chym.chick
New Member
Download Đề tài Ảnh hưởng của việc sử dụng phân đạm đến khả năng tích lũy hàm lượng NO3-, NH4+ trong nước mặt và nước ngầm miễn phí
Các chỉ tiêu tích lũy NO3-, NH4+ đang tăng ở các lưu vực sông đặc biệt ở các lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy. Hàm lượng nitrit là yếu tố ô nhiễm cao nhất cả về quy mô phân bố cũng như hàm lượng tập trung trên đoạn sông đi qua khu Thái Nguyên, Cam Gía, chợ Mới (Bắc Cạn), cầu Loàng, thác Huống. Giá trị trung bình tại các vị trí quan trắc là 0,05 – 0,2 mg/l vượt quá TCCP mức A từ 5 – 20 lần và 4 lần so với mức B. Giá trị cao nhất đạt 2 – 2,8 mg/l cao hơn TCCP 56 lần so với mức B. Giá trị thấp nhất thường < 0,01 – 0,07 mg/l ở mức xấp xỉ và vượt quá TCCP mức A 1,4 lần. Trên đoạn sông Nhuệ, sông Đáy, mức độ ô nhiễm nitrit đã đến mức báo động, hầu hết các điểm đo trong lưu vực có giá trị vượt tiêu chuẩn mức A gấp 4 – 5 lần. Tích lũy NH4+ diễn ra trên diện khá rộng trong lưu vực. Tại các vị trí lấy mẫu trên sông Nhuệ hàm lượng NH4+ trung bình đạt 1,2 – 1,7 mg/l vượt tiêu chuẩn A (TCVN 5942 – 1995) từ 25 - 33 lần và vượt quá tiêu chuẩn B (TCVN 5942 – 1995) từ 1,2 – 1,7 lần. Trên sông Đáy, hàm lượng NH4+ tại các vị trí đo đạt từ 0,06 – 1,5 mg/l vượt quá tiêu chuẩn A từ 1,2 – 30 lần. Hàm lượng NH4+ tại các điểm đo trên các sông thuộc nội thành Hà Nội đạt trên 20mg/l vượt tiêu chuẩn B từ 10 – 20 lần [2].
Nguy hại hơn mức ô nhiễm đang tăng dần theo thời gian từ 2002 – 2003. Xã Yên Sở trong năm 2002 kết quả đo đạc cho thấy hàm lượng NH4+ là 37,2 mg/l đến năm 2003 tăng lên 45,2 mg/l, phường Bách Khoa mức ô nhiễm NH4+ từ 9.4 – 14,7mg/l có nơi chưa từng bị ô nhiễm NH4+ xong nay cũng đã vượt TCCP như Long Biên, Tây Mỗ, Đông Ngạc... hiện bản đồ nguồn nước bẩn bị nhiễm bẩn đã lan rộng ra toàn thành phố. Theo Lê Huy Hoàng mức ô nhiễm các hợp chất N và P trong nước dưới đất ở Hà Nội đang tăng lên. Diện tích nước dưới đất bị nhiễm bẩn tăng từ năm 1992 – 1995. Điều tra 109 giếng của 28 nhà máy nước có 48,6% số giếng khoan nhiễm bẩn bởi NH4+ trên 63% giếng nhiễm bẩn NO3-, 4% nhiễm bẩn NO2- [2].
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hàm lượng N (NH4+,NO3-) trong nước ruộng lúa, mương lúa và nước giếng khoan tại xã Đặng Xá - Gia Lâm - Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: trên diện tích đất đai thuộc các thôn: Đặng, An Đà, Cự Đà, Kim Âu, Lở xã Đặng Xá - Gia Lâm - Hà Nội.
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tại xã Đặng Xá.
- Điều tra cơ cấu cây trồng, mức độ sử dụng phân bón (tập trung vào phân đạm sử dụng cho cây trồng chính) trong nông hộ tại các điểm nghiên cứu.
- Phân tích, giám sát biến động hàm lượng NO3-, NH4+ trong vụ Đông Xuân ở nước mặt và nước ngầm tại một số địa điểm ruộng lúa, mương lúa và giếng khoan của vùng nghiên cứu.
- So sánh, đánh giá hàm lượng NO3-, NH4+ với tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước sử dụng trong nông nghiệp và nước sinh hoạt.
- Đề xuất giải pháp sử dụng hiệu quả phân đạm cho lúa, tránh lãng phí và giảm ảnh hưởng tích lũy của chúng đối với nước mặt và nước ngầm.
