loa4vitinh

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………… 1
2. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………. 2
3. Mục đích, ý nghĩa của khoá luận……………………………………… 4
3.1. Mục đích của khoá luận……………………………………... 4
3.2. Ý nghĩa của khoá luận……………………………………….. 6
4. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………. 5
5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………. 5
6. Bố cục khoá luận………………………………………………………. 5
PHẦN NỘI DUNG
Chương I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Khái niệm về ẩn dụ……………………………………………………. 6
1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu ẩn dụ……………………………... 6
1.2. Một số quan niệm về phép ẩn dụ………………………………… 7
2. Phương pháp phân loại ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ………………………… 11
3. Ẩn dụ về tình yêu……………………………………………………... 15
3.1. Ẩn dụ tu từ………………………………………………………..15
3.1.1. Các đặc điểm của ẩn dụ tu từ……………………………... 15
3.1.2. Tiêu chí nhận diện………………………………………… 17
3.2. Ẩn dụ về tình yêu…………………………………………………20
Chương II : ÂN DỤ VỀ TÌNH YÊU TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH VÀ THƠ TỐ HỮU
1. Ẩn dụ về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính.
1.1. Một số nét khái quát về nhà thơ Nguyễn Bính…………………….22
1.2. Ẩn dụ về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính………………………..25
1.3 Những đặc trưng ẩn dụ về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính……….44
2. Ẩn dụ về tình yêu trong thơ Tố Hữu
2.1. Một số nét khái quát về nhà thơ Tố Hữu………………………... 46
2.2. Ẩn dụ về tình yêu trong thơ Tố Hữu……………………………...50
2.3. Những đặc trưng ẩn dụ về tình yêu trong thơ Tố Hữu……………90
3. Những nét tương đồng và khác biệt về cách dùng ẩn dụ tình yêu giữa Nguyễn Bính và Tố Hữu
3.1. Những tương đồng……………………………………………...92
3.2. Điểm khác biệt………………………………………………….93
PHẦN KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
1.1. Trong nền thơ ca Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại ẩn dụ đã góp một phần không nhỏ tạo nên những nét độc đáo trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Ẩn dụ là một hiện tượng vô cùng thú vị và phức tạp của ngôn ngữ học. Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hiện tượng này. Các công trình nghiên cứu hầu hết đều nhìn ẩn dụ dưới góc độ của từ vựng học và tu từ học, tức là xem ẩn dụ như một cách phát triển nghĩa mới của từ. Tuy vậy ở Việt Nam, chưa có nhiều đề tài khảo sát và đánh giá hết tầm quan trọng của ẩn dụ, đặc biệt là sự so sánh đối chiếu cách thể hiện của hiện tượng này ở các tác giả để thấy hết được vai trò của nó, đặc biệt là trong các tác phẩm thơ, ca dao.
1.2. Tình yêu vốn là một đề tài muôn thưở không chỉ của thơ ca mà ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Khi nghiên cứu về tình yêu các tác giả đã nhìn nhận nó ở những bình diện khác nhau, tuy nhiên nghiên cứu về tình yêu dưới góc độ ẩn dụ tu từ thì không phải đã có nhiều người quan tâm tới.
1.3. Nguyễn Bính và Tố Hữu là hai nhà thơ lớn của dân tộc. Sự thành công của một hồn thơ được mệnh danh là “nhà thơ của đồng quê Việt Nam”- một trong những gương mặt tiêu biểu của dòng thơ lãng mạn, và một nhà thơ của cách mạng, sống và thuỷ chung với lý tưởng cách mạng không phải ở việc sử dụng ngôn ngữ thơ mới lạ, độc đáo, mà chính ở cái “hồn”, cái chân quê, chất dân dã, và tình yêu dành cho quê hương, đất nước sâu nặng của các ông. Tuy nhiên sự nghiệp thơ ca của các ông lại được hình thành từ những hoàn cảnh khác nhau. Nguyễn Bính và Tố Hữu đã trở thành hai hiện tượng lớn của nghệ thuật thơ ca thu hút được hầu hết các nhà nghiên cứu, phê bình có tên tuổi như: Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Phan Cự Đệ, Nguyễn Đăng Mạnh và các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Chế Lan Viên, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Đình Thi….. Từ trước tới nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hai nhà thơ này ở các bình diện như lý luận văn học và thi pháp thơ. Có thể kể ra các công trình tiêu biểu như: “Nghiên cứu về nhạc điệu trong thơ Tố Hữu” – tác giả Nguyễn Trung Thu, “tính dân tộc và hiện đại của ngôn từ thơ Tố Hữu” – Trần Đình Sử…. Ngoài ra có thể kể thêm một số công trình nghiên cứu dưới góc độ phong cách học như: “Ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu” của Nguyễn Huệ Yên ….. Tuy nhiên việc nghiên cứu các ẩn dụ về tình yêu trong thơ của hai nhà thơ này thì chưa có công trình nào thực hiện.
