Download miễn phí Bài giảng Giới thiệu tổng quan về kế toán quốc tế và các chuẩn mực kế toán quốc tế





Giá trịcòn lại của tài sản thuê được đảm bảo:
a) Đối với bên thuê: Là phần giá trịcòn lại của tài sản thuê được bên thuê hay bên liên
quan với bên thuê đảm bảo thanh toán cho bên cho thuê (Giá trị đảm bảo là sốtiền bên thuê
phải trảcao nhất trong bất cứtrường hợp nào).
b) Đối với bên cho thuê: Là phần giá trịcòn lại của tài sản thuê được bên thuê hay bên
thứba có khảnăng tài chính không liên quan với bên cho thuê, đảm bảo thanh toán.
Giá trịcòn lại của tài sản thuê không được đảm bảo: Là phần giá trịcòn lại của tài sản
thuê được xác định bởi bên cho thuê không được bên thuê hay bên liên quan đến bên thuê
đảm bảo thanh toán hay chỉ được một bên liên quan với bên cho thuê, đảm bảo thanh toán.
Thời gian sửdụng kinh tế: Là khoảng thời gian mà tài sản được ước tính sửdụng một
cách hữu ích hay sốlượng sản phẩm hay đơn vịtương đương có thểthu được từtài sản cho
thuê do một hay nhiều người sửdụng tài sản.
Thời gian sửdụng hữu ích: Là khoảng thời gian sửdụng kinh tếcòn lại của tài sản thuê
kểtừthời điểm bắt đầu thuê, không giới hạn theo thời hạn hợp đồng thuê.
Đầu tưgộp trong hợp đồng thuê tài chính: Là tổng khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu
theo hợp đồng thuê tài chính (đối với bên cho thuê;) cộng (+) giá trịcòn lại của tài sản thuê
không được đảm bảo



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

vay;
(e) Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp;
(g) Tiền thu do được hoàn thuế;
(h) Tiền thu do được bồi thường, được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế;
(i) Tiền chi trả công ty bảo hiểm về phí bảo hiểm, tiền bồi thường và các khoản tiền
khác theo hợp đồng bảo hiểm;
(k) Tiền chi trả do bị phạt, bị bồi thường do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng kinh tế.
09. Các luồng tiền liên quan đến mua, bán chứng khoán vì mục đích thương mại được
phân loại là các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh.
Luồng tiền từ hoạt động đầu tư
10. Luồng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư là luồng tiền có liên quan đến việc mua
sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc
các khoản tương đương tiền. Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động đầu tư, gồm:
(a) Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác, bao gồm cả
những khoản tiền chi liên quan đến chi phí triển khai đã được vốn hóa là TSCĐ vô hình;
(b) Tiền thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác;
(c) Tiền chi cho vay đối với bên khác, trừ tiền chi cho vay của ngân hàng, tổ chức tín
dụng và các tổ chức tài chính; tiền chi mua các công cụ nợ của các đơn vị khác, trừ trường
hợp tiền chi mua các công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiền và mua các công cụ
nợ dùng cho mục đích thương mại;
(d) Tiền thu hồi cho vay đối với bên khác, trừ trường hợp tiền thu hồi cho vay của ngân
hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính; tiền thu do bán lại các công cụ nợ của đơn vị
khác, trừ trường hợp thu tiền từ bán các công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiền
và bán các công cụ nợ dùng cho mục đích thương mại;
(đ) Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, trừ trường hợp tiền chi mua cổ phiếu vì
mục đích thương mại;
(e) Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, trừ trường hợp tiền thu từ bán lại cổ
phiếu đã mua vì mục đích thương mại;
(g) Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận nhận được.
Luồng tiền từ hoạt động tài chính
11. Luồng tiền phát sinh từ hoạt động tài chính là luồng tiền có liên quan đến việc thay
đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp. Các luồng tiền
chủ yếu từ hoạt động tài chính, gồm:
(a) Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu;
(b) Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của chính doanh nghiệp
đã phát hành;
(c) Tiền thu từ các khoản đi vay ngắn hạn, dài hạn;
(d) Tiền chi trả các khoản nợ gốc đã vay;
(đ) Tiền chi trả nợ thuê tài chính;
(e) Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu.
Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính
và doanh nghiệp bảo hiểm
12. Đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp bảo hiểm,
các luồng tiền phát sinh có đặc điểm riêng. Khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các tổ chức
này phải căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động để phân loại các luồng tiền một cách thích
hợp.
13. Đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, các luồng tiền sau đây được
phân loại là luồng tiền từ hoạt động kinh doanh:
(a) Tiền chi cho vay;
(b) Tiền thu hồi cho vay;
(c) Tiền thu từ hoạt động huy động vốn (kể cả khoản nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm của
các tổ chức, cá nhân khác);
(d) Trả lại tiền huy động vốn (kể cả khoản trả tiền gửi, tiền tiết kiệm của các tổ chức, cá
nhân khác);
(đ) Nhận tiền gửi và trả lại tiền gửi cho các tổ chức tài chính, tín dụng khác;
(e) Gửi tiền và nhận lại tiền gửi vào các tổ chức tài chính, tín dụng khác;
(g) Thu và chi các loại phí, hoa hồng dịch vụ;
(h) Tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi đã thu;
(i) Tiền lãi đi vay, nhận gửi tiền đã trả;
(k) Lãi, lỗ mua bán ngoại tệ;
(l) Tiền thu vào hay chi ra về mua, bán chứng khoán ở doanh nghiệp kinh doanh chứng
khoán;
(m) Tiền chi mua chứng khoán vì mục đích thương mại;
(n) Tiền thu từ bán chứng khoán vì mục đích thương mại;
(o) Thu nợ khó đòi đã xóa sổ;
(p) Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh;
(q) Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh.
14. Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, tiền thu bảo hiểm, tiền chi bồi thường bảo hiểm
và các khoản tiền thu vào, chi ra có liên quan đến điều khoản hợp đồng bảo hiểm đều được
phân loại là luồng tiền từ hoạt động kinh doanh.
15. Đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp bảo hiểm,
các luồng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính tương tự như đối với các doanh
nghiệp khác, trừ các khoản tiền cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính
được phân loại là luồng tiền từ hoạt động kinh doanh vì chúng liên quan đến hoạt động tạo ra
doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp.
PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh
16. Doanh nghiệp phải báo cáo các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh theo một trong
hai phương pháp sau:
(a) Phương pháp trực tiếp: Theo phương pháp này các chỉ tiêu phản ánh các luồng tiền
vào và các luồng tiền ra được trình bày trên báo cáo và được xác định theo một trong 2 cách
sau đây:
- Phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu và chi theo từng nội dung thu, chi từ
các ghi chép kế toán của doanh nghiệp.
- Điều chỉnh doanh thu, giá vốn hàng bán và các khoản mục khác trong báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh cho:
+ Các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu và các khoản phải trả từ
hoạt động kinh doanh;
+ Các khoản mục không phải bằng tiền khác;
+ Các luồng tiền liên quan đến hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
(b) Phương pháp gián tiếp: Các chỉ tiêu về luồng tiền được xác định trên cơ sở lấy tổng
lợi nhuận trước thuế và điều chỉnh cho các khoản:
- Các khoản doanh thu, chi phí không phải bằng tiền như khấu hao TSCĐ, dự phòng...
- Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện;
- Tiền đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu và các khoản phải trả từ
hoạt động kinh doanh (trừ thuế thu nhập và các khoản phải nộp khác sau thuế thu nhập doanh
nghiệp);
- Lãi lỗ từ hoạt động đầu tư.
Luồng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính
17. Doanh nghiệp phải báo cáo riêng biệt các luồng tiền vào, các luồng tiền ra từ hoạt
động đầu tư và hoạt động tài chính, trừ trường hợp các luồng tiền được báo cáo trên cơ sở
thuần được đề cập trong các đoạn 18 và 19 của Chuẩn mực này.
Báo cáo các luồng tiền trên cơ sở thuần
18. Các luồng tiền phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư hay hoạt
động tài chính sau đây được báo cáo trên cơ sở thuần:
(a) Thu tiền và chi trả tiền hộ khách hàng:
- Tiền thuê thu hộ, chi hộ và trả lại cho chủ sở hữu tài sản;
- Các quỹ đầu tư giữ cho khách hàng;
- Ngân hàng nhận và thanh toán các khoản tiền g
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top