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục đích 2
1.2.2. Yêu cầu 2
PHẦN II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
2.1 Vai trò của phân khoáng trong sản xuất nông nghiệp 3
2.2 Tình hình sản xuất và sử dụng phân khoáng trên thế giới và Việt Nam 9
2.2.1 Tình hình sản xuất và sử dụng phân khoáng trên thế giới 9
2.2.2. Tình hình sản xuất và sử dụng phân khoáng ở Việt Nam 12
2.3 Sự mất đạm trong đất ngập nước 16
2.3.1 Sự mất đạm ở thể hơi NH3 17
2.3.2 Sự mất đạm do quá trình Nitrat hóa và phản Nitrat hóa 17
2.3.3 Sự mất đạm do rửa trôi bề mặt hay thấm sâu theo chiều thẳng đứng 19
2.4 Phân đạm và vấn đề tích lũy NO3-, NH4+ trong nước mặt và nước ngầm. 19
2.4.1 Độc tính của NO3- và NH4+ đối với cơ thể người và động vật 19
2.4.2. Sự tích lũy NO3-, NH4+ trong nước mặt và nước ngầm 22
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 29
3.2 Nội dung nghiên cứu 29
3.3 Phương pháp nghiên cứu 29
3.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp và thức cấp 29
3.2.2 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 32
3.2.3 Các phương pháp xử lý và đánh giá số liệu 33
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34
4.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 34
4.1.1 Đặc điểm tự nhiên 34
4.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 36
4.1.3 Biến động tình hình sản xuất nông nghiệp của xã một số năm gần đây 39
4.1.4 Phương hướng phát triển KT - XH 40
4.2 Tình hình sử dụng phân bón N, P2O5, K2O của xã Đặng Xá 40
4.3 Kết quả xác định nồng độ NH4+, NO3- và các yếu tố liên quan tại các điểm phân tích ở xã Đặng Xá 45
4.3.1 Động thái biến đổi NH4+, NO3- trong mương tưới cho lúa 46
4.3.2 Động thái biến đổi NH4+, NO3- trong ruộng lúa 49
4.3.3 Động thái biến đổi NH4+, NO3- trong nước ngầm 55
4.4 Đề xuất một số biện pháp sử dụng phân bón hiệu quả 59
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
5.1. Kết luận 62
5.2. Tồn tại và kiến nghị 63
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Môi trường ngày nay không phải là vấn đề quan tâm của mỗi quốc gia mà trở thành vấn đề toàn cầu. Bảo vệ môi trường là một tiêu chuẩn đạo đức, là điều kiện phát triển của một cá nhân, một cộng đồng, một quốc gia. Đặc biệt bảo vệ môi trường nước là vấn đề được quan tâm hàng đầu vì chúng rất dễ gây ra những ảnh hưởng trực tiếp cho con người các quần thể sinh vật đồng thời dễ lan truyền những tác động xấu ra những vùng lân cận. Nước là một nhân tố quyết định đến sự sống của các sinh vật trên hành tinh, hiện nay trên thế giới mức độ sử dụng nước ngày một tăng nhanh, thế giới có khoảng 14000 triệu km3 nước, nước mặn chiếm 97%, nước ngọt chiếm 3% chỉ có khoảng 10 triệu km3 nước có thể sử dụng được phần còn lại là nước đóng băng tập trung ở hai cực [1]. Nhu cầu nước cho các ngành cũng tăng lên khoảng 69% sử dụng trong nông nghiệp, 23% sử dụng cho công nghiệp, 8% nhu cầu cho đời sống.
Dưới sức ép của sự gia tăng dân số, nhu cầu lương thực thực phẩm đang tăng lên cả về số lượng và chất lượng cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thâm canh nông nghiệp và thói quen sử dụng nước tùy tiện không quan tâm đến chất lượng nước ở các nước chậm phát triển. Gần 20% dân số thế giới không được sử dụng nước sạch và 50% thiếu nước vệ sinh an toàn.
Việt Nam là một nước đang phát triển có bình quân thu nhập đầu người tháp, nông nghiệp chiếm một vai trò quan trọng đối với 75% lao động và 80% dân số sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Nông nghiệp là ngành sử dụng nước nhiều nhất chủ yếu là do tưới tiêu. Để đảm bảo an ninh lương thực cho toàn xã hội việc sử dụng phân bón đặc biệt là phân đạm nhằm tăng năng suất cây trồng đang ngày một tăng lên. Lượng phân bón hóa học sử dụng ở Việt Nam mức trung bình 62.7 kg/ha vào năm 1985 và 73.5 kg/ha vào năm 1990 và vẫn còn có chiều hướng gia tăng từ năm 1990 trở lại đây [30]. Đặc biệt, sử dụng phân đạm hóa học bị lạm dụng ở một số vùng trồng rau và thâm canh lúa nước gây ra dư thừa trong nước mặt và có nguy cơ tích lũy trong nước ngầm do nông dân sử dụng một lượng lớn và không hợp lý đó là nguồn sản sinh NO3-, NH4+ đi vào đất và nước. Khi bón phân đạm vào đất chủ yếu một phần cây trồng sử dụng được, 30 – 40% phần còn lại bị lãng phí theo con đường bay hơi vào khí quyển, rửa trôi theo nguồn nước tích lũy trong đất. Lượng phân bón thải vào môi trường nước gây ra ảnh hưởng đến nước mặt và nước ngầm, đặc biệt là tình hình tích lũy NO3-, NH4+ trong nước.
