smallcat_lovely_lovely
New Member
Download miễn phí Đề tài Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Yên Bái trong quá trình CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn của tỉnh
LỜI CẢM ƠN 5
PHẦN MỞ ĐẦU 6
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 6
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU 8
1. Mục đích 8
2. Nhiệm vụ 8
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 8
IV. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
V. KẾT CẤU KHÓA LUẬN 9
PHẦN NỘI DUNG 10
CHƯƠNG I 10
NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM 10
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 10
II. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA NÓ 14
1.Hệ thống ngân hàng 14
1.1 Ngân hàng trung ương 15
1.2 Ngân hàng trung gian 15
1.3. Các tổ chức tài chính trung gian khác 17
2. Vai trò của hệ thống Ngân hàng thế giới 18
3. Chức năng của ngân hàng 20
3.1 Chức năng tập trung và phân phối vốn 20
3.2 Chức năng tiết kiệm tiền mặt 21
3.3 Chức năng giám đốc. 22
III. NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHXH 22
1. Ngân hàng nhà nước 24
2. Ngân hàng trung gian 25
2.1 Ngân hàng thương mại 25
2.2 Ngân hàng kinh doanh (hay Ngân hàng đầu tư và ngân hàng phát triển) 26
3. Vai trò, tác dụng của Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. 27
4. Ngân Hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 28
4.1 Sự hình thành của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 29
4.2 Chức năng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. 30
4.3 Vài nét cơ bản về hoạt động của NHNo& PTNT Việt Nam 31
CHƯƠNG II 36
HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo& PTNT YÊN BÁI TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 1991 ĐẾN NAY (2007) 36
I/ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH, VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG 36
1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội 36
1.1 Đặc điểm tự nhiên 36
1.2 Đặc điểm kinh tế 37
1.3 Đặc điểm văn hóa xã hội 38
2.Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đến hoạt động của NHNo& PTNT Yên Bái 38
II. HỆ THỐNG NHNo& PTNT TỈNH YÊN BÁI 39
1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo& PTNT tỉnh Yên Bái 39
2. C¬ cÊu bé m¸y tæ chøc Ng©n hµng N«ng nghiÖp vµ Ph¸t triÓn n«ng th«n TØnh Yªn b¸i 41
3. Ho¹t ®éng chÝnh cña NHNo& PTNT tØnh Yªn B¸i 42
4. Vai trò của NHNo& PTNT Yên Bái trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh 43
5. Thực trạng hoạt động của NHNo& PTNT Yên Bái trong quá trình CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn của tỉnh 44
5.1 Công tác chỉ đạo, điều hành 44
5.2 Về nguồn vốn 45
5.3 Công tác đầu tư vốn 47
5.4 Hoạt động thu nợ 50
5.5 Dư nợ cho vay nền kinh tế 51
5.6 Nợ xấu 53
6. Những kết quả và tồn tại trong hoạt động của NHNo& PTNT Yên Bái 54
6.1 Những kết quả đạt được 54
6.2 Tồn tại và nguyên nhân 55
CHƯƠNG III 59
PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo& PTNT TỈNH YÊN BÁI 59
I. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU CỦA NHNo& PTNT TỈNH YÊN BÁI 59
1. Những nhân tố làm ảnh hưởng đến kế hoạch 59
2. Phương hướng, nhiệm vụ của NHNo& PTNT Yên Bái 60
3. Chỉ tiêu cụ thể 61
II. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NHNo& PTNT YÊN BÁI TRONG QUÁ TRÌNH CNH- HĐH NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN CỦA TỈNH 62
1.Tăng cường huy động nguồn vốn 62
2.Công tác cho vay 63
3. Phân loại khách hàng, có chính sách hợp lý với từng đối tượng khách hàng. 66
4. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 68
5. Nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng 68
6. Thực hiện tốt chiến lược khách hàng, quảng cáo sâu rộng về chính sách, thể lệ cho vay đối với người dân 69
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 70
1. Đối với nhà nước 70
2. Đối với NHNo& PTNT Việt Nam 70
3. Đối với tỉnh Yên Bái 71
KẾT LUẬN 73
PH Ụ L ỤC 75
PHỤ LỤC 1. Chữ viết tắt 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2016-02-05-de_tai_ngan_hang_nong_nghiep_va_phat_trien_nong_thon_yen_bai_SswXnX6uob.png /tai-lieu/de-tai-ngan-hang-nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon-yen-bai-trong-qua-trinh-cnh-hdh-nong-nghiep-nong-thon-cua-tinh-91332/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
- Làm dịch vụ thanh toán giữa khách hàng
Thu chi tiền mặt
Đại lý mua bán cổ phiếu, trái phiếu, xây dựng các dự án và quản lý tài sản theo yêu cầu của khách hàng
Thực hiện tín dụng cho thuê
Kinh doanh vàng bạc đá quý..
