Download miễn phí Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Tăng trưởng kinh tế
5. Mô hình tăng trưởng Solow là một mô hình động
a. Tĩnh so với động: chụp ảnh và quay video
b. Trong các mô hình tăng trưởng, cân bằng dài hạn được gọi là trạng thái dừng
(ss: steady state). [ sựcân bằng mà tại đó những biến sốmà chúng ta xem xét
đến không đổi (hằng số); các biến khác có thểthay đồi nhưng chúng đang
thay đổi ởtốc độkhông đổi]. Hãy suy nghĩso sánh với một cái bồn tắm đang
được mởnước vào và cũng đang xảnước ra - nếu tốc độvào bằng tốc độra,
mức nước trong bồn đang ởtrạng thái dừng]
c. “Dài hạn” có nghĩa là dòng thời gian mà theo đó tất cảcác điều chỉnh được
thực hiện. Khái niệm này sẽkhác nhau đối với những trường hợp ứng dụng
khác nhau:
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-03-03-bai_giang_kinh_te_vi_mo_tang_truong_kinh_te.oddJkeOV5H.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-62145/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Chương trình giảng dạy kinh tế FulbrightNiên khóa 2006-07
Kinh tế vĩ mô Tăng trưởng kinh tế
David Spencer/ Chau Van Thanh 1
Tăng trưởng kinh tế
1. Số liệu lịch sử về PCI:
a. Tăng trưởng theo thời gian - được giải thích từ mô hình tăng trưởng của
Solow
b. Y không tăng một cách liên tục: chu kỳ kinh tế (kinh doanh)
2. Hiểu được các yếu tố xác định tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng
a. Tăng trưởng còn có nghĩa cải thiện mức sống (sản lượng đầu người)
• Nếu sản lượng đầu người tăng ở mức 2% năm, mất khoảng 35 năm
để mức sống tăng gấp đôi; nếu tăng ở mức 4%, sẽ mất 18 năm
• Một số nước, đặc biệt là các nước Đông Á, đạt tăng trưởng rất nhanh
hơn 30 năm qua trong khi nhiều nước (châu Phi) không có thành tích
tăng trưởng tốt
b. Năng suất trên toàn thế giới chậm lại hơn 20 năm qua (tốc độ tăng thu nhập
đầu người của Mỹ giảm): 1960s: 2,8%; 1970s: 1,8%; 1980s: 1,7%
3. Trong dài hạn, Y được xác định bởi phía cung của nền kinh tế:
Y = F(K, L)
a. K tăng cùng với I; I phụ thuộc vào S. Tỷ lệ tiết kiệm cao hơn, tích lũy vốn
nhanh hơn và sản lượng thực tăng nhanh hơn
b. L phụ thuộc vào: tốc độ tăng dân số (sinh, chết, di dân); tỷ lệ tham gia của
LLLĐ
c. F(.) phụ thuộc: thay đổi công nghệ; sắp xếp thể chế
4. Sắp xếp thể chế
a. Các xã hội loài người đã từng tồn tại qua hàng ngàn năm mà không có tăng
trưởng kinh tế. Nhiều lý do: thiếu thể chế cơ bản cần thiết
b. Thể chế quan trọng vì chúng là các yếu tố có tính nguyên tắc tạo ra động cơ
khuyến khích [cung cấp cơ hội và giảm thiểu ràng buộc]
c. Đối với tăng trưởng kinh tế, có 2 loại động cơ khuyến khích :
• Động cơ khuyến khích nhắm vào sản xuất hiệu quả ứng với nhập
lượng và công nghệ cho trước
• Động cơ khuyến khích hướng vào mở rộng khả năng sản xuất của
nền kinh tế để sản xuất thông qua tích tụ vốn và tiến bộ công nghệ
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
Niên khóa 2006-07
Kinh tế vĩ mô Tăng trưởng kinh tế
David Spencer/ Chau Van Thanh 2
d. Cả hai động cơ khuyến khích đều yêu cầu:
• Thị trường:
1. Cho phép thu lợi từ chuyên môn hoá và ngoại thương
2. Hệ thống giá hướng vào việc khuyến khích hiệu quả
3. Mở cửa ngoại thương cũng rất quan trọng
[ Để tất cả các thị trường hoạt động tốt, chúng ta cần quyền sở hữu và tiền]
• Quyền sở hữu tư nhân: (luật lệ liên quan đến quyền sở hữu, quyền
sử dụng và quyền chuyển nhượng các yếu tố sản xuất, hàng hoá và
dịch vụ)
1. Bảo đảm những chủ sở hữu có thể hưởng được các kết quả
tương lai từ các quyết định được thực hiện hôm nay
2. Quyền sở hữu hướng vào việc tạo ra các động cơ khuyến khích
đúng
3. Chính phủ phải xác lập quyền sở hữu; phải cưỡng lại các cám
dỗ thay đổi qui định, luật lệ (mất niềm tin)
4. Sự cưỡng chế bao giờ cũng tốn kém
• Hệ thống tài chính hữu hiệu
1. Giao dich tiền tệ rất quan trọng cho hiệu quả kinh tế
