 năm 1978, cụ thể là trong thời gian thiết kế và xây dựng hệ thống HPA, ngay trước thời điểm chuyển giao, ông B, nhân viên điều hành chịu trách nhiệm về phần sản xuất hệ thống HPA của Bị đơn, đã nhận được thông báo từ một trong các kỹ sư của mình tại hiện trường là tâm điểm được sử dụng là tâm điểm khác với tâm điểm được thiết kế cho hệ thống HPA.
Uỷ ban trọng tài kết luận rằng việc hệ thống HPA không thể vận hành trong các điều kiện thực tế tại hiện trường cấu thành lỗi "không phù hợp" và tạo thành lỗi trong hợp đồng của Bị đơn. Xét trên khía cạnh này, những quy định của điều 2608 của luật thương mại California đã được đáp ứng. Uỷ ban trọng tài cũng cho rằng những điều kiện pháp lý nêu tại điều 2608 của luật thương mại California về huỷ bỏ Chấp nhận cũng được thỏa mãn.
Uỷ ban trọng tài kết luận rằng, Nguyên đơn được quyền huỷ bỏ Chấp nhận hệ thống HPA, được hoàn trả lại tiền đã thanh toán và bồi thường khoản chênh lệch giá do phải mua một hệ thống HPA khác để thay thế. Uỷ ban trọng tài bác yêu cầu của Nguyên đơn về các thiệt hại ngẫu nhiên và nhân quả kéo theo do Nguyên đơn đã không đưa ra được các chứng cứ chứng minh cho các thiệt hại này.
PHÁN QUYẾT SỐ 3
TRANH CHẤP VỀ TÍNH VÔ HIỆU CỦA HỢP ĐỒNG ĐỔI HÀNG
Các bên:
Nguyên đơn : Hai doanh nghiệp Nam Tư
Bị đơn : Một công ty Thụy Sĩ
Các vấn đề được đề cập:
Luật áp dụng đối với Hợp đồng
Tính vô hiệu của hợp đồng: do trái với tập quán, vi phạm chính sách chung
Hậu quả của tính vô hiệu
Tóm tắt vụ việc:
Quan hệ phát sinh từ giao dịch giữa các bên đã được thiết lập thông qua việc đổi hàng hoá xuất khẩu từ Nam Tư để lấy hàng hoá nhập khẩu khác. Thực chất chỉ Hợp đồng nhập khẩu là có thực, còn Hợp đồng xuất khẩu là không có thực vì mục đích của việc thiết lập quan hệ này là nhằm thu được nguồn tài chính cần thiết và thực hiện việc quy đổi ngoại tệ để thanh toán hàng hoá nhập khẩu. Trên thực tế, hàng hoá xuất khẩu đã được giao tại Nam Tư và được thanh toán bằng Franc Thuỵ Sỹ. Các Nguyên đơn (trong đó có một doanh nghiệp đã phá sản) yêu cầu huỷ bỏ giao dịch và đòi bồi thường thiệt hại.
Phán quyết của trọng tài:
1. Luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng giữa các bên:
Theo Nguyên đơn, luật Nam Tư sẽ là luật áp dụng, còn Bị đơn cho rằng luật Thuỵ Sỹ sẽ là luật áp dụng.
Theo đoạn 3 và 5, Điều 13 của Quy tắc Trọng tài Quốc tế ICC, các bên được tự do quyết định luật áp dụng để giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp các bên không có bất kỳ thoả thuận nào về luật áp dụng thì Uỷ ban trọng tài sẽ chỉ định luật áp dụng theo nguyên tắc mà Uỷ ban trọng tài đánh giá là thích hợp. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp Uỷ ban trọng tài phải tính đến các điều khoản của hợp đồng và các tập quán thương mại.
Qui định này cũng được nêu trong Điều VII của Công ước Geneva về Trọng tài Thương mại Quốc tế ký ngày 21 tháng 4 năm 1961 và trong Điều 33 đoạn 1 và 3 Quy tắc Trọng tài Quốc tế UNCITRAL.
Về vấn đề này, hầu hết các học thuyết hiện nay về thẩm quyền của trọng tài và các án lệ trọng tài quốc tế đều thừa nhận rằng trong việc xác định luật áp dụng, Uỷ ban trọng
không ký phát các chứng từ cần thiết để người bán nhận tiền hàng) vào ngày 26/1/1989.
Nguyên đơn thừa nhận rằng đúng là theo Điều V của Các Điều kiện chung của Hợp đồng bảo hiểm, Hợp đồng này ‘chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm thanh toán phí bảo hiểm’. Tuy nhiên, phần Các Điều kiện đặc biệt lại quy định rằng "dù cho ngày có hiệu lực theo qui định tại Các Điều kiện đặc biệt này là ngày nào, việc bảo hiểm chỉ được thực hiện nếu bên được bảo hiểm đã trả phí bảo hiểm. Nếu phí bảo hiểm không được trả, người bảo hiểm có quyền huỷ hợp đồng mà vẫn bảo lưu quyền đòi phí bảo hiểm".
Theo uỷ ban trọng tài, các Nguyên đơn đã rất có lý khi dẫn chiếu đến điều khoản này của Các Điều kiện đặc biệt, bởi vì Hợp đồng bảo hiểm quy định rõ rằng ‘trong trường hợp có sự bất đồng trong cách hiểu’, thì Các Điều kiện đặc biệt sẽ có hiệu lực ưu tiên hơn tất cả các quy định khác của Hợp đồng. Như vậy, Các Điều kiện đặc biệt sẽ là cơ sở để trọng tài xem xét giải quyết bất đồng này của các bên.
Uỷ ban trọng tài thừa nhận đây là một điều khoản không mấy rõ ràng. Tuy nhiên điều khoản này không thể được hiểu là cho phép người được bảo hiểm chỉ trả tiền phí bảo hiểm sau khi đã xảy ra sự kiện được bảo hiểm; điều khoản này chỉ có thể được hiểu một cách thiện chí và trung thực, phù hợp với ý chí của các bên, là có thể trả phí bảo hiểm sau ngày hợp đồng có hiệu lực, tức là sau ngày 10 tháng 11 năm 1988, thời điểm bắt đầu thời hạn bảo hiểm, nhưng phải trước ngày xảy ra sự kiện được bảo hiểm. Bản chất của hợp đồng bảo hiểm là tính không thể đoán trước. Điều này cũng được Nguyên đơn thừa nhận. Nếu các Nguyên đơn được phép thanh toán phí bảo hiểm sau khi sự kiện được bảo hiểm đã xảy ra thì rõ ràng là hợp đồng bảo hiểm mất đi tính chất "không thể đoán trước được" này.
Do vậy, trọng tài cho rằng : phí bảo hiểm được thanh toán vào ngày 7/2/1989, sau khi thời hạn 2 tháng để người mua ký phát các chứng từ lấy hàng đã kết thúc (vào ngày 25/1/1989), tức là sau thời điểm xuất hiện sự kiện được bảo hiểm, do đó Bị đơn không có nghĩa vụ thực hiện việc bảo hiểm, và khiếu kiện của các Nguyên đơn là không có căn cứ.
4. Về trách nhiệm nộp phí trọng tài:
Khi đơn kiện bị bác thì phí trọng tài và các phí khác đương nhiên sẽ do các nguyên đơn trả. Tuy nhiên, việc Y đang trong giai đoạn tiền phá sản đặt ra một vấn đề đặc biệt mà trọng tài xử lý như sau :
Các Nguyên đơn hoàn toàn không có cơ sở khởi kiện yêu cầu Bị đơn thanh toán tiền bảo hiểm, do đó, phải chịu trách nhiệm trả toàn bộ phí trọng tài. Tuy nhiên, vì Nguyên đơn Y đang trong giai đoạn tiến hành thủ tục phá sản nên uỷ ban trọng tài không thể buộc các Nguyên đơn trả các phí xét xử (Phán quyết của Toà Dân sự Toà Phá án ngày 8 tháng 3 năm 1988 trong vụ Công ty Thinet kiện Labrely, Tạp chí Trọng tài năm 1989, trang 473).
Do đó, uỷ ban trọng tài quyết định các Nguyên đơn (X và Y) phải chịu trách nhiệm chung và liên đới đối với toàn bộ phí trọng tài nhưng không ra quyết định buộc các Nguyên đơn phải trả ngay khoản phí này.
ý kiến bảo lưu:
1. Về quyền khởi kiện của Công ty Y:
Đây là một trường hợp ít gặp trong thực tiễn xét xử: trong số hai nguyên đơn, một người hành động với tư cách là nguyên đơn phụ trợ trong khi nguyên đơn chính lại đưa ra một khiếu kiện hoàn toàn không có cơ sở.
Thực tế trong vụ việc này, chính Công ty Y và Ngân hàng X cũng lưỡng lự về quyền khởi kiện đòi người bảo hiểm thanh toán tiền bảo hiểm mà hai chủ thể này tin là họ có quyền được hưởng sau khi người mua không thanh toán tiền hàng.
Ngân hàng, người được bảo hiểm và người bảo hiểm trên thực tế đều nhất trí rằng trong trường hợp có sự cố, tiền bồi thường sẽ được trả trực tiếp cho ngân hàng. Điều này thể hiện sự cẩn trọng hợp lý của bên cấp tài chính, người đã ứng trước số tiền mà bên mua phải trả cho bên bán. Qui định này thường đi đôi với việc chuyển cho ngân hàng quyền thụ hưởng đối với tín dụng chứng từ mà người mua phát hành để thanh toán tiền hàng. Nhưng, trong một trường hợp như thế này, việc chuyển dịch đó có dẫn tới việc chuyển dịch luôn quyền khởi kiện không ? Liệu đây có thể được coi là một hình thức thế quyền (tương đối hay tuyệt đối), một trường hợp ký kết hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba hay một uỷ nhiệm thanh toán (giữa Y và X) như qui định tại Điều 1277 Bộ luật Dân sự Pháp không?
Do còn phân vân về điều này nên ngân hàng và người được bảo hiểm đã cùng khởi kiện, để cho trọng tài quyết định xem việc khởi kiện của ai là hợp lý, đơn kiện của ngân hàng với tư cách là bên khởi kiện chính hay đơn của người Công ty Y với tư cách là bên khởi kiện phụ trợ. Trọng tài rõ ràng đã chọn phương án đầu tiên, bởi vì họ cho rằng giữa người được bảo hiểm và người bảo hiểm không còn mối quan hệ hợp đồng nữa.