1.4. Chọn đề tài " Tìm hiểu ẩn dụ về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính và Tố Hữu ", khoá luận mong muốn làm rõ thế giới nghệ thuật độc đáo qua cách sử dụng phép ẩn dụ của hai nhà thơ lớn thay mặt cho hai trào lưu thơ lãng mạn và cách mạng của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của khoá luận sẽ góp phần nhìn nhận và đánh giá đầy đủ hơn về những đóng góp của các ông ở phương diện nghệ thuật.
2. Đối tượng nghiên cứu
Ở khoá luận này chúng tui tập trung nghiên cứu hiện tượng ẩn dụ, các quan niệm về ẩn dụ đã được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đề cập nhiều trong các giáo trình phong cách học. Kế thừa cách hiểu từ kí hiệu học, ngôn ngữ học, thi pháp học và phong cách học cúng tui xác lập cho mình một cách hiểu về hiện tượng này.
Đồng thời qua 2 Tuyển tập thơ Nguyễn Bính và Tố Hữu chúng tui tiến hành khảo sát các ẩn dụ tu từ về tình yêu, để từ đó thấy được những sáng tạo trong cách sử dụng ngôn ngữ của hai nhà thơ.
Nguồn tư liệu khảo sát cho khoá luận này gồm:
+ 86 bài thơ trong tuyển tập “ Nguyễn Bính thơ và đời” Nhà xuất bản văn học – 2004
+ 89 bài thơ được lựa chọn từ những tập thơ tiêu biểu của Tố Hữu trong suốt sự nghiệp sáng tác của ông ( Tuyển tập thơ Tố Hữu – Nhà xuất bản giáo dục – 1994) gồm:
• Tập thơ “ Từ ấy” 26 bài: ( Từ ấy, Hai đứa bé, Dửng dưng, Lao Bảo, Như những con tàu, Ý xuân, Tiếng sáo ly quê, Tâm tư trong tù, Con chim của tôi, Nhớ người, Trưa tù, Quanh quẩn, Khi con tu hú, Nhớ đồng, 14 tháng 7, Giờ quyết định, Tranh đấu, Đôi bạn, Đời thợ, Một tiếng rao đêm, Tiếng hát đi đày, Xuân đến, Huế tháng tám, Xuân nhân loại, Vui bất tuyệt, Bà má Hậu Giang)
• Tập thơ “ Việt bắc” 6 bài : ( Việt Bắc, Lượm, Ta đi tới, Lại về, cá nước, Sáng tháng năm)
• Tập thơ “ Gió lộng” 8 bài : ( Vinh quang Tổ quốc ta ơi, Trên miền bắc mùa xuân, Ba mươi năm đời ta có đảng, Em ơi Ba- Lan, Bài ca xuân 61, Mẹ Tơm, Người con gái Việt Nam )
• Tập thơ “ Ra trận” 18 bài : ( Lá thư bến tre, Miền Nam, Trên đường thiên lý, Tiếng hát sang xuân, Mẹ Suốt, xuân sớm, Từ Cu Ba, Hãy nhớ lấy lời tôi, Giữa ngày xuân, Những ngọn đèn, Theo chân Bác, Chào xuân 67, Bài ca xuân 71, Đường vào, có thể yên, Bài ca xuân 68, Xuân 69, Bác ơi!)
