Admon

New Member

Download Luận văn Ảnh hưởng của gibberellin đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của xà lách vụ Xuân - Hè 2008 tại thành Phố Huế miễn phí​





ĐẶT VẤN ĐỀ
Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày của mỗi người Việt. Theo (2002) và ICARD (2004) thì hầu hết các hộ gia đình đều tiêu thụ lượng rau tăng hơn so với năm trước đó. Các loại rau được tiêu thụ nhiều nhất là rau muống (95% số hộ), cà chua (88%). Hộ gia đình Việt Nam tiêu thụ trung bình 71kg rau quả/người/năm, trong đó rau chiếm 3/4.
Xà lách (Lactuca sativa L.) là loại rau ăn sống phổ biến, có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp cho cơ thể người các chất khoáng, enzim, hợp chất hữu cơ, đặc biệt nguồn vitamin E và C phong phú và rẻ tiền. Ngoài ra, trong xà lách còn chứa chất lactucarium có hoạt tính sinh học cao, có tác động đến thần kinh, làm giảm đau và gây ngủ. Xà lách còn có tác dụng giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, lợi sữa, trị ho, suy nhược tâm thần, táo bón, thấp khớp. Từ cây xà lách có thể chiết ra một loại dịch như nhựa để chế thành xirô hay để khô làm thành viên thuốc chữa bệnh. Xà lách là loại rau được làm xa lát quan trọng nhất. Xà lách quyết định chất lượng của hỗn hợp rau tươi và tính ngon miệng, nên được người tiêu dùng ưa chuộng, nhu cầu và khả năng tiêu thụ quanh năm rất lớn.
Xà lách là loại rau ăn lá có đặc điểm sinh trưởng như: cây thấp; rễ ngắn, ăn nông; có thể trồng dày; có khả năng cho năng suất cao; thích ứng rộng trên nhiều vùng sinh thái; ít sâu bệnh; thời gian sinh trưởng ngắn ngày, quay vòng/6 - 7 lần/năm. nên mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu được đầu tư thâm canh đúng mức, đẩy mạnh trồng xà lách là điều kiện sử dụng có hiệu quả các loại đất, góp phần cải tạo đất trong chế độ luân canh thích hợp, tận dụng được sức lao động ở địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo thêm nhiều sản phẩm cho xã hội, đáp ứng nhu cầu rau xanh tại chỗ ngày càng cao của nhân dân. Tuy nhiên, xà lách yêu cầu đất tơi xốp, thoáng khí, giàu chất dinh dưỡng, yêu cầu ẩm độ cao trong suốt chu kỳ sinh trưởng. Thêm vào đó việc khó bảo quản khi di chuyển xa đã làm cho xà lách khan hiếm và có giá trị cao trên thị trường miền Trung.
Diện tích sản xuất rau toàn tỉnh Thừa Thiên Huế trên 4.700 ha, song phân bố không đều, manh mún, nhỏ lẻ, mang tính thời vụ, năng suất thấp chỉ có một số vùng trồng tập trung, chuyên canh, ở thành phố Huế và một số xã như: Điền Lộc - huyện Phong Điền; Quảng Thành, Quảng Thọ - Quảng Điền; Hương Xuân, Hương Chữ, Hương An - Hương Trà; Phú Mậu - Phú Vang; Hương Lộc, Hương Phú - Nam Đông.
Trên bờ thành thuộc phường Tây Lộc là vùng sản xuất và cung cấp rau thường xuyên cho thành phố Huế. Tuy nhiên năng suất còn thấp do diện tích ít, đất chủ yếu là đất thịt nhẹ, hàm lượng dinh dưỡng thấp, các chất dinh dưỡng thường xuyên bị rửa trôi do mưa lớn. Mùa khô, chủng loại, năng suất và chất lượng rau thường thấp. Bù lại, giá rau mùa khô thường cao gấp 3 - 7 lần, lợi nhuận cao, đã hấp dẫn người sản xuất.
Trong các chất điều hòa sinh trưởng thực vật, GA3 tăng vận chuyển auxin về vùng sinh trưởng mạnh. Do vậy, gibberellin ảnh hưởng lên sự giãn của tế bào theo chiều dọc, kích thích sự sinh trưởng kéo dài của thân và lóng cây. Gibberellin kích thích sự nảy mầm, chồi của các loại hạt và củ. của chúng. GA3 có tác dụng hoạt hóa sự hình thành các enzim thủy phân trong hạt như -amylaza. Enzim này sẽ xúc tác phản ứng biến đổi tinh bột thành đường, tạo điều kiện cho sự nảy mầm. Việc nghiên cứu, ứng dụng chất điều hòa sinh trưởng cho cây rau ở Thừa Thiên Huế còn ít được quan tâm, hiện chưa xác định được nồng độ xử lý phù hợp trong điều kiện thời tiết vụ Xuân – Hè.
Điều đó thúc đẩy chúng tui thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của gibberellin đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của xà lách vụ Xuân - Hè 2008 tại thành Phố Huế”

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày của mỗi người Việt. Theo (2002) và ICARD (2004) thì hầu hết các hộ gia đình đều tiêu thụ lượng rau tăng hơn so với năm trước đó. Các loại rau được tiêu thụ nhiều nhất là rau muống (95% số hộ), cà chua (88%). Hộ gia đình Việt Nam tiêu thụ trung bình 71kg rau quả/người/năm, trong đó rau chiếm 3/4.

Xà lách (Lactuca sativa L.) là loại rau ăn sống phổ biến, có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp cho cơ thể người các chất khoáng, enzim, hợp chất hữu cơ, đặc biệt nguồn vitamin E và C phong phú và rẻ tiền. Ngoài ra, trong xà lách còn chứa chất lactucarium có hoạt tính sinh học cao, có tác động đến thần kinh, làm giảm đau và gây ngủ. Xà lách còn có tác dụng giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, lợi sữa, trị ho, suy nhược tâm thần, táo bón, thấp khớp. Từ cây xà lách có thể chiết ra một loại dịch như nhựa để chế thành xirô hay để khô làm thành viên thuốc chữa bệnh. Xà lách là loại rau được làm xa lát quan trọng nhất. Xà lách quyết định chất lượng của hỗn hợp rau tươi và tính ngon miệng, nên được người tiêu dùng ưa chuộng, nhu cầu và khả năng tiêu thụ quanh năm rất lớn.

Xà lách là loại rau ăn lá có đặc điểm sinh trưởng như: cây thấp; rễ ngắn, ăn nông; có thể trồng dày; có khả năng cho năng suất cao; thích ứng rộng trên nhiều vùng sinh thái; ít sâu bệnh; thời gian sinh trưởng ngắn ngày, quay vòng/6 - 7 lần/năm... nên mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu được đầu tư thâm canh đúng mức, đẩy mạnh trồng xà lách là điều kiện sử dụng có hiệu quả các loại đất, góp phần cải tạo đất trong chế độ luân canh thích hợp, tận dụng được sức lao động ở địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo thêm nhiều sản phẩm cho xã hội, đáp ứng nhu cầu rau xanh tại chỗ ngày càng cao của nhân dân. Tuy nhiên, xà lách yêu cầu đất tơi xốp, thoáng khí, giàu chất dinh dưỡng, yêu cầu ẩm độ cao trong suốt chu kỳ sinh trưởng. Thêm vào đó việc khó bảo quản khi di chuyển xa đã làm cho xà lách khan hiếm và có giá trị cao trên thị trường miền Trung.

Diện tích sản xuất rau toàn tỉnh Thừa Thiên Huế trên 4.700 ha, song phân bố không đều, manh mún, nhỏ lẻ, mang tính thời vụ, năng suất thấp chỉ có một số vùng trồng tập trung, chuyên canh, ở thành phố Huế và một số xã như: Điền Lộc - huyện Phong Điền; Quảng Thành, Quảng Thọ - Quảng Điền; Hương Xuân, Hương Chữ, Hương An - Hương Trà; Phú Mậu - Phú Vang; Hương Lộc, Hương Phú - Nam Đông...

Trên bờ thành thuộc phường Tây Lộc là vùng sản xuất và cung cấp rau thường xuyên cho thành phố Huế. Tuy nhiên năng suất còn thấp do diện tích ít, đất chủ yếu là đất thịt nhẹ, hàm lượng dinh dưỡng thấp, các chất dinh dưỡng thường xuyên bị rửa trôi do mưa lớn. Mùa khô, chủng loại, năng suất và chất lượng rau thường thấp. Bù lại, giá rau mùa khô thường cao gấp 3 - 7 lần, lợi nhuận cao, đã hấp dẫn người sản xuất...

Trong các chất điều hòa sinh trưởng thực vật, GA3 tăng vận chuyển auxin về vùng sinh trưởng mạnh. Do vậy, gibberellin ảnh hưởng lên sự giãn của tế bào theo chiều dọc, kích thích sự sinh trưởng kéo dài của thân và lóng cây. Gibberellin kích thích sự nảy mầm, chồi của các loại hạt và củ. của chúng. GA3 có tác dụng hoạt hóa sự hình thành các enzim thủy phân trong hạt như -amylaza. Enzim này sẽ xúc tác phản ứng biến đổi tinh bột thành đường, tạo điều kiện cho sự nảy mầm. Việc nghiên cứu, ứng dụng chất điều hòa sinh trưởng cho cây rau ở Thừa Thiên Huế còn ít được quan tâm, hiện chưa xác định được nồng độ xử lý phù hợp trong điều kiện thời tiết vụ Xuân – Hè.

Điều đó thúc đẩy chúng tui thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của gibberellin đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của xà lách vụ Xuân - Hè 2008 tại thành Phố Huế”

1.2. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI

- Đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cây xà lách trồng trên đất thịt nhẹ dưới ảnh hưởng của GA3.