Cách giải quyết này của uỷ ban trọng tài gây nhiều tranh cãi bởi việc ký kết một hợp đồng bảo hiểm cho bên thứ ba hưởng lợi vốn được coi như là một hình thức ký kết hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba (Xem H.L. và J. Mazeaud, F. Chabas Giáo trình Luật dân sự, Tập 2: Nghĩa vụ, trang 907), tức là người ký hợp đồng bảo hiểm vẫn được coi là một bên trong hợp đồng dù không được nhận tiền bảo hiểm, và do đó người ký bảo hiểm vẫn có quyền kiện người bảo hiểm nếu có tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm. Nhưng đúng là sự khác nhau giữa hình thức thế quyền và ký hợp đồng vì quyền lợi của người thứ ba là rất nhỏ, thế quyền tồn tại khi "khi bên thứ ba tham gia vào việc ký kết hợp đồng vì lợi ích của mình và chấp nhận việc hưởng lợi bắt đầu từ thời điểm ký kết đó" (Giáo trình luật Dân sự đã dẫn, trang 1270). Điều này đã xảy ra trong vụ việc đang xét bởi chính ngân hàng đã tham gia vào việc ký kết hợp đồng bảo hiểm cùng với công ty Y và hãng bảo hiểm Z đồng thời cam kết sẽ tự mình trả phí bảo hiểm. Do đó, người được bảo hiểm ban đầu đã mất hoàn toàn mọi quyền khởi kiện đối với người bảo hiểm.
2. Hợp đồng bảo hiểm thông thường hay Bảo hiểm tín dụng?
Trong khoản 3, Điều L.111-1 của Bộ luật Bảo hiểm có quy định rằng ba đề mục đầu tiên của quyển I Bộ luật Bảo hiểm, liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, không áp dụng cho các giao dịch về bảo hiểm tín dụng.
Để quyết định rằng hợp đồng bảo hiểm đang xem xét này không phải là một hợp đồng bảo hiểm tín dụng, trong khi nó rất giống như vậy, trọng tài đã phải tiến hành hai bước:
Thứ nhất, xác định xem luật nào trong bản thân hệ thống pháp luật nội địa của Pháp có thể áp dụng cho hợp đồng đang xét (điều này có vẻ hơi lạ vì thông thường việc lựa chọn luật áp dụng chỉ được tiến hành khi có xung đột pháp luật giữa hai hay nhiều nước). Trọng tài đã quyết định rằng bản hợp đồng này được điều chỉnh bởi Bộ luật Bảo hiểm bởi vì các bên muốn như vậy chứ không xác định bản chất của hợp đồng trên cơ sở các đặc điểm của hoạt động bảo hiểm mà các bên thoả thuận. Mong muốn này của các bên được thể hiện thông qua việc dẫn chiếu đến hai điều khoản của Bộ luật Bảo hiểm trong bản hỏi đáp mẫu và là một bộ phận không tách rời của hợp đồng bảo hiểm, hoàn toàn giống như từ việc một số điều khoản của Bộ luật dân sự Pháp được nêu lên trong một bản hợp đồng quốc tế, một trọng tài có thể suy đoán là các bên muốn dùng luật của Pháp để điều chỉnh hợp đồng đó. Việc làm này của trọng tài nhằm xác định ý chí của các bên là hoàn toàn đúng đắn, nhưng liệu trong một hệ thống pháp luật nội địa các bên vẫn có quyền tự do lựa chọn áp dụng luật này hay luật khác để áp dụng cho hợp đồng của mình giống như trong một hợp đồng quốc tế không? Trong hệ thống pháp luật nội địa, quan hệ hợp đồng do các bên thiết lập phải tuân thủ các qui phạm bắt buộc không phụ thuộc vào việc xác định bản chất của quan hệ đó. Vì vậy, việc các bên tự thoả thuận trước với nhau về bản chất của quan hệ hợp đồng phải hết sức thận trọng. Tuy nhiên, trong phán quyết này, các trọng tài lại cho điều này là thứ yếu và từ việc phân tích hợp đồng bảo hiểm bị tranh chấp, uỷ ban trọng tài đã đi đến kết luận rằng đây không phải là một bảo hiểm tín dụng. Quan niệm về hợp đồng tín dụng của trọng tài theo đó bảo hiểm tín dụng chỉ giới hạn ở các hợp đồng bảo hiểm khi người phải thanh toán nợ mất khả năng thanh toán có vẻ là quá hẹp. Trong vụ việc này uỷ ban trọng tài đã đi đến kết luận rằng hợp đồng phải được điều chỉnh bởi Bộ luật bảo hiểm Pháp. Nhưng liệu kết luận này của trọng tài có cần thiết không khi thực ra một hợp đồng bảo hiểm tín dụng vẫn có thể thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Bảo hiểm Pháp, hay chính xác hơn là một phần của Bộ luật này (trừ phần không áp dụng cho bảo hiểm tín dụng).
3. Về tính không thể đoán trước của hợp đồng bảo hiểm:
Trọng tài khẳng định chắc chắn rằng hợp đồng bảo hiểm là một hợp đồng không thể đoán trước được (việc thực hiện bảo hiểm phụ thuộc vào sự xuất hiện của sự kiện được bảo hiểm). Tuy nhiên tính chất này không phải là tuyệt đối, ít nhất là từ phía người bảo hiểm bởi khi nhận bảo hiểm người bảo hiểm phải có những số liệu thống kê và những tính toán về xác suất xảy ra sự cố làm căn cứ để tính phí bảo hiểm (CF. J. Carbonnier, Luật dân sự, T.4, số 11, trang 38).
Tuy vậy, nếu so với các loại hợp đồng khác thì rõ ràng là trong hợp đồng bảo hiểm, yếu tố ngẫu nhiên có vai trò quan trọng và do đó tính không thể đoán trước vẫn được coi là một đặc tính của loại hợp đồng này. Vì thế quan điểm cho rằng người thụ hưởng bảo hiểm có thể làm cho hợp đồng có hiệu lực sau khi xảy ra sự kiện được bảo hiểm bằng cách thanh toán phí bảo hiểm là không thể chấp nhận được. Trong trường hợp này, yếu tố ngẫu nhiên không còn tồn tại đối với người được bảo hiểm cũng như đối với người bảo hiểm.
4. Về quyết định liên quan đến việc nộp phí trọng tài:
Khi một bên tham gia vụ kiện mà đang trong giai đoạn tiến hành các thủ tục phá sản, bên đó không thể bị các trọng tài buộc thanh toán một khoản tiền. Như P. Ancel đã nhấn mạnh trong phần nhận định của mình tại bản án của Toà Phá án ngày 8 tháng 3 năm 1988 (Tài liệu đã dẫn, trang 473) và được uỷ ban trọng tài nhắc lại trong phán quyết của mình, khi một bên đương sự đang trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản, quyết định của trọng tài về một khoản nợ đối với bên đó (trong vụ việc này là khoản phí trọng tài) chỉ có thể quyết định trên nguyên tắc và xác định về mức tiền, chứ không bắt buộc phải thanh toán. Toà Phá án trên thực tế đã cho rằng nguyên tắc về việc hoãn các khoản truy nợ đối với cá nhân do phá sản không chỉ là trật tự công cộng quốc gia mà còn là một nguyên tắc của trật tự công cộng quốc tế. Do đó, có thể nói cách giải quyết của các trọng tài viên trong trường hợp này là hoàn toàn đúng về mặt nguyên tắc. Tuy nhiên, điểm khác biệt trong quyết định này là ở chỗ trọng tài đã quyết định rằng phí trọng tài sẽ thuộc trách nhiệm chung và liên đới giữa công ty Y và Ngân hàng X và không quyết định về việc phải thanh toán phí này vì có vấn đề thủ tục phá sản. Quyết định này của trọng tài cũng gây tranh cãi bởi trong số hai nguyên đơn, Ngân hàng X không ở trong tình trạng phá sản, như vậy liệu việc Ngân hàng X cũng được đối xử như Công ty Y có phải là công bằng không?
PHÁN QUYẾT SỐ 49
TRANH CHẤP TRONG LIÊN DOANH
Các bên:
Nguyên đơn : Một công ty Trung Quốc
Bị đơn : Một công ty Pháp
Các vấn đề được đề cập:
- Thành lập một phòng ban trong Liên doanh
- Hành động của Chủ tịch Hội đồng quản trị mà không có sự nhất trí của toàn bộ thành viên Hội đồng quản trị
- Thiệt hại
Tóm tắt vụ việc:
Ngày 16 tháng 5 năm 1992, Nguyên đơn, Bị đơn và hai bên khác ký hợp đồng Liên doanh thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Thượng Hải chuyên sản xuất quần áo. Văn bản chấp thuận thành lập Liên doanh được ban hành ngày 21 tháng 5 năm 1992 và giấy phép kinh doanh được cấp ngày 2 tháng 6 năm 1992. Ngày 25 tháng 8 năm 1992, Liên doanh bắt đầu hoạt động.
Ngày 15 tháng 10 năm 1992, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Liên doanh, một thành viên Hội đồng quản trị do Bị đơn chỉ định và một số người khác đến Phòng kinh doanh của Liên doanh lấy đi giắc cắm điện thoại và tuyên bố Liên doanh ngừng hoạt động để tiến hành một số điều chỉnh. Họ cũng niêm phong két an toàn và ba ngăn kéo bên trái bàn làm việc của nhân viên phụ trách tài chính, giữ chìa khoá ô tô của Liên doanh và bằng lái xe của người lái xe. Sáng ngày 16 tháng 10 năm 1992, Chủ tịch Hội đồng quản trị cử thay mặt đến ngân hàng để đóng tài khoản của Liên doanh nhưng đã bị ngân hàng từ chối. Ngày hôm sau, tài khoản của Liên doanh ở Chi nhánh Thượng Hải - Ngân hàng Đầu tư Trung Quốc đã bị đóng. Vì vậy, mọi hoạt động của Liên doanh bị ngừng lại.
