anh_peo

New Member

Download Đề tài Ảnh hưởng của môi trường luật pháp Mỹ tới hoạt động kinh doanh của công ty xuất khẩu thuỷ sản II Quảng Ninh miễn phí​


Nội dung Trang
Lời nói đầu …………………………………………………………..1
Chương I: Công ty xuất khẩu thuỷ sản II quảng ninh và ảnh hưởng của môi trương luật pháp mỹ……………….……...3
1.1. Mỹ – một thị trường thuỷ sản đầy tiềm năng………………..3
1.2. Thực trạng xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam………………4
1.3. Sơ lược về tình hình hoạt động của công ty………………….6
Chương II: tác động của môi trường luật pháp Mỹ đến hoạt động kinh doanh của công ty……………………………....10
2.1. Đối với Luật thuế và Hải quan………………………………11
2.2. Đối với Luật khắc phục những bất lợi………………………13
2.2.1. Luật thuế đối kháng………………………………………...14
2.2.2. Luật chống bán phá giá……………………………………..14
2.2.3. Các cuộc điều tra chống bán phá giá………………………..24
2.3. Quy định về trách nhiệm đối với sản phẩm………………...27
2.4. Đối với quyền tự vệ…………………………………………. .28
2.5. Đối với bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ……………………….. .28
Chương III: bài học kinh nghiệm và giải pháp giúp công ty khắc phục những khó khăn………………………………….31
3.1. Bài học kinh nghiệm…………………………………………31
3.2. Giải pháp giúp công ty khắc phục khó khăn………………34
3.2.1. Giải pháp mang tầm vĩ mô……………………………………..34
3.2.2. Giải pháp cấp công ty…………………………………………..39
3.2.2.1. Nâng cao năng lực của công ty………………………39
3.2.2.2. Nghiên cứu và nắm vững hệ thống luật pháp Mỹ…….40
3.2.2.3. Tiến hành mua bảo hiểm cho sản phẩm………………41
3.2.2.4. Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị và xúc tiến…………….42
3.2.2.5. Làm quen với các vụ kiện tụng………………………42
3.2.2.6. Lưu ý khi làm thủ tục xuất khẩu……………………..44
Kết luận……………………………………………………………..46
Danh mục tài liệu tham khảo……………………………….47




Lời nói đầu

Ngày nay, thế giới đang đến Việt Nam và Việt Nam cũng bắt đầu đi ra thế giới. Đây là xu hướng hoàn toàn phù hợp với quy luật của sự phát triển, là điều kiện tiên quyết để Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Những năm gần đây chúng ta đã chứng kiến sự “vươn vai” của hàng hoá Việt Nam vào thị trường quốc tế, trong đó không thể không kể đến sự lớn mạnh của mặt hàng thuỷ sản. Đây là mặt hàng có thế mạnh lớn bởi nước ta có vùng chủ quyền khai thác rộng lớn. Hiện nay, Mỹ là thị trường lớn nhất tiêu thụ thuỷ sản Việt Nam. Mặc dù Mỹ là một thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới với nhu cầu nhập khẩu lớn, đa dạng và ổn định; và đặc biệt là chúng ta đã có những thuận lợi về xuất khẩu sau khi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ ký kết nhưng chúng ta nhận thấy một thực tế khách quan là phần lớn các công ty Thuỷ sản của nước ta muốn (hay đã) xuất khẩu vào thị trường Mỹ đã gặp rất nhiều khó khăn.Và công ty thuỷ sản II Quảng Ninh không nằm ngoài tình trạng này, ông Ngô Duy Thực – Giám đốc công ty cho biết: “Mỹ là một thị trường rộng lớn và phức tạp nên có thể gây choáng ngợp cho các nhà xuất khẩu Việt Nam”.

Vấn đề đặt ra là tại sao công ty thuỷ sản II Quảng Ninh đến nay mới “bắt đầu” nhận thấy rằng vào thị trường Mỹ lắm lợi ích và cũng đầy khó khăn thử thách? Bài viết “ảnh hưởng của môi trường luật pháp Mỹ tới hoạt động kinh doanh của công ty xuất khẩu thuỷ sản II Quảng Ninh” sẽ phân tích những khó khăn về luật pháp Mỹ và đề xuất một số giải pháp nhằm giúp công ty khắc phục những khó khăn ấy khi công ty kinh doanh trên thị trường Mỹ.

Bài viết này bao gồm ba chương:
Chương I: Công ty xuất khẩu thuỷ sản II Quảng Ninhvà ảnh hưởng của môi trường luật pháp Mỹ
Chương II: Tác động của môi trường luật pháp Mỹ đến hoạt động kinh doanh của công ty
Chương III: Bài học kinh nghiệm và giải pháp giúp công ty khắc phục những khó khăn khi kinh doanh ở Mỹ

Mặc dù em đã rất nỗ lực nhưng do khuôn khổ thời gian hạn hẹp và trình độ còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận những ý kiến nhận xét và những đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn.

