Download miễn phí Bài giảng Cây công nghiệp dài ngày
Khai thác mủ là vi ệc cạo mủ trên vườn cây đã đạt đ ược ti êu chuẩ n. Khác với
nhiề u loại cây trồng khác việc cạo mủ kéo dài hầu hết thời gian trong năm. Nó cũng
đòi hỏi phải thực hiện nhiều động tác kỹ thuật chính xác và những hiểu biết về sinh lý
mủ sâu sắc để có thể thu đư ợc đầy đủ tiề m năng sản lư ợng vốn có của cây. Từ khâu
ch ọn cây nào nên được thu hoạch đến những kỹ thuật khai thác mủ như cạo h ình chữ S
hay kích thích m ủ đều cần có sự hiểu biết sâu sắc để có thể thu đ ư ợc tối đa lư ợng mủ
của vườn cây và duy trì việc khai thác lâ u dài trên vườn.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-06-04-bai_giang_cay_cong_nghiep_dai_ngay.BB3Z3lAyds.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-68451/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
ủ cung cấp khối lượng mủ nướcthoát ra ngoài ngay sau khi lớp vỏ cạo bị cắt. Vùng huy động mủ được hình thành do
ảnh hưởng chênh lệch áp suất bên trong ống mủ ở ngay nơi bị cắt và những vùng lân
cận. Ngay sau khi có một lượng mủ đầu tiên thoát ra sau nhát cạo, áp suất thẩm thấu
của các tế bào ngay miệng cạo giảm đột ngột đã gây sự di chuyển mủ nước từ các tế
bào lân cận đang ở tình trạng trương nước đến các tế bao đang bị giảm áp suất. Vùng
huy động mủ có chiều dài 50-60cm ở bên dưới vùng vỏ cạo đối với miệng cạo xuống
và ở phía trên đường cạo đối với miệng cạo lên (ngược). Thêm vào đó Ribailler (1972)
đưa ra giả thiết là đối với miệng cạo xuống còn có một vùng huy động mủ bên trên
73
miệng cạo, ở lớp vỏ tái sinh. Mặc dù vùng này nhỏ hơn vùng huy động mủ thông
thường. ước tính vùng này đã huy động được 30% khối lượng mủ trong tổng số mủ cạo
được (Hình 5.1).
Hình 5.1. Vùng huy
động mủ cạo xuôi (A)
và cạo ngược (B).
Vùng huy động
mủ là một yếu tố quyết định số mủ tiết ra và có đặc điểm: Tỷ lệ vùng huy động mủ trên
1cm chiều dài miệng cạo ở miệng cạo ngắn nhiều hơn miệng cạo dài.
Diện tích vùng huy động mủ ở đầu miệng cạo lớn hơn ở giữa miệng cạo. Thực tế
cho thấy mủ cao su tiết ra ở hai đầu miệng cạo lớn hơn ở giữa miệng cạo. Vùng huy
động mủ bị giới hạn ở các miệng cạo xuống khi miệng cạo gần đến mặt đất, do vậy sản
lượng thu được thấp. Khi cây được cạo theo một nhịp độ đều đặn các chất đồng hoá
được trong cây sẽ được sử dụng để vừa bảo đảm mức tăng trưởng thực vật của cây, vừa
sản xuất được khối lượng mủ tiết ra
+ Có bốn đặc tính chảy mủ quan trọng cần quan tâm là:
* Việc thu mủ quá nhiều trong năm này có thể dẫn đến sản lượng kém trong
những năm sau đó, và nặng nề hơn nữa là sự xuất hiện tỉ lệ cao cây bị bệnh khô mủ
(brown bast) trong vườn.
* Mỗi dòng vô tính sẽ thích ứng với một tổ hợp nhiều chế độ khai thác riêng cho
dòng vô tính đó. Ví dụ dòng PB235 có thể có một chế độ cạo trung bình đến nặng ngay
trong gia i đoạn đầu trong khi dòng GT1 nếu khai thác như vậy sẽ không thu được
nhiều mủ hơn là khai thác với một chế độ cạo nhẹ. Thêm vào đó, dòng PB235 thường
đáp ứng với kích thích mủ tốt hơn GT1 rất nhiều.
* Mủ cao su cũng thường chảy nhiều hơn trong những tháng cuối năm. Thường
trong ba tháng đầu năm không cho mủ cao, vì cây bị rụng lá, ra hoa và ra lá mới. Sản
lượng mủ sẽ tăng dần từ tháng 4 đến tháng 12. Tại Đông Nam Bộ người ta đã thống kê
được tỉ lệ sản lượng các tháng trong năm bình quân cho một số dòng vô tính chủ yếu
như GT1, RRIM600, PB235..., với một chế độ cạo 1/2S1/2d6d/7 như được trình bày ở
bảng phụ lục.
74
* Sản lượng của mủ cũng biến thiên trong các năm, từ khi bắt đầu khai thác đến
năm khai thác thứ 12 sản lượng sẽ tăng dần, gia i đoạn này được gọi giai đoạn khai thác
cao su non. Sau đó cho đến năm khai thác thứ 25 sản lượng thường cao và ổn định gọi
là gia i đoạn khai thác cao su trung niên, sau đó là giai đoạn cao su già sản lượng có
khuynh hướng giảm dần.