4.3 Vài nét cơ bản về hoạt động của NHNo& PTNT Việt Nam
Trong những năm gần đây, NHNo& PTNT đã vươn lên và phát triển liên tục, điểm nổi bật là đã có nhiều biện pháp tích cực để tạo nguồn vốn kể cả nội tệ và ngoại tệ. Đến tháng 3/2007, vị thế dẫn đầu của NHNo& PTNT vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện: Tổng nguồn vốn đạt gần 267.000 tỷ đồng, vốn tự có gần 15.000 tỷ đồng; Tổng dư nợ đạt gần 239.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực mới, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là 1,9%. NHNo& PTNT hiện có hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch được bố chí rộng khắp trên toàn quốc với gần 30.000 cán bộ nhân viên.
Từ một ngân hàng không đủ bù đắp chi phí kể từ năm 1992 trở về trước, đến năm 1996 trở lại đây đã vươn lên có lãi, năm sau cao hơn năm trước, trên cơ sở phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn ngày càng tốt hơn, thể hiện trên các mặt sau đây:
4.4.1 Cho hộ vay để phát triển sản xuất
Trong các đối tượng đã vay thì hộ nông dân là khách hàng quan trọng nhất, là người bạn đồng hành đáng tin cậy của NHNo. Năm 1999 có 3.964.279 hộ vay vốn, doanh số cho vay hộ sản xuất và hợp tác xã là 20.362.258 triệu đồng, tăng 19,5% so với 1998. Cho đến năm 2003 thì đã quản lý tới 8 triệu hộ vay vốn.
NHNo đã chú trọng cho vay trung hạn và dài hạn, tuy nhiên dư nợ ngắn hạn mà hộ sản xuất vay vốn vẫn chiếm tỷ lệ cao 57,6 % so với 42,3% dư nợ trung hạn, dài hạn trong năm 2005
Dư nợ cho hộ sản xuất và HTX vay trong cả nước năm 2005 tăng 19% so với 2004, song giữa các vùng có sự chênh lệch khá xa: Duyên hải miền trung tăng 43,7 %, Tây Nguyên tăng 37,8%, Đồng bằng sông Cửu Long tăng 9,2 %, tăng thấp nhất là đồng bằng Sông Hồng với tỷ lệ 5,6%. Các vùng còn lại tăng 13- 18%.
Vấn đề cho vay HTX nông nghiệp: Nhiều năm trước đây hầu hết các HTX nông nghiệp đều bị NHNo từ chối giao dịch nhưng khi luật HTX có hiệu lực từ năm 1997 thì tình trạng đó đã bắt đầu được khắc phục. Tuy nhiên khoản vay của HTX nông nghiệp từ ngân hàng nông nghiệp đang ở mức rất thấp. Năm 2003, trong tổng dư nợ cho hộ sản xuất và HTX thì dư nợ HTX nông nghiệp chỉ chiếm 71 tỷ đồng bằng 0,3%.
4.4.2 Cho hộ sản xuất và HTX vay theo chương trình chỉ định của Chính phủ
Ngoài việc cho vay theo cơ chế tín dụng thông thường, ngân hàng nông nghiệp còn thực hiện cung cấp tín dụng theo các chương trình chỉ định của Chính phủ, như cho vay khắc phục hạn hán lũ lụt ở các tỉnh miền Trung..
Cho vay theo các chương trình nêu trên đã có tác dụng góp phần tích cực giúp các hộ vượt qua những lúc hiểm nghèo, tuy nhiên cũng đã nảy sinh những khó khăn mới cho NHNo& PTNT là thu nợ gốc cũng như thu lãi đạt thấp- thu nợ gốc đạt 53%, thu lãi đạt 49%. Mặt khác, trong số dư nợ trên có gần 5 tỷ đồng phải làm thủ tục xin khoanh nợ hay xóa nợ
4.4.3 Dịch vụ tín dụng ủy thác các dự án quốc tế đầu tư
Từ 1996 đến nay, ngoài việc kinh doanh nội tệ là chính, NHNo cũng đã chú trọng đến họat động trong lĩnh vực ngoại hối bao gồm các lĩnh vực dịch vụ ngoại hối bảo lãnh vay ngoại tệ, vay ngân hàng nước ngoài, huy động ngoại tệ trong dân cư, mua bán ngoại tệ. Trong hoạt động ngoại hối, dịch vụ thanh toán quốc tế tăng liên tục và rất khả quan, năm 2004 tăng 37% so với năm 2003; đến năm 2005 đạt mức khá cao tăng 57,3% so với năm 2004
Một dịch vụ rất hữu ích trực tiếp cho hộ nông dân được vay lại là dịch vụ các dự án tín dụng ủy thác đầu tư của quốc tế, Năm 1999 đạt 488 triệu $, các năm sau đều tăng đáng kể, năm 2003 đạt 1.263 triệu $ khoản tín dụng này đã cho hàng ngàn hộ gia đình ở các tỉnh thành phố trong cả nước để phát triển sản xuất và xóa đói giảm nghèo.