• Tập thơ “ Máu và hoa” 11 bài : ( Việt Nam máu và hoa, Hoàng hôn, Rôm, Xin gửi Miền Nam, Xta- lin- Grát, Nước non ngàn dặm, Đuờng của ta đi, Toàn thắng thuộc về ta, Bài ca quê hương vui thế hôm nay, Với đảng mùa xuân)
• Tập thơ : “ Một tiếng đờn” 20 bài ( Phút giây, Một nhành mai, Bài thơ đang viết, Xuân đấy, Đêm xuân 85, Gửi theo anh Xuân Diệu, Đêm thu quan họ, Có một ngày như thế, Chân lý vẫn xanh tươi, Dầu và máu, Ta lại về, Xuân đang ở đâu, Xuân hành 92, Anh cùng em, Chân trời mới, Duyên thầm, Đêm cuối năm, Sáng đầu năm, Màu tui yêu, Ngọn lửa)
3. Mục đích, ý nghĩa của khoá luận
3.1. Mục đích của khoá luận
Thông qua việc khảo sát các ẩn dụ về tình yêu, khoá luận giúp người đọc phần nào tìm hiểu phong cách thơ của Nguyễn Bính và Tố Hữu cũng như những đóng góp của các ông về mặt sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật.
Phân tích và làm sáng tỏ cơ chế thể hiện của ẩn dụ tu từ về tình yêu qua hai tập thơ để thấy được sự khác biệt trong cách thể hiện tình yêu của 2 nhà thơ lớn tiêu biểu cho 2 dòng thơ của nền thơ ca nước nhà.
3.2. Ý nghĩa của khoá luận
* Về mặt lý luận:
Kết quả nghiên cứu về ẩn dụ tình yêu trong thơ Nguyễn Bính và Tố Hữu sẽ góp phần làm sáng tỏ những nét độc đáo trong phong cách thơ của hai tác giả, đồng thời khẳng định giá trị của cách ẩn dụ trong việc xây dựng văn bản nghệ thuật.
* Về mặt thực tiễn:
Khoá luận giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn về tác phẩm văn học dựa trên mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, nhất là con đường tiếp cận ngôn ngữ tác phẩm ở cấp độ từ ngữ. Ngoài ra kết quả nghiên cứu của khoá luận sẽ mở ra một hướng phân tích mới cho việc giảng dạy, tìm hiểu thơ Nguyễn Bính và Tố Hữu trong nhà trường.

4. Phạm vi nghiên cứu
Khoá luận tập trung nghiên cứu 175 bài thơ của hai tác giả, từ đó tìm ra những ẩn dụ tu từ về tình yêu trong các tác phẩm thơ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Ở khoá luận này để so sánh các“ ẩn dụ về tình yêu” của hai nhà thơ chúng tui chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh, miêu tả ngoài ra còn sử dụng một số thủ pháp như:
- Thống kê và cải biến. Trong đó thủ pháp thống kê định lượng nhằm xác định tần số sử dụng cách ẩn dụ của mỗi tác giả, thủ pháp cải biến nhằm tìm ra giá trị của cách này trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật.
6. Bố cục của khoá luận
Khoá luận bao gồm: phần mục lục 2 trang, danh mục tài liệu tham khảo 6 trang, phụ lục 19 trang, phần kết luận 2 trang và phần nội dung. Trong đó nội dung của khoá luận được chia thành 2 chương cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài
Chương 2: Ẩn dụ về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính và thơ Tố Hữu
theo khuynh hướng của phong trào thơ mới nên ông viết về cách mạng, về cuộc đấu tranh của dân tộc không nhiều.
Cùng viết về quê hương, nhưng quê hương trong thơ Nguyễn Bính đẹp nhẹ nhàng, đằm thắm của một hồn thơ lãng mạn, còn quê hương trong thơ Tố Hữu lại đẹp của sức mạnh dân tộc, đẹp của nghĩa tình cách mạng. Chính vì thế đã tạo nên sự khác biệt trong những ẩn dụ khi viết về tình yêu của hai tác giả, một của phong cách Nguyễn Bính đằm thắm, chân quê, và một của Tố Hữu đẹp đẽ, sục sôi với nhiệt huyết cách mạng.