+ Kỹ thuật cạo mủ cao su hình chử S:
Hình 5.2: Hướng cạo
* Hướng đường miệng cạo:
Được qui định đối với cạo xuống là
từ 30-400 và cạo ngược là từ 40-450.
Với độ nghiêng này đường cạo sẽ cắt
được nhiều ống mủ nhất (chú ý rằng
hướng cạo luôn luôn ngược với
hướng ống mủ).
* Độ sâu lát cạo: Độ sâu được
tính từ mặt ngoài của vỏ cho đến
cách gỗ từ 1,1-1,5mm tùy theo tuổi cây, mùa vụ, dòng vô tính. Nếu cạo đụng đến gỗ
còn gọi là cạo phạm thì vỏ ở ngay chổ bị phạm sẽ không tái sinh được, gây trở ngại cho
thời kỳ khai thác trên vỏ tái sinh. Mặt khác nó sẽ tạo điều kiện cho bệnh loét sọc phát
triển. Cạo phạm cũng không làm cho mủ chảy ra bằng với cạo cách gỗ 1,1-1,5mm. Lớp
vỏ chừa lại này chính là tượng tầng mà nhờ nó vỏ có thể tái sinh trở lại trong những
chu kỳ khai thác sau. Ngược với cạo phạm là cạo cạn tức là cạo chưa sâu đến vị trí có
nhiều ống nhựa mủ nhất vì thế mủ sẽ không chảy hay chảy rất ít. Tuy nhiên cạo cạn
không gây bất kỳ một ảnh hưởng xấu nào đến quá trình sinh trưởng của cây.
* Độ hao dăm: Do nút mủ có độ dày là 1mm nên độ hao dăm cho phép là 1-
1,2mm cho cạo xuôi và 1-1,5mm cho cạo ngược.
* Chiều dài đường cạo: Thường trong khoảng từ 1/2 S đến 1S hay 1.1/2S. Cây
cao su khai thác càng già thì đường cạo càng dài. Chiều dài đường cạo thường tỉ lệ
thuận với sản lượng khai thác được trong lần cạo đó trong phạm vi đường cạo từ 1S-
1.1/2S. Nếu đường cạo dài thêm nữa có thể làm giảm sản lượng.
* Nhịp độ cạo: Mủ cao su có thể tái sinh lại sau 24 giờ kể từ lúc khai thác. Điều
này cho thấy nhịp độ cạo cao nhất là mỗi ngày cạo 1 lần. Tuy nhiên, hành động này có
Hướng cạo
Hướng ống mủ
300
75
thể làm giảm năng suất mủ trong những năm sau rất nhiều và ảnh hưởng mạnh đến sinh
lý bình thường của cây cao su. Thông thường thời gian giữa hai lần cạo là 2-3 ngày.
* Độ cao: Là khoảng cách từ điểm thấp của miệng cạo (miệng tiền) đến đất trong
trường hợp cây thực sinh. Đối với cây thực sinh có thân cây hình nón, càng lên cao
vanh thân càng nhỏ lạ i do đó để có miệng cạo dài hợp lý lúc mở miệng cạo lần đầu tiên
nên cạo thấp ở vị trí 0,6m cách mặt đất. Khi bắt đầu mở miệng cạo thường ở mức 1,1m
hay 0,65m cách mặt đất. Nếu cạo ngược thì độ cao bắt đầu cạo là 1,5m.
* Có hai loại cạo hình chữ S, một loại là cạo xuôi tức là việc cạo sẽ làm tiêu hao
vỏ theo hướng địa và ngược lại sự tiêu hao vỏ theo hướng thiên. Ở cây cao su đã khai
thác nhiều lần trên phần vỏ cạo từ 1,5m trở xuống đất người ta thường tiến hành cạo
ngược để gia tăng sản lượng trong mỗi lần cạo.
* Ngoài ra khi cạo cũng phải đảm bảo cho đường cạo không gợn sóng, vuông
tiền, vuông hậu, tránh vượt tuyến.
+ Kỹ thuật kích thích mủ: Có một số hóa chất có thể làm cho cây ra mủ nhiều
hơn, các chất đó được gọi là chất kích thích mủ (latex stimulant); ví dụ: AIA (acid
indol acetic), AIB (acid indolbutiric), 2,4D (acid diclorofenoxyacetic), 2,4,5T, CEPA
(acid cloetil phosphonic) hay còn gọi là ethepon, ethrel.
Cơ chế của tác động kích thích của các hóa chất này là hay chúng tự giải phóng
chất C2H4 vào mô cây hay là chúng kích thích mô vỏ tạo ra chất này. C2H4 đã làm cho
vỏ của hạt lutoid bền hơn và không thể bị vở khi chảy đến đường miệng cạo như thông
thường. Hệ quả là mủ cao su có chứa trong vỏ thân sẽ chảy nhiều hơn. Việc kích thích
mủ thông qua các hóa chất sẽ làm cho thời gian chảy mủ kéo dài hơn bình thường.
Chất kích thích mủ phổ biến hiện nay là Ethrel, chất này sau khi được bôi lên bề
bặt vỏ gần đường cạo thì sẽ thẩm thấu vào mô vỏ nằm gần tượng tầng. Có đến 90%
lượng thuốc được thấm vào mô vỏ sau 24 giờ bôi thuốc. Hiệu quả của thuốc được kéo
dài từ 1-2 tháng. ...