4.4.4 Chính sách lãi suất cho vay
Đầu năm 1999 thực hiện các giải pháp “kích cầu” của Chính phủ, NHNo đã kịp thời hạ trần lãi suất huy động để phù hợp theo 5 lần NHNN đã hạ trần lãi suất cho vay, ban hành lãi suất ưu đãi đối với khách hàng có tín nhiệm, khi thực hiện cho vay hộ sản xuất và HTX theo các chương trình chỉ định của Chính phủ, NHNo đã giảm lãi suất cho vay đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào Khơ me tập trung.
4.4.5 Các hình thức chuyển tải vốn đến các hộ sản xuất
Đối với vay món lớn, chủ yếu áp dụng hình thức cho vay trực tiếp, đối với vay món nhỏ thường áp dụng hình thức cho vay thông qua tổ, nhóm. Đến hết năm 2003 trong tổng số hộ nông thôn đã vay ở NHNo thì số hộ vay trực tiếp chiếm 83%, số hộ vay thông qua tổ, nhóm chỉ là 17%
♣ Tuy thế, bên cạnh những kết quả khả quan đã đạt được, thì vẫn còn những hạn chế cần khắc phục: Đầu tư vốn chưa gắn chặt với quy hoạch vùng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi..; Còn nhiều hộ nông dân chưa được vay tín dụng của NHNo mặc dù mỗi năm đều có tăng thêm, nhưng đến năm 2005 cũng chỉ mới đạt 37% số hộ ở nông thôn và xấp xỉ 50% số hộ có nhu cầu vay vốn
4.4 Kinh nghiệm hoạt động của một số ngân hàng NHNo& PTNT tại một số địa phương khác và bài học rút ra
NHNo& PTNT tỉnh Thái Nguyên
NHNo& PTNT tỉnh Thái Nguyên có kinh nghiệm khi nhận ủy thác đầu tư các dự án ADB, WBNgân hàng kết hợp chặt chẽ với hội nông dân, hội phụ nữ cho tham gia họp với các xã, phường để phổ biến về ý nghĩa kết quả vay vốn ngân hàng cho nông dân, cho vay thông qua tổ vay vốn.
NHNo& PTNT tỉnh Bắc Giang
Kinh nghiệm của NHNo& PTNT Bắc Giang là quan tâm đến nhân tố con người- nhân tố quyết định mọi sự thành đạt. NHNo Bắc Giang đã chú ý đến sự đào tạo cho CBCNV về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và lý luận chính trị để có nhận thức đúng đắn. Trong những năm vừa qua nhiều cán bộ đã được cử đi học, tập huấn nghiệp vụ vì vậy trình độ chuyên môn được nâng lên đủ sức gánh vác và hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao, hầu hết CBCNV đều có phẩm chất đạo đức tốt, phong cách sống văn minh lành mạnh.
♣ Bài học rút ra: Đối với NHNo& PTNT Yên Bái, nên học tập kinh nghiệm của NHNo& PTNT Thái Nguyên và Bắc Giang. Cần có mối quan hệ, kết hợp chặt chẽ với hội nông dân, hội phụ nữ (đối tượng vay vốn chính của ngân hàng) để có thể hiểu được nhu cầu, nguyện vọng vay vốn, và phổ biến được kết quả vay vốn ngân hàng cho nông dân. Bên cạnh đó thì ngân hàng cũng phải chú trọng đầu tư về nguồn nhân lực của mình, đó là đào tạo cán bộ có năng lực, phẩm chất, bởi nhân tố con người là nhân tố quyết định sự thành đạt. Cán bộ có năng lực, đủ khả năng thẩm định sẽ giúp việc cho vay vốn an toàn và hiệu quả.
CHƯƠNG II
HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo& PTNT YÊN BÁI TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 1991 ĐẾN NAY (2007)
I/ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH, VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội
1.1 Đặc điểm tự nhiên
Yên Bái là một tỉnh miền núi nhiều dân tộc. Diệ...