Chương I: Công ty xuất khẩu thuỷ sản II Quảng Ninh và ảnh hưởng của môi trường luật pháp Mỹ

1.1.Mỹ – Một thị trường thuỷ sản đầy tiềm năng
Mỹ đang là một thị trường nhiều triển vọng mà Việt nam mới bắt đầu khai thác. Thị trường này có sức mua rất lớn và giá cả tương đối ổn định, tuy nhiên trong thời gian qua, hàng thuỷ sản Việt nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ vẫn còn rất khiêm tốn so với nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này của Mỹ.
Với GDP bình quân đầu người năm 2000 là 32000USD, mức tăng trưởng trung bình của nền kinh tế là 4%/năm, Mỹ là một thị trường có sức tiêu dùng rất cao, đặc biệt là hàng thuỷ sản. Trung bình mỗi năm người Mỹ tiêu dùng 4,9 pounds thuỷ sản tương đương 8 kg, tăng 44,6% so với năm 19960 và 19,5% so với năm 19980. Trong tương lai, mức tiêu thụ thuỷ sản ngày càng tăng mạnh do xu hướng ngày càng có nhiều người Mỹ chuyển sang sử dụng sản phẩm thuỷ sản cho bữa ăn chính trong gia đình. Theo thống kê của Bộ thuỷ sản Mỹ, người Mỹ hiện sử dụng xấp xỉ 20% tổng sản lượng thuỷ sản thế giới, trong số đó thì hơn một nửa là thuỷ sản nhập khẩu. Tại Mỹ có nhiều cơ sở chế biến phải sử dụng nguyên liệu ngoại nhập. Có khoảng 1000 cơ sở chế biến cả nước phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu ngoại nhập. Do đó, Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu thuỷ sản hấp dẫn đối với tất cả các nước trên thế giới trong đó có Việt nam. Chỉ cần tăng lên 1% trong kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ cũng đã mở ra cơ hội vàng cho Việt nam tăng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản lên gấp hai lần.
Chính vì vậy, ngay từ năm 1994, Việt nam đã bắt đẫu xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ với kim ngạch khoảng 6 triệu USD. Và con số nay đã được tăng lên nhanh chóng qua các năm, 1999 xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường này đạt 125,9 triệu USD, năm 2000 đạt 304,359 triệu USD, và đến năm 2001, đã tăng lên 500 triệu USD, biến thị trường Mỹ trở thành thị trường chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam, từ 11,6% thị phần năm 1998 đã tăng lên 28,92% vào năm 2001 và khả năng thị phần xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam vào thị trường Mỹ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó, trong thời gian vừa qua, Ngành thuỷ sản Việt nam cũng gặp không ít khó khăn trong việc xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ. Đó là các nhà sản xuất cá nheo của Mỹ đang thực hiện các biện pháp để hạn chế việc xuất khẩu các sản phẩm cá tra và cá basa của ta, như tuyên truyền cá của Việt nam không đáp ứng được các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, nuôi trồng trong điều kiện ô nhiễm. Đồng thời một số Nghị sỹ của Mỹ yêu cầu áp dụng luật chống phá giá do giá cá của ta rẻ hơn cá catfish của Mỹ 1USD/kg và tốc độ xuất khẩu vào Mỹ tăng nhanh. Và đặc biệt ngày 1/7/2000 họ còn đưa ra Quốc hội Hoa kỳ dự luật HR 2439, gọi là ( Country of origin labelling Bill” ( nhãn mác của nước xuất xứ). Dự luật HR2330 liên quan đến cá tra và cá basa của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Mỹ.
1.2. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào Mỹ trong những năm qua
Bắt đầu từ năm 1994, sau khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam, những lô hàng thuỷ sản đầu tiên của Việt Nam đã có mặt trên thị trường Mỹ. Từ đó trở đi cho đến tháng 7 năm 2000, mặc dù chưa ký Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, nhưng giá trị xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam vẫn tăng đều đặn và tăng đột biến vào những năm 1995, 2000 và 2001, Mỹ đã vượt Nhật, trở thành nước nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam (xem bảng trang bên).
Trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, tôm đông chiếm tỷ lệ cao nhất. Theo số liệu thông báo của Hải quan Mỹ thì năm 2001 Việt Nam chỉ đứng thứ nhì sau Thái Lan với khối lượng trên 32.000 tấn và đạt giá trị là 417,8 triệu USD. Kế đến là mặt hàng cá tra, cá basa, đứng thứ ba là cá ngừ và thứ tư là các “ sản phẩm khác” bao gồm cá philê đông, cua tươi, cá biển đông, cá nước ngọt đông, cua đông… Cơ cấu giá trị xuất khẩu 4 loại thuỷ sản trên đây của Việt Nam vào Mỹ năm 2002 tương ứng như sau: tôm 79,8%; cá tra, basa 4,5%; cá ngừ 4,1%; và các sản phẩm khác 11,6%. Theo thống kê của Mỹ, sản phẩm thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đa dạng về chủng loại, có tới 135 loại sản phẩm khác nhau.