Do vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đặc biệt là phân đạm đến mức độ tích lũy NO3-, NH4+ là cần thiết, là cơ sở đề xuất biện pháp tránh tích lũy NO3-, NH4+ trong nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của việc sử dụng phân đạm đến khả năng tích lũy hàm lượng NO3-, NH4+ trong nước mặt và nước ngầm tại xã Đặng Xá - huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội”.
1.2. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu
1.2.1. Mục đích
Xác định ảnh hưởng của việc sử dụng phân đạm đến sự tích luỹ hàm lượng NO3-, NH4+ trong nước mặt và nước ngầm tại một số địa điểm ở xã Đặng Xá, đề xuất hướng sử dụng phân bón hợp lý, hiệu quả nhằm hạn chế ảnh hưởng tới môi trường nước.
1.2.2. Yêu cầu
- Điều tra, đánh giá mức độ sử dụng phân đạm đối với cây trồng ở một số hộ sản xuất nông nghiệp của xã Đặng Xá.
- Xác định mối liên quan giữa việc sử dụng phân đạm đến sự thay đổi hàm lượng NO3-, NH4+ và một số chỉ tiêu khác (DO, pH, Eh) trong nước mặt và nước ngầm ở một số điểm nghiên cứu.
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa NO3-, NH4+ trong nước mặt và nước ngầm.
- Đề xuất một số biện pháp sử dụng phân bón hiệu quả, hợp lý
PHẦN II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Vai trò của phân khoáng trong sản xuất nông nghiệp
Trong nền kinh tế của nước ta hiện nay, nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng. Một trong những biện pháp hàng đầu để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là sử dụng phân bón.Với tốc độ tăng dân số như hiện nay bình quân diện tích đất canh tác tính theo đầu người quá thấp. Nhưng con số đó lại ngày càng thấp hơn ở các nước đang phát triển do tốc độ tăng dân số và diện tích trồng trọt bị thu hẹp lại trong quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá. Để đảm bảo lương thực, thực phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, hướng thâm canh sản xuất nông nghiệp là biện pháp tất yếu. Theo thống kê, nhân dân các vùng thâm canh phải đầu tư 30 – 50% tổng chi phí trồng trọt vào phân bón khiến yêu cầu sử dụng phân bón ngày càng cao.
Việt Nam có trên 80% dân số sống bằng nghề nông, nông nghiệp đã cung cấp trên 40% tổng sản phẩm quốc doanh ( GDP ) và đóng góp vai trò quan trọng trong xuất khẩu nông sản. Trong vài năm gần đây kinh tế nông nghiệp cả nước tăng trưởng ở mức ổn định 5 – 7% /năm, mang lại thu nhập cho nông dân sống ở nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực cho xã hội, góp phần ổn định kinh tế xã hội của đất nước. Bón phân là biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng, hiệu quả và thu nhập của người sản xuất. Thực tiễn sản xuất ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở nước ta trong những năm qua đã chứng minh rằng, không có phân bón đặc biệt là phân hoá học thì không thể đạt năng suất và sản lượng cao. Nếu không có phân hoá học, nông nghiệp không thể nào trong tăng gấp 4 lần sản lượng trong vòng 50 năm, trở thành một trong các yếu tố cơ bản để tăng mức sống và trình độ văn minh. Phân bón hoá học đã chiếm lĩnh chủ yếu trong các loại phân được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp của hầu hết các nước trên thế giới [24].
Phân bón ngoài hiệu ứng trực tiếp là tăng năng suất cây trồng, nó còn có tác động rất lớn đến việc tạo ra nền đất thâm canh mà lâu nay người sử dụng ít chú ý tới. Tuy nhiên, sử dụng phân hoá học quá mức và không hợp lý đã dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến tính chất đất, phẩm chất nông sản cũng như môi trường, do đó ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người và động vật.
Trước thế kỷ XIX nông nghiệp thế giới nói chung và nông nghiệp Việt Nam nói riêng vốn là nền nông nghiệp hữu cơ. Ở châu Âu trước khi có phân hoá học, một ha không đủ cung cấp lương thực cho một người, điều này càng khẳng định vai trò không thể thiếu của phân hoá học trong nền nông nghiệp hiện nay khi có sự bùng nổ về dân số.
Trong bốn chất dinh dưỡng N, P, K, S cho cây trồng N ( Nitơ ) là chất dinh dưỡng số một, là nguyên tố tham gia vào tất cả các protein đơn giản và phức tạp, là thành phần chủ yếu của chất nguyên sinh của tế bào thực vật, N cũng là thành phần các axit nucleic đóng vai trò hết sức quan trọng trong trao đổi chất của cơ thể, cây trồng...Khi cung cấp không đủ Nitơ cho cây trồng thì cây trồng sinh trưởng và phát triển kém, lá vàng có màu lục nhạt, năng suất mùa màng giảm [17].
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: