khongtu

New Member
Theo Apple Reports Second Quarter Results, trong 3 tháng đầu năm 2014, doanh số bán hàng của Apple tại Việt Nam đã tăng gấp 3 lần. Như vậy, so với Ấn Độ, một trong những thị trường trọng điểm, doanh số đã vượt trên 5 lần tốc độ phát triển. Với những con số biết nói trong báo cáo trên, Apple đã có những động thái đầu tiên nhằm khai thác tiềm năng vẫn còn đang bỏ ngỏ tại thị trường Việt Nam.

Với dân số trẻ, thu nhập bình quân đầu người đang không ngừng tăng lên, cùng với sự phát triển vũ bão của khoa học kĩ thuật, nhu cầu được khẳng định bản thân của người trẻ Việt ngày càng cao. Đặc biệt là thông qua các thiết bị di động thông minh-mang theo. Và đây cũng là cơ sở tin tưởng cho một thị trường đầy tiềm năng. Phải chăng đó cũng là lí do vì sao Apple đã say sưa nói về tiềm năng của thị trường Việt Nam trong buổi công bố kết quả kinh doanh mới nhất của mình?

Trong suốt 6 năm kể từ thời điểm iPhone được giới thiệu, Apple gần như không có ý định thâm nhập thị trường Việt Nam. Những nguyên nhân cơ bản của vấn đề này xuất phát từ thói quen của thị trường và khách hàng sở tại.

Cụ thể như, đầu năm 2013, thời điểm Apple chính thức chen chân vào Việt Nam, cán cân thị trường lệch hẳn về phía thị trường hàng xách tay, với hơn 90%. Phần còn lại là hàng chính hãng, được phân phối “nhỏ giọt” bởi các đại gia viễn thông. Dường như, không khó để một ông lớn như Apple nhận ra sự “gai góc” với thế gọng kìm từ những “ông lớn” trên thị trường di động Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc “cạnh tranh” – không thương tiếc từ việc jailbreak (bẻ khóa) các máy iPhone, iPad nhằm cài đặt phần mềm miễn phí xảy ra trên gần 90% iDevice. Thực tế này xuất phát từ nguyên nhân người dùng Việt Nam hầu hết đều chỉ có nhu cầu chi trả cho việc mua thiết bị nhưng không muốn chi tiền cho bản quyền phần mềm.

Lí do cuối cùng chính là câu chuyện của bản quyền thương hiệu Apple, đang bị xâm phạm nghiêm trọng tại thị trường nước ta. Không hiếm chủ cửa hàng điện thoại di động để hình ảnh thương hiệu dù có hay không việc kinh doanh. Thiết nghĩ, hẳn đây là những rào cản to lớn ngăn Apple thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

Vậy đâu là đòn bẩy cho quyết định thâm nhập thị trường Việt Nam của Apple? Nhiều giả thiết đưa ra là từ sự bùng nổ về nhu cầu iDevice. Và TVC về iPad Air chính là động thái mới nhất của Apple minh chứng cho điều này với những hình ảnh rất Việt Nam.



Việc tận dụng cảm tình của người tiêu dùng Việt Nam thông qua những hình ảnh đất nước, con người,… thân quen, quả là một bước đi đầy khôn ngoan.

Đồng thời những hoạt động tương tác trực tiếp với iPad Air, rất “gần” với hoạt động của khách hàng mục tiêu của Apple hàng ngày. Đặc thù của ngành hàng công nghệ đòi hỏi việc giúp người dùng trải nghiệm được những chức năng của sản phẩm. Và với những hành động đơn giản, ứng với những thói quen thường ngày, người dùng một lần nữa cảm nhận được sự tinh tế tuyệt vời của sản phẩm.

Giới truyền thông nước ta hẳn vẫn đang rất hào hứng với việc “thú vị” này, nên không khó để tìm thấy những nhận định đầy “yêu thương” dành cho Apple như 24h.com.vn đưa tin với tự đề: “Việt Nam đẹp rạng ngời trong video quảng cáo iPad Air”, hay diễn đàn công nghệ lớn nhất Việt Nam, tinhte.vn cũng đưa tin: “Video quảng cáo iPad Air mới của Apple: đố biết có bao nhiêu thành phố Việt Nam có trong video?”.

Hiện, vẫn còn quá sớm để kết luận về thành công của Apple tại thị trường Việt Nam. Còn đó Samsung, Sony, LG, cũng như bài học còn trước mắt của Nokia và Microsoft. Câu chuyện đi về đâu, hẳn chúng ta còn phải cùng đón xem.

Một số hình ảnh Việt Nam trong video quảng cáo của Apple



 

Các chủ đề có liên quan khác

Top