Vào thị trường Mỹ khó khăn, phức tạp là như vậy, nhưng cho đến nay chưa có một cơ quan chức năng nào của chính phủ đứng ra đảm nhiệm việc tư vấn, hướng dẫn cho doanh nghiệp. Ngay cả Bộ Thương mại cũng chưa phân định trách nhiệm này cho bộ phận cụ thể nào của mình. Điều này có nghĩa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vào Mỹ thật đấy, nhưng cho đến nay chúng ta chỉ mới dừng lại ở giai đoạn “hô hào” mà thôi.
Những vấn đề rút ra trên đây không chỉ là bài học có ích cho doanh nghiệp sản xuất chế biến, xuất khẩu hải sản mà còn có ích chung cho tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
3.2. giải pháp giúp công ty khắc phục những khó khăn khi kinh doanh trên thị trường Mỹ

Trong chiến lược phát xuất khẩu giai đoạn 2001 – 2005, công ty sẽ phấn đấu trở thành ngọn cờ đầu xuất khẩu thuỷ sản ở phía Bắc, đồng thời tăng tỷ trọng xuất sang thị trường có tiềm năng lớn nhất là Mỹ nhằm đa dạng hoá thị trường và đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty. Tuy vây, những mục tiêu đó chỉ có thể đạt được một cách đầy đủ nếu như các vấn đề đặt ra đối với sản xuất và xuất khẩu hàng thuỷ sản của công ty và vấn đề khó khăn về luật pháp vừa được phân tích ở trên được giải quyết bằng các biện pháp cụ thể và đồng bộ.

Do giới hạn của phạm vi đề tài nên trong bài viết này em chỉ đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn về mặt luật pháp mà công ty đang gặp phải khi kinh doanh trên thị trường Mỹ.

3.2.1. Giải pháp mang tầm vĩ mô

Trong bước đầu mở rộng quan hệ kinh tế sang thị trường Mỹ, vai trò của các cơ quan chính phủ rất quan trọng. Chính phủ và các Bộ vừa là người mở đường, tạo dựng quan hệ, người bảo hộ và bảo vệ cho tất cả các doanh nghiệp có khả năng xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ, dù đó là doanh nghiệp quốc doanh hay tư nhân.

Trong bài viết “Khởi động thực hiện Hiệp địh Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ”, Thứ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam cho rằng, các cơ quan của nhà nước có nhiệm vụ “… đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sớm mở trung tâm thương mại để giới thiệu sản phẩm; tăng cường công tác hỗ trợ pháp lý và tháo gỡ vướng mắc về thủ tục visa cho doanh nghiệp, thủ tục lập văn phòng thay mặt và các rào cản phi thuế quan mà Hoa Kỳ là nơi có rất nhiều vụ tranh chấp chống bán phá giá, tự vệ… Tranh thủ vận động thu hút đầu tư công nghệ cao, công nghệ sinh học và chế biến nông sản. Các Bộ, ngành tiếp tục triển khai tốt chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Hiệp định Thương mại để khai thác hết tiềm năng của thị trường này, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ, tăng sản phẩm, xây dựng mạng lưới tiêu thụ trong nước để cạnh tranh ngay trên đất nước ta khi mở cửa thị trường theo lộ trình…”

Các biện pháp hỗ trợ của các tổ chức, cơ quan quản lý Nhà nước giúp các doanh nghiệp nói riêng và các nhà sản xuất kinh doanh hàng thuỷ sản nói chung không đi chệch hướng và đạt tới thành công một cách thuận lợi hơn. Trong thời gian tới, sự hỗ trợ của Nhà nước đối với sự phát triển xuất khẩu thuỷ sản bao gồm:
Thứ nhất, là thực hiện chính sách đầu tư, tín dụng ưu đãi một cách hợp lý hơn. Nguồn vốn ưu đãi này nên tập chung cho các lĩnh vực xây dựng đội tàu đánh bắt xa bờ; phát triển các chợ, cảng thu mau hải sản từ các vùng có tiềm năng lớn; hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản và đổi mới công nghệ chế biến. Khi phân phối nguồn vốn này cần đưa ra yêu cầu cam kết sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả đối với từng địa phương, doanh nghiệp và hộ dân. Đồng thời có biện pháp kiểm tra liên tục, thường xuyên về tình hình thực hiện thông qua cán bộ chuyên môn tín dụng để có biện pháp sử lý kịp thời khi có sai phạm.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Khảo sát ảnh hưởng của NAA và GA3 lên khả năng sinh trưởng của nấm linh chi Ganoderma lucidum Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu ảnh hưởng của muội than đến cơ tính và tổ chức của hỗn hợp PBT/PA6 Khoa học kỹ thuật 0
D Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong 3 tiểu thuyết của Hồ Anh Thái Văn học 0
D Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái Văn học 0
D Ảnh hưởng từ sự linh hoạt của nhà cung cấp dịch vụ tới lòng trung thành của khách hàng tổ chức Luận văn Kinh tế 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định của người mua nhà ở của người mua nhà khu vực đô thị Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại đông nam á Luận văn Kinh tế 0
D PHÂN TÍCH một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 của một số QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI năm 2014 Khoa học Tự nhiên 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất làm việc từ xa của nhân viên văn phòng tại Tp. HCM Văn hóa, Xã hội 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư để ở của khách hàng cá nhân Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top