Nguyên đơn kiện Bị đơn vi phạm hợp đồng và gây thiệt hại 960.000 Nhân dân tệ cho Liên doanh. Theo Điều 43 của Hợp đồng Liên doanh, bất kỳ bên nào cản trở việc thực hiện các điều khoản hợp đồng và các phụ lục kèm theo sẽ bị coi là vi phạm hợp đồng. Điều 54 của Điều lệ Liên doanh quy định Nguyên đơn được hưởng lợi nhuận từ hoạt động của liên doanh theo tỷ lệ đóng góp vào vốn điều lệ của Liên doanh, tức 15% lãi thu được của Liên doanh. Vì vậy, hành vi của Bị đơn gây thiệt hại cho Nguyên đơn 144.000 Nhân dân tệ và Nguyên đơn đã kiện Bị đơn ra Văn phòng Thượng Hải của Uỷ ban trọng tài thương mại và kinh tế quốc tế Trung Quốc (CIETAC) theo Điều 46 của Hợp đồng Liên doanh yêu cầu:
1. Bị đơn phải bồi thường cho Nguyên đơn 144.000 Nhân dân tệ.
2. Phí trọng tài do Bị đơn chịu.
3. Bị đơn phải trả 3.700 Nhân dân tệ chi phí pháp lý.
Bị đơn lập luận rằng Phòng kinh doanh của Liên doanh thực tế đã được Tổng giám đốc và một thành viên Hội đồng quản trị thành lập một cách bất hợp pháp. Tổng giám đốc và thành viên Hội đồng quản trị đó đều do Nguyên đơn chỉ định. Việc thành lập Phòng kinh doanh không chỉ vi phạm Hợp đồng Liên doanh, Điều lệ Liên doanh mà còn vi phạm các bộ luật và quy định thương mại và công nghiệp của Trung Quốc. Hơn nữa, hành động của Chủ tịch Hội đồng quản trị Liên doanh (do chính Nguyên đơn chỉ định) vào ngày 15 tháng 10 năm 1992 và những ngày sau đó không phải chỉ là hành động đơn phương của Bị đơn. Hành động này được tiến hành theo quyết định chung của năm thành viên Hội đồng quản trị trên cơ sở yêu cầu khẩn cấp của hơn 1/3 số thành viên Hội đồng quản trị. Quyết định này của các thành viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Liên doanh (tất cả những người này đều do Bị đơn chỉ định) được đưa ra do họ đã bị mua chuộc và vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ được giao. Những hành vi này của họ gây tổn thất cho Liên doanh nhưng đã được thực hiện và được Hội đồng quản trị phê chuẩn sau đó bằng quyết định ngày 21 tháng 10 năm 1992.
Phán quyết của trọng tài:
1. Phòng kinh doanh của Liên doanh là một bộ phận nội tại chứ không phải là một chi nhánh của Liên doanh. Theo Quy định về quản lý thương mại và công nghiệp và ý kiến của Sở thương mại và công nghiệp Thượng Hải, không cần thẩm tra, phê chuẩn và cũng không cần đăng ký với sở thương mại và công nghiệp địa phương khi thành lập một phòng ban của Liên doanh.
2. Hành động của Chủ tịch Hội đồng quản trị do Nguyên đơn chỉ định vào ngày 15 tháng 10 năm 1992 và những ngày sau đó không được toàn bộ hội đồng quản trị thông qua, mà chỉ được sự đồng ý của một số thành viên hội đồng quản trị. Sau đó, hành động này đã được thông qua bằng một nghị quyết của Hội đồng quản trị vào ngày 21 tháng 10 năm 1992 nhưng chỉ có một vài thành viên Hội đồng quản trị tham gia cuộc họp. Vì hành động đã không được toàn bộ thành viên Hội đồng quản trị thông qua nên nó hoàn toàn trái với các điều khoản trong Hợp đồng Liên doanh và Điều lệ Liên doanh.
3. Trong thời gian từ 28 tháng 8 năm 1992 (khi Liên doanh bắt đầu hoạt đồng) cho đến ngày bắt đầu tố tụng trọng tài, Liên doanh không chính thức sản xuất hay ký kết hợp đồng với bất kỳ khách hàng nào. Vì vậy, yêu cầu của Nguyên đơn đòi bồi thường 144.000 Nhân dân tệ không có đủ chứng cứ và đã bị Uỷ ban trọng tài bác.
4. Xét thấy cả Nguyên đơn và Bị đơn đều không yêu cầu huỷ Hợp đồng Liên doanh, Uỷ ban trọng tài đề nghị cả Nguyên đơn và Bị đơn và hai bên kia tuân thủ các điều khoản của Hợp đồng Liên doanh và Điều lệ Liên doanh, Luật Liên doanh với nước ngoài của Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Quy định về việc thi hành Luật Liên doanh với nước ngoài của Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, tất cả các vấn đề của Liên doanh phải được xem xét và quyết định bởi Hội đồng quản trị Liên doanh. Nếu tranh chấp phát sinh thì phải báo cáo cho cơ quan chính phủ có liên quan hay giải quyết thông qua tư vấn hay hoà giải của bên thứ ba.
5. Phí trọng tài sẽ do cả Nguyên đơn và Bị đơn trả. Nguyên đơn trả 35% phí trọng tài và phần còn lại do Bị đơn trả.
6. Các loại chi phí pháp lý của Nguyên đơn sẽ do Nguyên đơn tự trả.
Phán quyết:
1. Bác khiếu kiện của Nguyên đơn đòi Bị đơn bồi thường 144.000 Nhân dân tệ.
2. Phí trọng tài do cả Nguyên đơn và Bị đơn trả. Nguyên đơn trả 35% phí trọng tài và phần còn lại do Bị đơn trả.
3. Bác khiếu kiện của Nguyên đơn đòi Bị đơn thanh toán về phí pháp lý.
Phán quyết này có giá trị chung thẩm.
PHÁN QUYẾT SỐ 50
TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN TƯ PHÁP HAY CÔNG PHÁP LÀM LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG
Các bên:
Nguyên đơn : Người bán Italia
Bị đơn : Người mua Hàn Quốc
Các vấn đề được đề cập:
Luật công quốc gia (public national law) và giá trị pháp lý của hợp đồng
Luật điều chỉnh hợp đồng
Quy tắc cạnh tranh của Cộng đồng châu Âu
Tóm tắt vụ việc:
Tranh chấp phát sinh sau khi "Hợp đồng cung cấp và mua hàng" có hiệu lực vào ngày 11 tháng 11 năm 1976. Thủ tục tố tụng trọng tài được tiến hành tại Toà án trọng tài ICC và Toà án này đã phê chuẩn việc chỉ định trọng tài viên duy nhất ở Hague.
Phán quyết này giải quyết hai vấn đề: sự thừa kế của Người bán Italia đối với các quyền và nghĩa vụ của một công ty đã sáp nhập với Người bán Italia và điều này đã được Bị đơn thừa nhận; yêu cầu của Người mua Hàn Quốc đề nghị uỷ ban trọng tài ra phán quyết tạm thời tuyên bố huỷ bỏ Hợp đồng năm 1976 do hợp đồng này không thể thực hiện được trên cơ sở luật công Hàn Quốc (Luật chống độc quyền, Luật giá cả và Luật thương mại công bằng).
Uỷ ban trọng tài cho rằng trong tố tụng trọng tài, công ty Italia là người thừa kế hợp pháp của công ty đã sáp nhập với nó và rằng Hợp đồng ngày 11 tháng 11 năm 1976 được điều chỉnh bởi luật tư pháp Hàn Quốc. Uỷ ban trọng tài đã bác yêu cầu tuyên bố Hợp đồng không thể thực hiện được và quyết định tiếp tục tố tụng trọng tài.
Phán quyết của trọng tài:
1. Về khả năng áp dụng luật công pháp của Hàn Quốc cho việc thực hiện hợp đồng
Uỷ ban trọng tài tiến hành phân biệt giữa luật tư điều chỉnh Hợp đồng và các quy tắc khác của luật công có thể áp dụng cho Hợp đồng. Các bên thừa nhận Hợp đồng chủ yếu được thực hiện trên lãnh thổ Hàn Quốc. Vì vậy, cho dù luật tư pháp của bất cứ quốc gia nào điều chỉnh Hợp đồng, Hợp đồng vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của luật công Hàn Quốc. Do đó, Uỷ ban trọng tài phải xác định liệu luật Hàn Quốc như Bị đơn đã viện dẫn có áp dụng cho Hợp đồng không, cho dù luật này không điều chỉnh Hợp đồng.
Tuy nhiên, trong vụ này, luật công quốc gia như Nguyên đơn viện dẫn (Luật chống độc quyền, Luật giá cả, Luật thương mại công bằng) về bản chất là các quy tắc chung. Thông thường, việc áp dụng các quy tắc này phải trên cơ sở chính sách của nhà nước. Vì vậy, Uỷ ban trọng tài không thể tự do áp dụng công pháp Hàn Quốc như yêu cầu của Bị đơn nếu việc áp dụng này đòi hỏi trọng tài phải đánh giá, giải thích các chính sách của Nhà nước.
Mặt khác, Uỷ ban trọng tài được quyền áp dụng luật công pháp quốc gia chừng nào Uỷ ban trọng tài thấy rằng trong vụ kiện này, theo như thực tiễn tư pháp đã được công bố của các toà án quốc gia có thẩm quyền và/hay các chính sách đã được ban hành và công bố của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì các bộ luật mà Uỷ ban trọng tài đang xem xét đều bị coi là vô hiệu và không thể thực hiện được do bị công pháp của các quốc gia có liên quan cấm.
Do vậy, bên tham gia tố tụng trọng tài muốn áp dụng luật công pháp quốc gia phải chứng minh công pháp quốc gia thực sự có thể áp dụng được trong vụ kiện này và nếu áp dụng thì ở mức độ nào.
Bởi Bị đơn không cung cấp đủ chứng cứ về tình hình thị trường Hàn Quốc và vị trí của Nguyên đơn ở thị trường đó, Uỷ ban trọng tài cho rằng vào thời điểm đó, Nguyên đơn không thể giữ vị trí chi phối thị trường để có thể lạm dụng thị phần của mình, và bí quyết kỹ thuật liên quan tới sản xuất một loại sản phẩm và việc cung cấp nguyên liệu thô để sản xuất sản phẩm đó không phải là hai mục độc lập dẫn đến quy định hạn chế hoạt động của các bên ký kết hợp đồng trong Điều 4 của bản Thông báo nói trên.
Vì vậy, quan điểm của Uỷ ban trọng tài là Bị đơn không chứng minh được Điều 1 và Điều 2 của Hợp đồng có các điều khoản hạn chế hoạt động của các bên ký kết hợp đồng bị cấm bởi luật công pháp Hàn Quốc.
Bị đơn cũng viện dẫn Đạo luật thương mại công bằng và chống độc quyền Hàn Quốc năm 1980, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4 năm 1981. Theo quan điểm của Bị đơn, đạo luật này cũng áp dụng cho Hợp đồng. Tuy nhiên, trên thực tế Bị đơn đã huỷ Hợp đồng vào ngày 19 tháng 5 năm 1980 hay ngày 25 tháng 11 năm 1980.
Do Bị đơn đã không chỉ ra được rằng Đạo luật mới có hiệu lực hồi tố và Hợp đồng mặc dù bị huỷ vào năm 1980, nhưng vẫn có hiệu lực sau ngày 31 tháng 3 năm 1981, Uỷ ban trọng tài cho rằng Đạo luật mới của Hàn Quốc không liên quan tới vụ kiện này.
Trên cơ sở các văn bản đệ trình của hai bên, các cuộc thảo luận trong các phiên xét xử và các câu trả lời của Bị đơn đối với các câu hỏi về đối tượng của công pháp Hàn Quốc mà Uỷ ban trọng tài đưa ra, Uỷ ban trọng tài không chấp nhận áp dụng luật công pháp Hàn Quốc cho Hợp đồng.
2. Về việc áp dụng Điều 85 của Hiệp ước Rôma:
Cũng như công pháp quốc gia, các quy tắc cạnh tranh (Điều 85) của Hiệp ước Rôme là các quy tắc chung và là một phần chính sách chung của Cộng đồng châu Âu. Vì việc áp dụng các quy tắc về cạnh tranh của Hiệp ước Rôme có liên quan tới vụ kiện, Uỷ ban trọng tài phải xem xét kỹ vấn đề này.
Từ thực tiễn tư pháp của Toà án Cộng đồng châu Âu, Điều 85 hoàn toàn có thể áp dụng trực tiếp đối với công dân của các quốc gia thành viên (tức là công dân của các quốc gia thanh viên có quyền căn cứ vào điều khoản này để yêu cầu tòa án quốc gia của họ để bảo vệ quyền lợi). Theo đoạn 2 Điều 85 của Hiệp ước, tất cả thoả thuận được ký kết vi phạm Điều 85 của Hiệp ước đều bị cấm và sẽ tự động vô hiệu.
Nếu Uỷ ban trọng tài thấy rằng toàn bộ hay một phần Hợp đồng đang xem xét vi phạm Điều 85 của Hiệp ước Rôme, thì một số điều khoản của hợp đồng hay toàn bộ hợp đồng sẽ bị coi là vô hiệu và không có giá trị thi hành.
Vì vậy, Uỷ ban trọng tài phải xem xét liệu Hợp đồng có bị cấm theo đoạn 1 Điều 85 của Hiệp ước Rôme không.
Theo các quyết định của Toà án tư pháp Cộng đồng châu Âu liên quan tới Điều 85 Hiệp ước Rôme, qui định cấm trong Điều này chỉ áp dụng cho các hợp đồng, thoả thuận được ký kết nhằm mục đích tạo ra sự ngăn cản, hạn chế hay bóp méo cạnh tranh ở thị trường chung Cộng đồng châu Âu và có thể ảnh hưởng tới thương mại giữa các quốc gia thành viên của Cộng đồng châu Âu.
Bởi đây là Hợp đồng giữa một công ty Italia và một công ty Hàn Quốc và chủ yếu được thực hiện ở Hàn Quốc, Uỷ ban trọng tài cho rằng Hợp đồng không thể ảnh hưởng tới thương mại giữa các quốc gia thành viên Cộng đồng châu Âu và Hợp đồng, đặc biệt là điều 2, không có mục đích tạo ra sự ngăn cản, hạn chế hay bóp méo cạnh tranh ở thị trường chung Cộng đồng châu Âu. Vì vậy, Uỷ ban trọng tài không chấp nhận áp dụng Điều 85 Hiệp ước Rôme cho Hợp đồng.
3. Về luật điều chỉnh hợp đồng:
Hợp đồng đã được thực hiện cả ở Italia và Hàn Quốc. Vào thời điểm ký kết Hợp đồng, các bên không nói rõ luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng của họ. Vì các bên không lựa chọn luật điều chỉnh cũng như không thoả thuận về các nhân tố để xác định luật điều chỉnh hợp đồng nên trong tài quyết định việc xác định luật áp dụng cần dựa trên "trung tâm" của hợp đồng.
Mặc dù tên của Hợp đồng là Hợp đồng cung cấp và mua hàng, Hợp đồng này không chỉ đơn thuần là một hợp đồng cung cấp và mua hàng. Nguyên đơn đã trao cho Bị đơn quyền độc quyền sử dụng các bí quyết kỹ thuật liên quan đến sản xuất một loại sản phẩm ở Hàn Quốc. Bị đơn mua của Nguyên đơn nguyên liệu thô để sản xuất sản phẩm đó ở Hàn Quốc.
Xem xét các nhân tố đặc biệt này của Hợp đồng, Uỷ ban trọng tài thấy Hợp đồng chủ yếu thực hiện ở Hàn Quốc và có "trung tâm" ở Hàn Quốc. Do đó, luật tư pháp Hàn Quốc sẽ là luật điều chỉnh hợp đồng.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN
TÍNH ĐỘC LẬP CỦA ĐIỀU KHOẢN TRỌNG TÀI
Các bên:
Nguyên đơn : Người bán Đức
Bị đơn : Người mua Rumani
Các vấn đề được đề cập:
Điều khoản trọng tài
Ảnh hưởng của điều khoản bảo lưu tới hiệu lực của hợp đồng và của điều khoản trọng tài
Tóm tắt vụ việc:
HỢP TÁC LÀM PHIM
Nguyên đơn và Bị đơn đã ký một Thoả thuận (hợp đồng) trong đó có chứa một điều khoản bảo lưu với nội dung như sau "Thoả thuận này sẽ có giá trị sau khi thư tín dụng được mở".
Bị đơn, sau khi có được bảo lãnh của Chính phủ để mở thư tín dụng, đã yêu cầu Nguyên đơn giao hàng ngay trước khi thư tín dụng được mở. Nguyên đơn đã thực hiện việc giao hàng theo yêu cầu này của Bị đơn.
Sau khi đã thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ trong hợp đồng mà chỉ được thanh toán một phần tiền hàng, Nguyên đơn đã khởi kiện ra trọng tài yêu cầu Bị đơn thanh toán nốt số tiền còn lại.
Bị đơn không chấp nhận thẩm quyền của trọng tài với lập luận rằng vì điều khoản bảo lưu (việc mở thư tín dụng) đã không được thực hiện nên hợp đồng coi như chưa có hiệu lực và điều khoản trọng tài, vì thế, cũng không có hiệu lực.
Phán quyết của trọng tài:
Vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất trong vụ kiện này là khi điều kiện bảo lưu quy định trong hợp đồng chính không được thoả mãn, hợp đồng trở nên vô hiệu thì sự vô hiệu của hợp đồng có kéo theo sự vô hiệu của điều khoản trọng tài hay không.
Trên thực tế thoả thuận về trọng tài thông thường được thể hiện đơn giản dưới hình thức một điều khoản trọng tài và đưa vào hợp đồng thương mại (như hợp đồng mua bán hàng hoá, mua bán bản quyền, vận chuyển...). Thực tế, điều khoản trọng tài có thể được hiểu là "một hợp đồng trong một hợp đồng".
Chúng ta không nên lẫn lộn điều khoản trọng tài với hợp đồng chính mà nó dẫn chiếu tới. Bởi đây là hai loại thoả thuận có đối tượng pháp lý hoàn toàn khác nhau: Điều khoản trọng tài xác định thủ tục tố tụng sẽ được áp dụng trong trường hợp có tranh chấp phát sinh giữa các bên còn Hợp đồng chính quy định nghĩa vụ và quyền lợi của các bên. Thông thường điều khoản trọng tài có một mức độ độc lập nhất định đối với hợp đồng chính. Điều khoản này không bị tác động bởi những lý do vô hiệu của hợp đồng chính. Nói một cách khác, việc vô hiệu của hợp đồng chính không thể ảnh hưởng tới tiến trình tố tụng bằng trọng tài.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là hợp đồng chính không có ảnh hưởng gì tới điều khoản trọng tài. Có những lý do vô hiệu có tác động tới cả hai thoả thuận trên như vi phạm nguyên tắc tự nguyện khi ký kết hay sự không có năng lực trong ký kết hợp đồng của các bên.
Về mặt pháp lý, Điều 343 Luật dân sự của Rumani (luật được chọn để điều chỉnh hợp đồng) có quy định: "Hiệu lực của điều khoản trọng tài độc lập với hiệu lực của hợp đồng chứa đựng nó".
Thực tế, vấn đề hợp đồng chính trong vụ việc này có hiệu lực hay không cũng còn phải xem xét lại bởi theo thoả thuận mới giữa hai bên (Bị đơn yêu cầu và Nguyên đơn chấp nhận yêu cầu đó), việc giao hàng được tiến hành trước khi thư tín dụng được mở, tức là điều khoản bảo lưu không còn nữa. Tuy nhiên, trong vụ việc này uỷ ban trọng tài chỉ có nhiệm vụ xem xét xem điều khoản trọng tài trong hợp đồng có hiệu lực hay không. Với lập luận rằng "vì thoả thuận trọng tài là một thoả thuận độc lập nên dù hợp đồng chính bị tác động bởi điều khoản bảo lưu, thoả thuận này vẫn không hề bị ảnh hưởng bởi điều khoản bảo lưu nói trên", trọng tài quyết định mình có thẩm quyền giải quyết và bác yêu cầu của Bị đơn.
PHÁN QUYẾT SỐ 2
TRANH CHẤP VỀ CHẤT LƯỢNG CỦA HỆ THỐNG THIẾT BỊ HPA
Các bên:
Nguyên đơn : Người mua Đông Phi
Bị đơn : Người cung cấp Mỹ
Các vấn đề được đề cập:
Hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp quy cách phẩm chất
Trách nhiệm hạn chế thiệt hại trong hợp đồng
Điều khoản giải quyết tranh chấp bằng thương lượng
Tóm tắt vụ việc:
Để phục vụ cho việc vận hành một trạm vệ tinh mặt đất tại Đông Phi, tháng 4 năm 1978, Nguyên đơn, một công ty Đông Phi, đã ký một hợp đồng mua, vận chuyển và lắp đặt một bộ khuyếch đại sóng cực ngắn (sau đây gọi tắt là "HPA") với Bị đơn, một nhà cung cấp Mỹ. Hợp đồng quy định luật áp dụng là luật của bang California và mọi tranh chấp sẽ được giải quyết bằng trọng tài của Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc tế tại Geneva.