- Về cách ẩn dụ: Cùng sử dụng những ẩn dụ về tình yêu, nhưng trong thơ Tố Hữu thường sử dụng ẩn dụ với hai đặc điểm cơ bản: Thứ nhất ông dùng một hình ảnh ẩn dụ tu từ để biểu hiện nhiều đối tượng khác nhau, thứ hai dùng nhiều hình ảnh ẩn dụ tu từ khác nhau để biểu thị một đối tượng cụ thể. Còn trong thơ Nguyễn Bính cách ẩn dụ được ông sử dụng đa dạng hơn, nhưng chủ yếu vẫn tập trung là ẩn dụ nhân hoá và ẩn dụ tượng trưng.
- Cùng sinh ra khi đất nước rơi vào cảnh lầm than, nô lệ, cùng viết về cách mạng, nhưng những ẩn dụ mà 2 tác giả sử dụng trong thơ lại không giống nhau. Chất trữ tình, chất lãng mạn của Nguyễn Bính khi viết về cách mạng là nghĩa tình đồng đội, tình cảm quân dân gắn bó. Còn ở Tố Hữu những ẩn dụ ông sử dụng để viết về cách mạng, mang khí thế hào hùng của cuộc chiến đấu như : Chân Trường Sơn, biển máu, sóng cách mạng, hồn biển lớn, con đường máu, lòng Đất nước, cánh đồng thơ, đầu sóng gió, biển đời,… Một loạt những ẩn dụ về tình yêu cách mạng được sử dụng trong thơ Tố Hữu tạo nên những tác động trực tiếp đến người đọc, ta như cảm nhận được khí thế sục sôi của dân tộc, cảm nhận được sức nóng của cuộc chiến đấu, của dòng máu lý tưởng đang sục sôi trong huyết quản của những người cộng sản.
Điều đặc biệt nữa tạo nên sự khác biệt trong thơ Nguyễn Bính và Tố Hữu đó là, cùng viết về tình yêu lứa đôi, trong thơ Nguyễn Bính ta bắt gặp dầy đủ những dư vị, những cung bậc cảm xúc của tình yêu, từ nhớ nhung, say đắm, đến giận hờn, trách móc nhẹ nhàng. Thế nhưng trong những vần thơ viết về tình yêu của Tố Hữu ta không bắt gặp những cung bậc cảm xúc ấy. Tình yêu lứa đôi của những người cộng sản, những người cách mạng thường gắn với tình yêu quê hương, tình yêu cách mạng. Chính những đặc trưng đó đã tạo nên sức sống mãnh liệt, sức lan toả ấm nóng và là lý do tại sao Nguyễn Bính và Tố Hữu lại là hai nhà thơ chiếm được đông đảo tình yêu của độc giả biết bao thế hệ sau này.
Cùng là những nhà thơ theo khuynh hướng trữ tình, nhưng Nguyễn Bính một hồn thơ trữ tình lãng mạn theo khuynh hướng của Phong trào Thơ mới đã đem đến cho trang thơ Việt Nam những vần thơ đằm thắm, dịu dàng về làng quê, về tình yêu với những ẩn dụ còn sống mãi với tên tuổi của ông. Cùng với đó, cũng là hồn thơ lãng mạn, nhưng Tố Hữu tham gia và được giác ngộ lý tưởng cách mạng từ rất sớm chính vì thế đã tạo nên cho ông một hồn thơ vẫn tâm tình, ngọt ngào, đằm thắm nhưng đó là cái đằm thằm của một hồn thơ trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc.
Với sự khác biệt đó luận văn góp phần làm rõ hơn sự đa dạng về phong cách tác giả mà Nguyễn Bính và Tố Hữu là hai nhà thơ tiêu biểu cho phong trào thơ Việt Nam hiện đại. Đây cũng chính là mong muốn đóng góp của luận văn này.