2. Hệ thống thị trường tài chính phát triển và được tổ chức tốt
(như là thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu) cần thiết cho
việc thu hút tiết kiệm và khuyến khích đầu tư hiệu quả (tích lũy
vốn)
Không có các thể chế này, viễn cảnh tăng trưởng kinh tế bị giới hạn
5. Mô hình tăng trưởng Solow là một mô hình động
a. Tĩnh so với động: chụp ảnh và quay video
b. Trong các mô hình tăng trưởng, cân bằng dài hạn được gọi là trạng thái dừng
(ss: steady state). [ sự cân bằng mà tại đó những biến số mà chúng ta xem xét
đến không đổi (hằng số); các biến khác có thể thay đồi nhưng chúng đang
thay đổi ở tốc độ không đổi]. Hãy suy nghĩ so sánh với một cái bồn tắm đang
được mở nước vào và cũng đang xả nước ra - nếu tốc độ vào bằng tốc độ ra,
mức nước trong bồn đang ở trạng thái dừng]
c. “Dài hạn” có nghĩa là dòng thời gian mà theo đó tất cả các điều chỉnh được
thực hiện. Khái niệm này sẽ khác nhau đối với những trường hợp ứng dụng
khác nhau:
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
Niên khóa 2006-07
Kinh tế vĩ mô Tăng trưởng kinh tế
David Spencer/ Chau Van Thanh 3
• Trong chương “Nền kinh tế trong dài hạn”: dài hạn có nghĩa là khi
tất cả các mức giá điều chỉnh để cân bằng các thị trường (vài tháng,
hay có thể vài năm)
• Trong chương “ Mô hình tăng trưởng Solow”: dài hạn (đôi lúc còn
gọi là rất dài hạn) là khi trữ lượng vốn điều chỉnh đến trạng thái
dừng của nó (có thể là vài thập kỷ)
(Xem thêm về: Tốc độ tăng và logarit)
6. Mô hình tăng trưởng Solow cơ bản
a. Cung:
Từ hàm sản xuất Y = F(K, L)
Giả thiết: Lợi suất không đổi theo qui mô;
K và L không còn cố định nữa
(1) Tăng trưởng của Y có thể là kết quả từ:
• Tăng trưởng nhập lượng, K và L
• Tiến bộ công nghệ (thay đổi F)
(2) Lợi suất không đổi theo qui mô: y = f(k) với y=Y/L và k=K/L
• K/L: tỷ lệ vốn trên lao động
• y = f(k): Hàm sản xuất bình quân đầu người (sản lượng trên
mỗi lao động)
o Đơn giản hoá phân tích
o Tập trung vào sản lượng trên mỗi lao động (mức sống)
y
k
y = f(k)
Độ dốc = (∆y/∆k) = MPK (giảm dần)
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
Niên khóa 2006-07
Kinh tế vĩ mô Tăng trưởng kinh tế
David Spencer/ Chau Van Thanh 4
Ví dụ về hàm sản xuất Cobb-Douglas: Y = AKαL1-α (chia 2 vế cho L)
⇒ y = Akα
Ghi chú:
MPK = dY/dK = α(Y/K)
dy/dk = αAkα-1 = α(y/k) =α(Y/K) = MPK
b. Cầu: (chúng ta giả sử không bao gồm G, G = T = 0)
Y = C + I hay y = c + i với c = C/L; i = I/L
s = S/Y (tỷ lệ tiết kiệm):
Vì vậy, C = Y – S ⇒ C = (1 - s)Y
∴c = (1 – s)y
c. Cân bằng:
I = S = sY ⇒ i = s.y = s.f(k) [ghi chú: đến đây chưa có gì mới so với mô hình
tĩnh, chỉ biểu diễn dưới dạng biến trên mỗi lao động]
d. Giới thiệu trạng thái động:
• K hao mòn: với tỷ lệ khấu hao δ, (∆K = I – δK)
(để duy trì k là hằng số, i phải bằng δk ứng mỗi kỳ)
• Dân số (và L) tăng: tốc độ tăng dân số (lao động L) là n
(để giữ k là hằng số (bỏ qua khấu hao), i phải bằng δk ứng mỗi kỳ; nếu có
cả khấu hao và tăng trưởng lao động L, i phải bằng (δ + n)k nhằm duy trì k
không đổi
Nếu i = 0 (I = 0), ∆k = - δk – nk = - (δ + n)k
Nếu i ≠ 0, ∆k = i - (δ + n)k
(xem bài phát thêm)
e. Chúng ta quan tâm đến trạng thái dừng (steady state): cân bằng động tại
đó ∆k = 0 [ k (do đó cả y) không thay đổi]
Cân bằng ⇒ i = s.f(k)
∆k = 0 ⇒ i = (δ + n)k
∴ở trạng thái dừng: s.f(k) = (δ + n)k hay còn gọi là điều kiện trạng
thái dừng
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
Niên khóa 2006-07
Kinh tế vĩ mô Tăng trưởng kinh tế
David Spencer/ Chau Van Thanh 5
Nếu: k (δ + n)k ⇒ k tăng
Nếu: k > k*, s.f(k) < (δ + n)k ⇒ k giảm
∴ k* là mức k ở trạng thái dừng
{hãy cho n = 0 nhằm đơn giản hoá trình bày}
y
k
(δ + n)k
k*
s.f(k)
Tại k*, ∆k = 0: i vừa đủ để:
(1) thay thế hao mòn K
(2) cung cấp mỗi lao động mới một lượng K như
là lao động cũ
...