Nguyên đơn ký “Bản Chấp Nhận” đối với hệ thống "HPA" tại nhà máy của Bị đơn tại Mỹ vào tháng 6 năm 1979, sau đó tại công trường tại nước Đông Phi.
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, hệ thống "HPA" luôn gặp trục trặc và vào tháng 1 năm 1980, ngừng hoạt động. Kể từ đó, mặc dù hai bên đã vài lần cố gắng sửa chữa tại Đông Phi, hệ thống HPA vẫn không thể hoạt động bình thường.
Nguyên nhân của việc hệ thống HPA liên tục bị hỏng là do việc lắp đặt không đúng thiết bị. Cụ thể, hệ thống cung cấp điện mà HPA yêu cầu không phù hợp với hệ thống điện sẵn có tại hiện trường.
Cuối cùng vào tháng 4 năm 1981, các bên quyết định gửi hệ thống HPA trở lại nhà máy của Bị đơn tại Mỹ. Tháng 5 năm 1981 Bị đơn đề nghị được sửa hệ thống HPA nhưng Nguyên đơn không chấp nhận. Hai bên cũng đã tiến hành thương lượng nhiều lần về việc sửa chữa này nhưng không đạt kết quả. Ngày 25 tháng 11 năm 1981, Nguyên đơn đã huỷ bỏ “Bản Chấp Nhận” hệ thống HPA mà mình đã ký trước đây và mua một hệ thống HPA từ một nhà sản xuất khác để thay thế cho hệ thống HPA của Bị đơn.
Nguyên đơn đã khởi kiện ra trọng tài yêu cầu Bị đơn:
Hoàn lại số tiền đã thanh toán theo hợp đồng,
Bồi thường khoản chênh lệch giữa giá mua của hệ thống HPA cũ và hệ thống HPA thay thế,
Bồi thường những thiệt hại ngẫu nhiên và những thiệt hại nhân quả kéo theo.
Phán quyết của trọng tài:
Vấn đề chủ yếu mà trọng tài cần xác định trong vụ việc này là liệu đây có phải là một trường hợp cung cấp hàng không đúng phẩm chất, qui cách theo hợp đồng hay không.
Nguyên đơn khiếu nại đòi huỷ bỏ Bản Chấp nhận đối với hệ thống HPA, đối tượng của hợp đồng. Lý do Nguyên đơn (người mua) nêu ra là tính không phù hợp của hàng hoá được giao với hàng hoá miêu tả trong hợp đồng.
Uỷ ban trọng tài lập luận như sau:
Theo điều 2608 của Luật Thương Mại California, người mua có thể huỷ bỏ Hợp đồng của mình đối với một lô hàng hay một đơn vị hàng hoá khi lô hàng đó được giao không đúng với quy cách phẩm chất quy định, gây thiệt hại lớn cho người mua trong những trường hợp sau:
- Sự không phù hợp về quy cách phẩm chất đó có thể được khắc phục nhưng lại không được khắc phục một cách hợp lý.
- Người mua đã chấp nhận hàng hoá được giao mà không biết rằng chất lượng và quy cách hàng hoá không phù hợp với hợp đồng do lỗi về chất lượng và quy cách này rất khó phát hiện khi nhận hàng giao hay do người bán đã có bảo đảm trước về chất lượng hàng hoá.
Vấn đề cần làm rõ là liệu việc hệ thống HPA không hoạt động được tại hiện trường có được coi là sự không phù hợp của hệ thống HPA với các quy cách phẩm chất quy định tại hợp đồng hay không. Và ngay cả trong trường hợp không phù hợp với hợp đồng thì liệu đây có phải là một trường hợp được phép huỷ hợp đồng như qui định tại Điều 2608 hay không.
Theo các quy định của hợp đồng, nghĩa vụ hợp đồng của Bị đơn đối với hệ thống HPA không chỉ đơn thuần là bán và giao hàng mà còn phải lắp đặt hệ thống HPA tại hiện trường. Mục A của hợp đồng qui định "Người bán có nghĩa vụ giao, lắp đặt và kiểm tra tại hiện trường bộ khuyếch đại và quản lý, giám sát cũng như đốc thúc công việc cần thực hiện".
Uỷ ban trọng tài cho rằng nghĩa vụ lắp đặt tại hiện trường kéo theo trách nhiệm phải bảo đảm rằng hệ thống HPA sẽ được xây lắp theo đúng quy cách phẩm chất cần thiết phù hợp với điều kiện thực tế tại công trường cho dù điều đó không được quy định cụ thể trong phần B "Quy cách phẩm chất" của hợp đồng. Bởi vậy, vì không thiết kế được hệ thống HPA với những quy cách phẩm chất cần thiết để vận hành được tại hiện trường, Bị đơn đã không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
Một vấn đề nữa là liệu Nguyên đơn có phải chia sẻ trách nhiệm với Bị đơn hay không, vì trong thời gian đàm phán Nguyên đơn đã biết rằng hệ thống HPA phải phù hợp với hệ thống phân phối điện tại hiện trường và như thế mới có thể dễ dàng đáp ứng được mọi quy cách phẩm chất quy định tại phần B của hợp đồng.
Uỷ ban trọng tài thấy không cần thiết phải nghiên cứu vấn đề này, vì trên thực tế, vào tháng 12 năm 1978, cụ thể là trong thời gian thiết kế và xây dựng hệ thống HPA, ngay trước thời điểm chuyển giao, ông B, nhân viên điều hành chịu trách nhiệm về phần sản xuất hệ thống HPA của Bị đơn, đã nhận được thông báo từ một trong các kỹ sư của mình tại hiện trường là tâm điểm được sử dụng là tâm điểm khác với tâm điểm được thiết kế cho hệ thống HPA.
Uỷ ban trọng tài kết luận rằng việc hệ thống HPA không thể vận hành trong các điều kiện thực tế tại hiện trường cấu thành lỗi "không phù hợp" và tạo thành lỗi trong hợp đồng của Bị đơn. Xét trên khía cạnh này, những quy định của điều 2608 của luật thương mại California đã được đáp ứng. Uỷ ban trọng tài cũng cho rằng những điều kiện pháp lý nêu tại điều 2608 của luật thương mại California về huỷ bỏ Chấp nhận cũng được thỏa mãn.
Uỷ ban trọng tài kết luận rằng, Nguyên đơn được quyền huỷ bỏ Chấp nhận hệ thống HPA, được hoàn trả lại tiền đã thanh toán và bồi thường khoản chênh lệch giá do phải mua một hệ thống HPA khác để thay thế. Uỷ ban trọng tài bác yêu cầu của Nguyên đơn về các thiệt hại ngẫu nhiên và nhân quả kéo theo do Nguyên đơn đã không đưa ra được các chứng cứ chứng minh cho các thiệt hại này.
PHÁN QUYẾT SỐ 3
TRANH CHẤP VỀ TÍNH VÔ HIỆU CỦA HỢP ĐỒNG ĐỔI HÀNG
Các bên:
Nguyên đơn : Hai doanh nghiệp Nam Tư
Bị đơn : Một công ty Thụy Sĩ
Các vấn đề được đề cập:
Luật áp dụng đối với Hợp đồng
Tính vô hiệu của hợp đồng: do trái với tập quán, vi phạm chính sách chung
Hậu quả của tính vô hiệu
Tóm tắt vụ việc:
Quan hệ phát sinh từ giao dịch giữa các bên đã được thiết lập thông qua việc đổi hàng hoá xuất khẩu từ Nam Tư để lấy hàng hoá nhập khẩu khác. Thực chất chỉ Hợp đồng nhập khẩu là có thực, còn Hợp đồng xuất khẩu là không có thực vì mục đích của việc thiết lập quan hệ này là nhằm thu được nguồn tài chính cần thiết và thực hiện việc quy đổi ngoại tệ để thanh toán hàng hoá nhập khẩu. Trên thực tế, hàng hoá xuất khẩu đã được giao tại Nam Tư và được thanh toán bằng Franc Thuỵ Sỹ. Các Nguyên đơn (trong đó có một doanh nghiệp đã phá sản) yêu cầu huỷ bỏ giao dịch và đòi bồi thường thiệt hại.
Phán quyết của trọng tài:
1. Luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng giữa các bên:
Theo Nguyên đơn, luật Nam Tư sẽ là luật áp dụng, còn Bị đơn cho rằng luật Thuỵ Sỹ sẽ là luật áp dụng.
Theo đoạn 3 và 5, Điều 13 của Quy tắc Trọng tài Quốc tế ICC, các bên được tự do quyết định luật áp dụng để giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp các bên không có bất kỳ thoả thuận nào về luật áp dụng thì Uỷ ban trọng tài sẽ chỉ định luật áp dụng theo nguyên tắc mà Uỷ ban trọng tài đánh giá là thích hợp. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp Uỷ ban trọng tài phải tính đến các điều khoản của hợp đồng và các tập quán thương mại.
Qui định này cũng được nêu trong Điều VII của Công ước Geneva về Trọng tài Thương mại Quốc tế ký ngày 21 tháng 4 năm 1961 và trong Điều 33 đoạn 1 và 3 Quy tắc Trọng tài Quốc tế UNCITRAL.
Về vấn đề này, hầu hết các học thuyết hiện nay về thẩm quyền của trọng tài và các án lệ trọng tài quốc tế đều thừa nhận rằng trong việc xác định luật áp dụng, Uỷ ban trọng
không ký phát các chứng từ cần thiết để người bán nhận tiền hàng) vào ngày 26/1/1989.
Nguyên đơn thừa nhận rằng đúng là theo Điều V của Các Điều kiện chung của Hợp đồng bảo hiểm, Hợp đồng này ‘chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm thanh toán phí bảo hiểm’. Tuy nhiên, phần Các Điều kiện đặc biệt lại quy định rằng "dù cho ngày có hiệu lực theo qui định tại Các Điều kiện đặc biệt này là ngày nào, việc bảo hiểm chỉ được thực hiện nếu bên được bảo hiểm đã trả phí bảo hiểm. Nếu phí bảo hiểm không được trả, người bảo hiểm có quyền huỷ hợp đồng mà vẫn bảo lưu quyền đòi phí bảo hiểm".
Theo uỷ ban trọng tài, các Nguyên đơn đã rất có lý khi dẫn chiếu đến điều khoản này của Các Điều kiện đặc biệt, bởi vì Hợp đồng bảo hiểm quy định rõ rằng ‘trong trường hợp có sự bất đồng trong cách hiểu’, thì Các Điều kiện đặc biệt sẽ có hiệu lực ưu tiên hơn tất cả các quy định khác của Hợp đồng. Như vậy, Các Điều kiện đặc biệt sẽ là cơ sở để trọng tài xem xét giải quyết bất đồng này của các bên.
Uỷ ban trọng tài thừa nhận đây là một điều khoản không mấy rõ ràng. Tuy nhiên điều khoản này không thể được hiểu là cho phép người được bảo hiểm chỉ trả tiền phí bảo hiểm sau khi đã xảy ra sự kiện được bảo hiểm; điều khoản này chỉ có thể được hiểu một cách thiện chí và trung thực, phù hợp với ý chí của các bên, là có thể trả phí bảo hiểm sau ngày hợp đồng có hiệu lực, tức là sau ngày 10 tháng 11 năm 1988, thời điểm bắt đầu thời hạn bảo hiểm, nhưng phải trước ngày xảy ra sự kiện được bảo hiểm. Bản chất của hợp đồng bảo hiểm là tính không thể đoán trước. Điều này cũng được Nguyên đơn thừa nhận. Nếu các Nguyên đơn được phép thanh toán phí bảo hiểm sau khi sự kiện được bảo hiểm đã xảy ra thì rõ ràng là hợp đồng bảo hiểm mất đi tính chất "không thể đoán trước được" này.
Do vậy, trọng tài cho rằng : phí bảo hiểm được thanh toán vào ngày 7/2/1989, sau khi thời hạn 2 tháng để người mua ký phát các chứng từ lấy hàng đã kết thúc (vào ngày 25/1/1989), tức là sau thời điểm xuất hiện sự kiện được bảo hiểm, do đó Bị đơn không có nghĩa vụ thực hiện việc bảo hiểm, và khiếu kiện của các Nguyên đơn là không có căn cứ.
4. Về trách nhiệm nộp phí trọng tài:
Khi đơn kiện bị bác thì phí trọng tài và các phí khác đương nhiên sẽ do các nguyên đơn trả. Tuy nhiên, việc Y đang trong giai đoạn tiền phá sản đặt ra một vấn đề đặc biệt mà trọng tài xử lý như sau :
Các Nguyên đơn hoàn toàn không có cơ sở khởi kiện yêu cầu Bị đơn thanh toán tiền bảo hiểm, do đó, phải chịu trách nhiệm trả toàn bộ phí trọng tài. Tuy nhiên, vì Nguyên đơn Y đang trong giai đoạn tiến hành thủ tục phá sản nên uỷ ban trọng tài không thể buộc các Nguyên đơn trả các phí xét xử (Phán quyết của Toà Dân sự Toà Phá án ngày 8 tháng 3 năm 1988 trong vụ Công ty Thinet kiện Labrely, Tạp chí Trọng tài năm 1989, trang 473).
Do đó, uỷ ban trọng tài quyết định các Nguyên đơn (X và Y) phải chịu trách nhiệm chung và liên đới đối với toàn bộ phí trọng tài nhưng không ra quyết định buộc các Nguyên đơn phải trả ngay khoản phí này.
ý kiến bảo lưu:
1. Về quyền khởi kiện của Công ty Y:
Đây là một trường hợp ít gặp trong thực tiễn xét xử: trong số hai nguyên đơn, một người hành động với tư cách là nguyên đơn phụ trợ trong khi nguyên đơn chính lại đưa ra một khiếu kiện hoàn toàn không có cơ sở.
Thực tế trong vụ việc này, chính Công ty Y và Ngân hàng X cũng lưỡng lự về quyền khởi kiện đòi người bảo hiểm thanh toán tiền bảo hiểm mà hai chủ thể này tin là họ có quyền được hưởng sau khi người mua không thanh toán tiền hàng.
Ngân hàng, người được bảo hiểm và người bảo hiểm trên thực tế đều nhất trí rằng trong trường hợp có sự cố, tiền bồi thường sẽ được trả trực tiếp cho ngân hàng. Điều này thể hiện sự cẩn trọng hợp lý của bên cấp tài chính, người đã ứng trước số tiền mà bên mua phải trả cho bên bán. Qui định này thường đi đôi với việc chuyển cho ngân hàng quyền thụ hưởng đối với tín dụng chứng từ mà người mua phát hành để thanh toán tiền hàng. Nhưng, trong một trường hợp như thế này, việc chuyển dịch đó có dẫn tới việc chuyển dịch luôn quyền khởi kiện không ? Liệu đây có thể được coi là một hình thức thế quyền (tương đối hay tuyệt đối), một trường hợp ký kết hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba hay một uỷ nhiệm thanh toán (giữa Y và X) như qui định tại Điều 1277 Bộ luật Dân sự Pháp không?
Do còn phân vân về điều này nên ngân hàng và người được bảo hiểm đã cùng khởi kiện, để cho trọng tài quyết định xem việc khởi kiện của ai là hợp lý, đơn kiện của ngân hàng với tư cách là bên khởi kiện chính hay đơn của người Công ty Y với tư cách là bên khởi kiện phụ trợ. Trọng tài rõ ràng đã chọn phương án đầu tiên, bởi vì họ cho rằng giữa người được bảo hiểm và người bảo hiểm không còn mối quan hệ hợp đồng nữa.
Cách giải quyết này của uỷ ban trọng tài gây nhiều tranh cãi bởi việc ký kết một hợp đồng bảo hiểm cho bên thứ ba hưởng lợi vốn được coi như là một hình thức ký kết hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba (Xem H.L. và J. Mazeaud, F. Chabas Giáo trình Luật dân sự, Tập 2: Nghĩa vụ, trang 907), tức là người ký hợp đồng bảo hiểm vẫn được coi là một bên trong hợp đồng dù không được nhận tiền bảo hiểm, và do đó người ký bảo hiểm vẫn có quyền kiện người bảo hiểm nếu có tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm. Nhưng đúng là sự khác nhau giữa hình thức thế quyền và ký hợp đồng vì quyền lợi của người thứ ba là rất nhỏ, thế quyền tồn tại khi "khi bên thứ ba tham gia vào việc ký kết hợp đồng vì lợi ích của mình và chấp nhận việc hưởng lợi bắt đầu từ thời điểm ký kết đó" (Giáo trình luật Dân sự đã dẫn, trang 1270). Điều này đã xảy ra trong vụ việc đang xét bởi chính ngân hàng đã tham gia vào việc ký kết hợp đồng bảo hiểm cùng với công ty Y và hãng bảo hiểm Z đồng thời cam kết sẽ tự mình trả phí bảo hiểm. Do đó, người được bảo hiểm ban đầu đã mất hoàn toàn mọi quyền khởi kiện đối với người bảo hiểm.
2. Hợp đồng bảo hiểm thông thường hay Bảo hiểm tín dụng?
Trong khoản 3, Điều L.111-1 của Bộ luật Bảo hiểm có quy định rằng ba đề mục đầu tiên của quyển I Bộ luật Bảo hiểm, liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, không áp dụng cho các giao dịch về bảo hiểm tín dụng.
Để quyết định rằng hợp đồng bảo hiểm đang xem xét này không phải là một hợp đồng bảo hiểm tín dụng, trong khi nó rất giống như vậy, trọng tài đã phải tiến hành hai bước:
Thứ nhất, xác định xem luật nào trong bản thân hệ thống pháp luật nội địa của Pháp có thể áp dụng cho hợp đồng đang xét (điều này có vẻ hơi lạ vì thông thường việc lựa chọn luật áp dụng chỉ được tiến hành khi có xung đột pháp luật giữa hai hay nhiều nước). Trọng tài đã quyết định rằng bản hợp đồng này được điều chỉnh bởi Bộ luật Bảo hiểm bởi vì các bên muốn như vậy chứ không xác định bản chất của hợp đồng trên cơ sở các đặc điểm của hoạt động bảo hiểm mà các bên thoả thuận. Mong muốn này của các bên được thể hiện thông qua việc dẫn chiếu đến hai điều khoản của Bộ luật Bảo hiểm trong bản hỏi đáp mẫu và là một bộ phận không tách rời của hợp đồng bảo hiểm, hoàn toàn giống như từ việc một số điều khoản của Bộ luật dân sự Pháp được nêu lên trong một bản hợp đồng quốc tế, một trọng tài có thể suy đoán là các bên muốn dùng luật của Pháp để điều chỉnh hợp đồng đó. Việc làm này của trọng tài nhằm xác định ý chí của các bên là hoàn toàn đúng đắn, nhưng liệu trong một hệ thống pháp luật nội địa các bên vẫn có quyền tự do lựa chọn áp dụng luật này hay luật khác để áp dụng cho hợp đồng của mình giống như trong một hợp đồng quốc tế không? Trong hệ thống pháp luật nội địa, quan hệ hợp đồng do các bên thiết lập phải tuân thủ các qui phạm bắt buộc không phụ thuộc vào việc xác định bản chất của quan hệ đó. Vì vậy, việc các bên tự thoả thuận trước với nhau về bản chất của quan hệ hợp đồng phải hết sức thận trọng. Tuy nhiên, trong phán quyết này, các trọng tài lại cho điều này là thứ yếu và từ việc phân tích hợp đồng bảo hiểm bị tranh chấp, uỷ ban trọng tài đã đi đến kết luận rằng đây không phải là một bảo hiểm tín dụng. Quan niệm về hợp đồng tín dụng của trọng tài theo đó bảo hiểm tín dụng chỉ giới hạn ở các hợp đồng bảo hiểm khi người phải thanh toán nợ mất khả năng thanh toán có vẻ là quá hẹp. Trong vụ việc này uỷ ban trọng tài đã đi đến kết luận rằng hợp đồng phải được điều chỉnh bởi Bộ luật bảo hiểm Pháp. Nhưng liệu kết luận này của trọng tài có cần thiết không khi thực ra một hợp đồng bảo hiểm tín dụng vẫn có thể thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Bảo hiểm Pháp, hay chính xác hơn là một phần của Bộ luật này (trừ phần không áp dụng cho bảo hiểm tín dụng).
