Bác sĩ thì bảo đồ ăn nhanh không tốt cho sức khỏe, những người "tự hào về cân nặng" thì thường đổ tội cho mấy món fastfood béo ngậy và nhiều đạm. Xem ra mấy lời "buộc tội" ấy cũng không oan, vì đồ ăn nhanh bao giờ cũng:Giàu chất béoĐặc điểm chung của fastfood xuất phát từ phương Tây là rất giàu tinh bột và chất béo, đặc biệt là những món gà rán, nhân kẹp thịt, bánh mỳ hot dog hay burger bò. Lý do: chúng đều được chế biến bằng cách chiên trong chảo ngập dầu, thế nên có bao nhiêu chất béo thì đều thấm vào bột cả.Một khẩu phần fastfood kiểu Mỹ bình thường gồm một humburger kẹp thịt băm chiên hai lớp, một ít khoai tây chiên ăn kèm với cốc nước ngọt có gas. Chừng đó sẽ dung nạp vào người bạn 1.800 kcalo, và lượng calo này đủ cho một người lao động "sống ổn" trong một ngày làm việc. Chưa kể hiện nay, lượng người ưa chuộng fastfood ngày càng gia tăng trên thế giới. Khẩu phần của họ không dừng lại ở một suất, mà một người có thể chén một lần từ 2-3 suất fastfood, và năng lượng đưa vào cơ thể cứ thế mà tăng lên.Đồ ăn nhanh thường chứa rất nhiều chất béo Tích tiểu thành đại, bổ quá hóa hại. Tình trạng thừa cân, béo phì kéo theo hàng loạt các nguy cơ bệnh lý liên quan đến dư thừa dinh dưỡng như mỡ trong máu, huyết áp cao, tiểu đường, đột quỵ, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và cả căn bệnh thời đại, ung thư, có thể sẽ viếng thăm các fan cuồng nhiệt của fastfood.Vô cùng nhiều đạmNgoài sự dồi dào về chất béo và tinh bột, fastfood còn là "kho" đạm. Một lát bít tết theo kiểu Mỹ có trọng lượng từ 400g hay một đùi gà rán có chứa đến 300g thịt. Lượng đạm này vượt xa khuyến cáo của các nhà dinh dưỡng học thế giới rằng mỗi ngày, chỉ nên ăn khoảng 15% năng lượng từ chất đạm (tương đương khoảng 120-150g đạm động vật. Việc ăn quá nhiều đạm không chỉ bắt thận hoạt động quá nhiều cho quy trình đào thải mà còn làm cơ thể ù lỳ, mệt mỏi, chậm chạp do loãng xương và bị các bệnh về khớp.Và rất ít rau xanhMột vài lá xà lách và dưa củ muối chua ăn với bít tết không thể cung cấp đủ lượng chất xơ và khoáng chất cần thiết trong ngày. Lát cà chua, dưa leo kèm humberger bò, cá... vẫn còn quá ít so với một khẩu phần rau xanh cần dùng trong bữa. Mặc dù không thể phủ nhận là thịt có vitamin nhưng do phải chiên rán trong dầu ăn ở nhiệt độ cao nên các vitamin quý giá này bị phân hủy nhanh chóng làm cho khẩu phần fastfood càng thêm giàu năng lượng mà lại thiếu vitamin và chất xơ. Chế độ ăn nhiều đạm, ít vitamin và khoáng chất của fastfood sẽ làm gia tăng các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là ung thư đại tràng và ung thư ruột non. Fastfood: Lợi hay hại? Ấy là chưa kể đến fastfood thường uống chung với nước ngọt có gas. Trong một giới hạn nào đó, sự kết hợp giữa hai dòng thực phẩm này khiến cho bữa ăn thêm ngon miệng. Nhưng nước ngọt nếu uống nhiều chỉ khiến cơ thể thêm thiếu nước. Lý do là vì chúng thường chưa nhiều gas sủi bọt, đường và phẩm màu nên có tính chất khử nước, gây cảm giác sình bụng và là tác nhân phụ thúc đẩy quá trình tăng cân, béo phì. Khuyến cáo của các bạn sỹ dinh dưỡng thế giới, trẻ em - fan cuồng nhiệt nhất của fastfood và cũng là nạn nhân của nó - đang phải đối mặt với những căn bệnh thừa cân, béo phì và tim mạch. Một người trung bình sẽ phải mất khoảng 20 phút để dùng một bữa ăn bình thường có đủ thành phần tinh bột, thịt, cá rau, củ...Trong khi đó, nếu chọn giải pháp là fastfood - vừa nhanh, gọn, nóng sốt lại ngon miệng - thì họ chỉ mất khoảng 5 đến 10 phút. Với thời gian ăn nhanh như vậy, lượng thức ăn dung nạp vào cơ thể chưa kịp tạo cảm giác no nên thực khách lại có xu hướng ăn tiếp khẩu phần thứ hai, thứ ba mà vẫn còn thèm thuồng. Và đương nhiên, càng ăn nhiều càng... béo. thông báo nguy hiểm hơn là hiện nay fastfood được nhiều phụ huynh xem như món ăn phụ cho con mình, trong khi thực ra với khẩu phần ăn nhanh đã dung nạp quá thừa năng lượng cho một đứa trẻ. Thế là, ngoài bữa fastfood "lót dạ" ra, trẻ lại được cha mẹ khuyến khích ăn no trong bữa chính khiến cơ thể quá tải. Béo phì, thừa cân có lẽ cũng từ đó mà ra. Trẻ con thích fastfood. Người lớn cũng ít ai ghét thứ đồ ăn tiện lợi này. Nhiều người sai lầm khi giảm cân, ngừa bệnh bằng cách giảm bữa chính, và thay vào đó là một suất đồ ăn nhanh. Giảm cân đâu chẳng thấy, chỉ thấy sau một thời gian ăn kiêng, các số đo cứ tăng vùn vụt. Đồ ăn nhanh bị kết tội không thương tiếc. Béo ngậy và nhiều đạm vẫn cứ là bản chất của đồ ăn nhanh. Bản thân fastfood không có tội. Thủ phạm khiến nó trở thành "tội đồ" gây nên đủ thứ bệnh chính là con người. Nếu biết ứng xử với nó đúng cách, pizza, pasta hay sandwich hay humberger... vẫn cứ là những món tuyệt đỉnh.Những con số "béo ngậy"- Một đùi gà rán hay một phần bánh mỳ bò bít tết trung bình cung cấp đến 800 kcalo (trong đó có 80g chất béo).- Riêng phần bò bít tết "thứ thiệt" gồm patê, jambong, trứng gà, xíu mại cho đến 1.200 kcalo (chứa khoảng 120g chất béo).- Một phần fastfood ba cánh gà tẩm bột chiên giòn chứa đến 1.000 kcalo (trong đó có trên 100g chất béo).- Một phần humberger rải mè chứa đến 200g đạm thịt (bò, gà, heo) cung cấp 1.200 kcalo nếu tính thêm cả ly nước ngọt hay cốc cà phê đen.- Một chiếc bánh pizza nhỏ có nhân jambong, xúc xích, hải sản và thịt sốt có khi chứa đến 1.500 kcalo