PHẦN KẾT LUẬN
Nguyễn Bính và Tố Hữu là hai nhà thơ lớn của dân tộc, hai hồn thơ thay mặt cho hai trào lưu thơ lãng mạn và cách mạng của nền thơ ca nước nhà. So sánh các ẩn dụ cùng viết về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính và Tố Hữu ta dễ dàng nhận thấy những sự khác biệt lớn. Nếu như Nguyễn Bính thiên về các ẩn dụ về tình yêu lứa đôi, thì ở Tố Hữu lại thiên về tình yêu lý tưởng. Chính nhờ điểm khác biệt ấy ta thấy được cái hay, cái đẹp trong cách sử dụng những hình ảnh ẩn dụ rất gần gũi với đời sống hiện thực để viết về những mảng thơ khác nhau, một là của tình yêu nhẹ nhàng, đằm thắm, và một là tình yêu sục sôi lý tưởng. Vì thế nhắc đến Nguyễn Bính người ta nhớ ngay đến những vần thơ về tình yêu lứa đôi đằm thắm, nhẹ nhàng, còn khi nói đến Tố Hữu, người ta nghĩ ngay đến nhà thơ của lý tưởng cộng sản. Thơ ông có chất men lửa nồng nàn, có sức thanh lọc tâm hồn và kêu gọi con người trong tranh đấu.
Trong thơ ca, ẩn dụ tu từ là một cách xây dựng hình tượng, đồng thời thể hiện cảm xúc của con người về thế giới hiện thực. Ẩn dụ có nhiệm vụ truyền tải nhận thức, suy nghĩ và tình cảm của nhà thơ thông qua cách nói giàu hình tượng. Vì thế, nó không đơn giản là sự sao chép hiện thực, mà qua hiện thực thể hiện những suy ngẫm, những cung bậc khác nhau trong tâm hồn. Ẩn dụ tu từ thường thiên về gợi hơn tả, tạo nên những cảnh huống cho nhận thức và sự suy ngẫm. Có thể khẳng định rằng, bằng cách sử dụng ẩn dụ tu từ một cách sáng tạo và linh hoạt, Nguyễn Bính và Tố Hữu đã thổi hồn vào những vật vô tri làm cho chúng trở nên sống động, có tâm hồn. Ẩn dụ tu từ trong thơ các ông mang lại đã để lại những đặc trưng riêng, thể hiện thế giới nghệ thuật riêng…
Thông qua ngôn ngữ thơ, những con đường khác nhau trong cách nhìn thế giới bằng ngôn ngữ nghệ thuật của các tác giả được phát lộ. Sáng tạo được ẩn dụ tu từ hay sẽ tạo được hiệu quả thẩm mỹ mới. Nó mời gọi bạn đọc suy ngẫm, khám phá cánh cửa của thế giới tưởng tượng, khai mở trí tuệ về cái chưa biết và cái vô tận. Nhờ có ẩn dụ tu từ mà những vấn đề khô cứng, khó diễn đạt (vấn đề chính trị, đấu tranh cách mạng, xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng trở nên mềm mại và uyển chuyển.
Trong địa hạt thơ ca nói chung, ẩn dụ tu từ thường đảm nhiệm một số chức năng: chức năng biểu cảm, chức năng xây dựng hình tượng, chức năng thẩm mỹ và chức năng nhận thức. Các chức năng này cũng được thể hiện đầy đủ trong thơ Nguyễn Bính và Tố Hữu. Bằng cách lựa chọn, sắp xếp các đơn vị từ vựng một cách đa dạng, các tác giả đã vận dụng triệt để lợi thế của ẩn dụ tu từ trong việc thể hiện thế giới tình cảm sâu kín của con người. Yếu tố tạo nên dư âm cho những vần thơ, cái làm nên sức sống, sức ngân vang trong lòng độc giả là hết sức quan trọng. Ẩn dụ tu từ là một cách nghệ thuật quan trọng để thể hiện sức truyền cảm, sự lắng đọng và sức sống vĩnh hằng của thơ. Các tác giả đã thành công khi sử dụng ẩn dụ tu từ với tư cách là biện pháp nghệ thuật đắc dụng để làm nên những vần thơ sống động và có hồn. Những vần thơ đó đã làm xao động trái tim người đọc, làm cho họ

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

ltmhanh

New Member
Cho em xin bản đầy đủ của file này với ah
 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top