3. Về tính không thể đoán trước của hợp đồng bảo hiểm:
Trọng tài khẳng định chắc chắn rằng hợp đồng bảo hiểm là một hợp đồng không thể đoán trước được (việc thực hiện bảo hiểm phụ thuộc vào sự xuất hiện của sự kiện được bảo hiểm). Tuy nhiên tính chất này không phải là tuyệt đối, ít nhất là từ phía người bảo hiểm bởi khi nhận bảo hiểm người bảo hiểm phải có những số liệu thống kê và những tính toán về xác suất xảy ra sự cố làm căn cứ để tính phí bảo hiểm (CF. J. Carbonnier, Luật dân sự, T.4, số 11, trang 38).
Tuy vậy, nếu so với các loại hợp đồng khác thì rõ ràng là trong hợp đồng bảo hiểm, yếu tố ngẫu nhiên có vai trò quan trọng và do đó tính không thể đoán trước vẫn được coi là một đặc tính của loại hợp đồng này. Vì thế quan điểm cho rằng người thụ hưởng bảo hiểm có thể làm cho hợp đồng có hiệu lực sau khi xảy ra sự kiện được bảo hiểm bằng cách thanh toán phí bảo hiểm là không thể chấp nhận được. Trong trường hợp này, yếu tố ngẫu nhiên không còn tồn tại đối với người được bảo hiểm cũng như đối với người bảo hiểm.
4. Về quyết định liên quan đến việc nộp phí trọng tài:
Khi một bên tham gia vụ kiện mà đang trong giai đoạn tiến hành các thủ tục phá sản, bên đó không thể bị các trọng tài buộc thanh toán một khoản tiền. Như P. Ancel đã nhấn mạnh trong phần nhận định của mình tại bản án của Toà Phá án ngày 8 tháng 3 năm 1988 (Tài liệu đã dẫn, trang 473) và được uỷ ban trọng tài nhắc lại trong phán quyết của mình, khi một bên đương sự đang trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản, quyết định của trọng tài về một khoản nợ đối với bên đó (trong vụ việc này là khoản phí trọng tài) chỉ có thể quyết định trên nguyên tắc và xác định về mức tiền, chứ không bắt buộc phải thanh toán. Toà Phá án trên thực tế đã cho rằng nguyên tắc về việc hoãn các khoản truy nợ đối với cá nhân do phá sản không chỉ là trật tự công cộng quốc gia mà còn là một nguyên tắc của trật tự công cộng quốc tế. Do đó, có thể nói cách giải quyết của các trọng tài viên trong trường hợp này là hoàn toàn đúng về mặt nguyên tắc. Tuy nhiên, điểm khác biệt trong quyết định này là ở chỗ trọng tài đã quyết định rằng phí trọng tài sẽ thuộc trách nhiệm chung và liên đới giữa công ty Y và Ngân hàng X và không quyết định về việc phải thanh toán phí này vì có vấn đề thủ tục phá sản. Quyết định này của trọng tài cũng gây tranh cãi bởi trong số hai nguyên đơn, Ngân hàng X không ở trong tình trạng phá sản, như vậy liệu việc Ngân hàng X cũng được đối xử như Công ty Y có phải là công bằng không?
PHÁN QUYẾT SỐ 49
TRANH CHẤP TRONG LIÊN DOANH
Các bên:
Nguyên đơn : Một công ty Trung Quốc
Bị đơn : Một công ty Pháp
Các vấn đề được đề cập:
- Thành lập một phòng ban trong Liên doanh
- Hành động của Chủ tịch Hội đồng quản trị mà không có sự nhất trí của toàn bộ thành viên Hội đồng quản trị
- Thiệt hại
Tóm tắt vụ việc:
Ngày 16 tháng 5 năm 1992, Nguyên đơn, Bị đơn và hai bên khác ký hợp đồng Liên doanh thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Thượng Hải chuyên sản xuất quần áo. Văn bản chấp thuận thành lập Liên doanh được ban hành ngày 21 tháng 5 năm 1992 và giấy phép kinh doanh được cấp ngày 2 tháng 6 năm 1992. Ngày 25 tháng 8 năm 1992, Liên doanh bắt đầu hoạt động.
Ngày 15 tháng 10 năm 1992, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Liên doanh, một thành viên Hội đồng quản trị do Bị đơn chỉ định và một số người khác đến Phòng kinh doanh của Liên doanh lấy đi giắc cắm điện thoại và tuyên bố Liên doanh ngừng hoạt động để tiến hành một số điều chỉnh. Họ cũng niêm phong két an toàn và ba ngăn kéo bên trái bàn làm việc của nhân viên phụ trách tài chính, giữ chìa khoá ô tô của Liên doanh và bằng lái xe của người lái xe. Sáng ngày 16 tháng 10 năm 1992, Chủ tịch Hội đồng quản trị cử thay mặt đến ngân hàng để đóng tài khoản của Liên doanh nhưng đã bị ngân hàng từ chối. Ngày hôm sau, tài khoản của Liên doanh ở Chi nhánh Thượng Hải - Ngân hàng Đầu tư Trung Quốc đã bị đóng. Vì vậy, mọi hoạt động của Liên doanh bị ngừng lại.
Nguyên đơn kiện Bị đơn vi phạm hợp đồng và gây thiệt hại 960.000 Nhân dân tệ cho Liên doanh. Theo Điều 43 của Hợp đồng Liên doanh, bất kỳ bên nào cản trở việc thực hiện các điều khoản hợp đồng và các phụ lục kèm theo sẽ bị coi là vi phạm hợp đồng. Điều 54 của Điều lệ Liên doanh quy định Nguyên đơn được hưởng lợi nhuận từ hoạt động của liên doanh theo tỷ lệ đóng góp vào vốn điều lệ của Liên doanh, tức 15% lãi thu được của Liên doanh. Vì vậy, hành vi của Bị đơn gây thiệt hại cho Nguyên đơn 144.000 Nhân dân tệ và Nguyên đơn đã kiện Bị đơn ra Văn phòng Thượng Hải của Uỷ ban trọng tài thương mại và kinh tế quốc tế Trung Quốc (CIETAC) theo Điều 46 của Hợp đồng Liên doanh yêu cầu:
1. Bị đơn phải bồi thường cho Nguyên đơn 144.000 Nhân dân tệ.
2. Phí trọng tài do Bị đơn chịu.
3. Bị đơn phải trả 3.700 Nhân dân tệ chi phí pháp lý.
Bị đơn lập luận rằng Phòng kinh doanh của Liên doanh thực tế đã được Tổng giám đốc và một thành viên Hội đồng quản trị thành lập một cách bất hợp pháp. Tổng giám đốc và thành viên Hội đồng quản trị đó đều do Nguyên đơn chỉ định. Việc thành lập Phòng kinh doanh không chỉ vi phạm Hợp đồng Liên doanh, Điều lệ Liên doanh mà còn vi phạm các bộ luật và quy định thương mại và công nghiệp của Trung Quốc. Hơn nữa, hành động của Chủ tịch Hội đồng quản trị Liên doanh (do chính Nguyên đơn chỉ định) vào ngày 15 tháng 10 năm 1992 và những ngày sau đó không phải chỉ là hành động đơn phương của Bị đơn. Hành động này được tiến hành theo quyết định chung của năm thành viên Hội đồng quản trị trên cơ sở yêu cầu khẩn cấp của hơn 1/3 số thành viên Hội đồng quản trị. Quyết định này của các thành viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Liên doanh (tất cả những người này đều do Bị đơn chỉ định) được đưa ra do họ đã bị mua chuộc và vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ được giao. Những hành vi này của họ gây tổn thất cho Liên doanh nhưng đã được thực hiện và được Hội đồng quản trị phê chuẩn sau đó bằng quyết định ngày 21 tháng 10 năm 1992.
Phán quyết của trọng tài:
1. Phòng kinh doanh của Liên doanh là một bộ phận nội tại chứ không phải là một chi nhánh của Liên doanh. Theo Quy định về quản lý thương mại và công nghiệp và ý kiến của Sở thương mại và công nghiệp Thượng Hải, không cần thẩm tra, phê chuẩn và cũng không cần đăng ký với sở thương mại và công nghiệp địa phương khi thành lập một phòng ban của Liên doanh.
2. Hành động của Chủ tịch Hội đồng quản trị do Nguyên đơn chỉ định vào ngày 15 tháng 10 năm 1992 và những ngày sau đó không được toàn bộ hội đồng quản trị thông qua, mà chỉ được sự đồng ý của một số thành viên hội đồng quản trị. Sau đó, hành động này đã được thông qua bằng một nghị quyết của Hội đồng quản trị vào ngày 21 tháng 10 năm 1992 nhưng chỉ có một vài thành viên Hội đồng quản trị tham gia cuộc họp. Vì hành động đã không được toàn bộ thành viên Hội đồng quản trị thông qua nên nó hoàn toàn trái với các điều khoản trong Hợp đồng Liên doanh và Điều lệ Liên doanh.
3. Trong thời gian từ 28 tháng 8 năm 1992 (khi Liên doanh bắt đầu hoạt đồng) cho đến ngày bắt đầu tố tụng trọng tài, Liên doanh không chính thức sản xuất hay ký kết hợp đồng với bất kỳ khách hàng nào. Vì vậy, yêu cầu của Nguyên đơn đòi bồi thường 144.000 Nhân dân tệ không có đủ chứng cứ và đã bị Uỷ ban trọng tài bác.
4. Xét thấy cả Nguyên đơn và Bị đơn đều không yêu cầu huỷ Hợp đồng Liên doanh, Uỷ ban trọng tài đề nghị cả Nguyên đơn và Bị đơn và hai bên kia tuân thủ các điều khoản của Hợp đồng Liên doanh và Điều lệ Liên doanh, Luật Liên doanh với nước ngoài của Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Quy định về việc thi hành Luật Liên doanh với nước ngoài của Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, tất cả các vấn đề của Liên doanh phải được xem xét và quyết định bởi Hội đồng quản trị Liên doanh. Nếu tranh chấp phát sinh thì phải báo cáo cho cơ quan chính phủ có liên quan hay giải quyết thông qua tư vấn hay hoà giải của bên thứ ba.
5. Phí trọng tài sẽ do cả Nguyên đơn và Bị đơn trả. Nguyên đơn trả 35% phí trọng tài và phần còn lại do Bị đơn trả.
6. Các loại chi phí pháp lý của Nguyên đơn sẽ do Nguyên đơn tự trả.
Phán quyết:
1. Bác khiếu kiện của Nguyên đơn đòi Bị đơn bồi thường 144.000 Nhân dân tệ.
2. Phí trọng tài do cả Nguyên đơn và Bị đơn trả. Nguyên đơn trả 35% phí trọng tài và phần còn lại do Bị đơn trả.
3. Bác khiếu kiện của Nguyên đơn đòi Bị đơn thanh toán về phí pháp lý.
Phán quyết này có giá trị chung thẩm.