- Xác định được nồng độ GA3 phù hợp cho xà lách khi trồng trên đất thịt nhẹ ở Thành Phố Huế.

- Xác định được nồng độ GA3 phù hợp cho sự nảy mầm của hạt và sinh trưởng của cây xà lách con.

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đề tài chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu về khả năng sinh trưởng và năng suất xà lách dưới ảnh hưởng của GA3 trên đất thịt nhẹ và xử lý GA3 đến sự nảy mầm của hạt và sinh trưởng của cây con trên đĩa petri và cốc nhựa.

- Thời gian nghiên cứu:

+ Thí nghiệm 1: từ ngày 23 đến ngày 28 tháng 3/2008

+ Thí nghiệm 2: từ ngày 27 đến ngày 2 tháng 4/2008

+ Thí nghiệm 3: từ ngày 16/4 đến ngày 6/5/2008

- Địa điểm:

+ Thí nghiệm 1và 2: tiến hành trong phòng.

+ Thí nghiệm 3: vùng đất thịt nhẹ tại phường Tây Lộc – Thành phố Huế.

1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

- Ý nghĩa khoa học:

Cung cấp thêm dữ liệu mới về sinh trưởng, năng suất và chất lượng của xà lách trồng trên đất thịt nhẹ khi được phun GA3.

Cung cấp thêm dữ liệu mới về khả năng nảy mầm của hạt xà lách và sinh trưởng của cây con khi được xử lý GA3.

- Ý nghĩa thực tiễn:

Xác định được nồng độ GA3 phù hợp với điều kiện thời tiết ở Thừa Thiên Huế, góp phần đề xuất hướng tác động giúp vườn rau đạt năng suất cao. Đồng thời có thể tiếp tục nghiên cứu để mở rộng cho các vùng trồng rau khác có điều kiện khí hậu và đất đai tương tự.

PHẦN THỨ HAI

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY XÀ LÁCH

2.1.1. Nguồn gốc và phân loại

Theo Ryder và Whitaker, xà lách có nguồn gốc từ Địa Trung Hải sau đó được các nhà truyền đạo, thương nhân du nhập ra khắp thế giới. Những dấu hiệu sớm nhất cho thấy sự tồn tại của xà lách khoảng 4.500 năm trước công nguyên qua hình khắc trên mộ cổ Ai Cập mới được tìm thấy.

Xà lách đã phát triển lan rộng qua khỏi lòng chảo Địa Trung Hải, đặc biệt đã có mặt trong nền văn minh của La Mã và Hy Lạp cổ đại. Về sau xà lách phát triển đến Tây Âu rồi các địa phương khác. Xà lách là thực vật bậc cao có đơn vị phân loại như sau:

Ngành hạt kín: Angiosprematophy

Lớp 2 lá mầm: Dicotyledoneae

Dưới lớp cúc: Asteridae

Bộ cúc: Asterales

Họ cúc: Compositae

Chi: Lactuca, có số lượng nhiễm sắc thể là 8, 9, 17 cặp.

Có rất nhiều loài hoang dại được sử dụng như nguồn chống chịu sâu bệnh.

Giống xà lách (Lactuca sativa L.) có khoảng 300 loại, có 7 cấp độ nhiễm sắc thể như 2n = 10, 16, 18, 32, 34, 36, 48, vv...Nhưng chỉ có 4 loại được công nhận từ việc thành lập nhóm nhân giống hữu ích bởi các phương pháp đã có ở giai đoạn 1940 - 1960. Các loài đó là:

+ Lactuca sativa: là loài thông dụng nhất, có nhiều dạng khác nhau, năng suất cao phẩm chất ngon được người dân ưa thích và được trồng rộng rãi ở nhiều nơi.

+ Lactuca serriola: loại này có hạt rất nhỏ, mầm hình thành ngay ở thân, lá tương đối nằm ngang có thể có răng cưa ở mép lá hay bản lá hình cánh hoa hồng.

+ Lactuca saligna: bản lá trải ngang và có răng cưa.

+ Lactuca virosa: có hạt và phẳng, lá có màu xanh lục nh
 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Khảo sát ảnh hưởng của NAA và GA3 lên khả năng sinh trưởng của nấm linh chi Ganoderma lucidum Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu ảnh hưởng của muội than đến cơ tính và tổ chức của hỗn hợp PBT/PA6 Khoa học kỹ thuật 0
D Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong 3 tiểu thuyết của Hồ Anh Thái Văn học 0
D Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái Văn học 0
D Ảnh hưởng từ sự linh hoạt của nhà cung cấp dịch vụ tới lòng trung thành của khách hàng tổ chức Luận văn Kinh tế 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định của người mua nhà ở của người mua nhà khu vực đô thị Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại đông nam á Luận văn Kinh tế 0
D PHÂN TÍCH một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 của một số QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI năm 2014 Khoa học Tự nhiên 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất làm việc từ xa của nhân viên văn phòng tại Tp. HCM Văn hóa, Xã hội 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư để ở của khách hàng cá nhân Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top