PHÁN QUYẾT SỐ 50
TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN TƯ PHÁP HAY CÔNG PHÁP LÀM LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG
Các bên:
Nguyên đơn : Người bán Italia
Bị đơn : Người mua Hàn Quốc
Các vấn đề được đề cập:
Luật công quốc gia (public national law) và giá trị pháp lý của hợp đồng
Luật điều chỉnh hợp đồng
Quy tắc cạnh tranh của Cộng đồng châu Âu
Tóm tắt vụ việc:
Tranh chấp phát sinh sau khi "Hợp đồng cung cấp và mua hàng" có hiệu lực vào ngày 11 tháng 11 năm 1976. Thủ tục tố tụng trọng tài được tiến hành tại Toà án trọng tài ICC và Toà án này đã phê chuẩn việc chỉ định trọng tài viên duy nhất ở Hague.
Phán quyết này giải quyết hai vấn đề: sự thừa kế của Người bán Italia đối với các quyền và nghĩa vụ của một công ty đã sáp nhập với Người bán Italia và điều này đã được Bị đơn thừa nhận; yêu cầu của Người mua Hàn Quốc đề nghị uỷ ban trọng tài ra phán quyết tạm thời tuyên bố huỷ bỏ Hợp đồng năm 1976 do hợp đồng này không thể thực hiện được trên cơ sở luật công Hàn Quốc (Luật chống độc quyền, Luật giá cả và Luật thương mại công bằng).
Uỷ ban trọng tài cho rằng trong tố tụng trọng tài, công ty Italia là người thừa kế hợp pháp của công ty đã sáp nhập với nó và rằng Hợp đồng ngày 11 tháng 11 năm 1976 được điều chỉnh bởi luật tư pháp Hàn Quốc. Uỷ ban trọng tài đã bác yêu cầu tuyên bố Hợp đồng không thể thực hiện được và quyết định tiếp tục tố tụng trọng tài.
Phán quyết của trọng tài:
1. Về khả năng áp dụng luật công pháp của Hàn Quốc cho việc thực hiện hợp đồng
Uỷ ban trọng tài tiến hành phân biệt giữa luật tư điều chỉnh Hợp đồng và các quy tắc khác của luật công có thể áp dụng cho Hợp đồng. Các bên thừa nhận Hợp đồng chủ yếu được thực hiện trên lãnh thổ Hàn Quốc. Vì vậy, cho dù luật tư pháp của bất cứ quốc gia nào điều chỉnh Hợp đồng, Hợp đồng vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của luật công Hàn Quốc. Do đó, Uỷ ban trọng tài phải xác định liệu luật Hàn Quốc như Bị đơn đã viện dẫn có áp dụng cho Hợp đồng không, cho dù luật này không điều chỉnh Hợp đồng.
Tuy nhiên, trong vụ này, luật công quốc gia như Nguyên đơn viện dẫn (Luật chống độc quyền, Luật giá cả, Luật thương mại công bằng) về bản chất là các quy tắc chung. Thông thường, việc áp dụng các quy tắc này phải trên cơ sở chính sách của nhà nước. Vì vậy, Uỷ ban trọng tài không thể tự do áp dụng công pháp Hàn Quốc như yêu cầu của Bị đơn nếu việc áp dụng này đòi hỏi trọng tài phải đánh giá, giải thích các chính sách của Nhà nước.
Mặt khác, Uỷ ban trọng tài được quyền áp dụng luật công pháp quốc gia chừng nào Uỷ ban trọng tài thấy rằng trong vụ kiện này, theo như thực tiễn tư pháp đã được công bố của các toà án quốc gia có thẩm quyền và/hay các chính sách đã được ban hành và công bố của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì các bộ luật mà Uỷ ban trọng tài đang xem xét đều bị coi là vô hiệu và không thể thực hiện được do bị công pháp của các quốc gia có liên quan cấm.
Do vậy, bên tham gia tố tụng trọng tài muốn áp dụng luật công pháp quốc gia phải chứng minh công pháp quốc gia thực sự có thể áp dụng được trong vụ kiện này và nếu áp dụng thì ở mức độ nào.
Bởi Bị đơn không cung cấp đủ chứng cứ về tình hình thị trường Hàn Quốc và vị trí của Nguyên đơn ở thị trường đó, Uỷ ban trọng tài cho rằng vào thời điểm đó, Nguyên đơn không thể giữ vị trí chi phối thị trường để có thể lạm dụng thị phần của mình, và bí quyết kỹ thuật liên quan tới sản xuất một loại sản phẩm và việc cung cấp nguyên liệu thô để sản xuất sản phẩm đó không phải là hai mục độc lập dẫn đến quy định hạn chế hoạt động của các bên ký kết hợp đồng trong Điều 4 của bản Thông báo nói trên.
Vì vậy, quan điểm của Uỷ ban trọng tài là Bị đơn không chứng minh được Điều 1 và Điều 2 của Hợp đồng có các điều khoản hạn chế hoạt động của các bên ký kết hợp đồng bị cấm bởi luật công pháp Hàn Quốc.
Bị đơn cũng viện dẫn Đạo luật thương mại công bằng và chống độc quyền Hàn Quốc năm 1980, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4 năm 1981. Theo quan điểm của Bị đơn, đạo luật này cũng áp dụng cho Hợp đồng. Tuy nhiên, trên thực tế Bị đơn đã huỷ Hợp đồng vào ngày 19 tháng 5 năm 1980 hay ngày 25 tháng 11 năm 1980.
Do Bị đơn đã không chỉ ra được rằng Đạo luật mới có hiệu lực hồi tố và Hợp đồng mặc dù bị huỷ vào năm 1980, nhưng vẫn có hiệu lực sau ngày 31 tháng 3 năm 1981, Uỷ ban trọng tài cho rằng Đạo luật mới của Hàn Quốc không liên quan tới vụ kiện này.
Trên cơ sở các văn bản đệ trình của hai bên, các cuộc thảo luận trong các phiên xét xử và các câu trả lời của Bị đơn đối với các câu hỏi về đối tượng của công pháp Hàn Quốc mà Uỷ ban trọng tài đưa ra, Uỷ ban trọng tài không chấp nhận áp dụng luật công pháp Hàn Quốc cho Hợp đồng.
2. Về việc áp dụng Điều 85 của Hiệp ước Rôma:
Cũng như công pháp quốc gia, các quy tắc cạnh tranh (Điều 85) của Hiệp ước Rôme là các quy tắc chung và là một phần chính sách chung của Cộng đồng châu Âu. Vì việc áp dụng các quy tắc về cạnh tranh của Hiệp ước Rôme có liên quan tới vụ kiện, Uỷ ban trọng tài phải xem xét kỹ vấn đề này.
Từ thực tiễn tư pháp của Toà án Cộng đồng châu Âu, Điều 85 hoàn toàn có thể áp dụng trực tiếp đối với công dân của các quốc gia thành viên (tức là công dân của các quốc gia thanh viên có quyền căn cứ vào điều khoản này để yêu cầu tòa án quốc gia của họ để bảo vệ quyền lợi). Theo đoạn 2 Điều 85 của Hiệp ước, tất cả thoả thuận được ký kết vi phạm Điều 85 của Hiệp ước đều bị cấm và sẽ tự động vô hiệu.
Nếu Uỷ ban trọng tài thấy rằng toàn bộ hay một phần Hợp đồng đang xem xét vi phạm Điều 85 của Hiệp ước Rôme, thì một số điều khoản của hợp đồng hay toàn bộ hợp đồng sẽ bị coi là vô hiệu và không có giá trị thi hành.
Vì vậy, Uỷ ban trọng tài phải xem xét liệu Hợp đồng có bị cấm theo đoạn 1 Điều 85 của Hiệp ước Rôme không.
Theo các quyết định của Toà án tư pháp Cộng đồng châu Âu liên quan tới Điều 85 Hiệp ước Rôme, qui định cấm trong Điều này chỉ áp dụng cho các hợp đồng, thoả thuận được ký kết nhằm mục đích tạo ra sự ngăn cản, hạn chế hay bóp méo cạnh tranh ở thị trường chung Cộng đồng châu Âu và có thể ảnh hưởng tới thương mại giữa các quốc gia thành viên của Cộng đồng châu Âu.
Bởi đây là Hợp đồng giữa một công ty Italia và một công ty Hàn Quốc và chủ yếu được thực hiện ở Hàn Quốc, Uỷ ban trọng tài cho rằng Hợp đồng không thể ảnh hưởng tới thương mại giữa các quốc gia thành viên Cộng đồng châu Âu và Hợp đồng, đặc biệt là điều 2, không có mục đích tạo ra sự ngăn cản, hạn chế hay bóp méo cạnh tranh ở thị trường chung Cộng đồng châu Âu. Vì vậy, Uỷ ban trọng tài không chấp nhận áp dụng Điều 85 Hiệp ước Rôme cho Hợp đồng.
3. Về luật điều chỉnh hợp đồng:
Hợp đồng đã được thực hiện cả ở Italia và Hàn Quốc. Vào thời điểm ký kết Hợp đồng, các bên không nói rõ luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng của họ. Vì các bên không lựa chọn luật điều chỉnh cũng như không thoả thuận về các nhân tố để xác định luật điều chỉnh hợp đồng nên trong tài quyết định việc xác định luật áp dụng cần dựa trên "trung tâm" của hợp đồng.
Mặc dù tên của Hợp đồng là Hợp đồng cung cấp và mua hàng, Hợp đồng này không chỉ đơn thuần là một hợp đồng cung cấp và mua hàng. Nguyên đơn đã trao cho Bị đơn quyền độc quyền sử dụng các bí quyết kỹ thuật liên quan đến sản xuất một loại sản phẩm ở Hàn Quốc. Bị đơn mua của Nguyên đơn nguyên liệu thô để sản xuất sản phẩm đó ở Hàn Quốc.
Xem xét các nhân tố đặc biệt này của Hợp đồng, Uỷ ban trọng tài thấy Hợp đồng chủ yếu thực hiện ở Hàn Quốc và có "trung tâm" ở Hàn Quốc. Do đó, luật tư pháp Hàn Quốc sẽ là luật điều chỉnh hợp đồng.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: