win_ha

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

2.2.1. Đối tượng điều chỉnh của Luật đất đai .

Đối tượng điều chỉnh của Luật Đất đai là các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật đất đai điều chỉnh. Điều cần lưu ý ở đây là chỉ những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong sở hữu và quản lý đất đai mới được coi là các quy phạm pháp luật đất đai. Ví dụ trong việc thu tiền sử dụng đất các quy phạm pháp luật đất đai chỉ bao gồm các quy phạm quy định về đối tượng phải nộp tiền sử dụng đất, giá đất dể tính tiền sử dụng, mức thu, cách thức tổ chức thực hiện còn việc Nhà nước phân bổ, sử dụng nguồn thu này như thế nào lại thuộc đối tượng điều chỉnh của lĩnh vực pháp luật khác. hay tranh chấp về một vùng đất giữa Việt Nam và nước láng giềng cũng không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Đất đai vì đây là tranh chấp về chủ quyền quốc gia đối với lãnh thồ chứ không phải tranh chấp về quyền sở hữu, quản lý và thuộc đối tượng điều chỉnh của công pháp quốc tế. Mặt khác, Nhà nước Việt Nam có thể xác lập quyền sở hữu đối với đất đai của mình ở nước ngoài theo pháp luật của quốc gia sở tại và tuy đất này cũng thuộc sở hữu nhà nước nhưng việc điều chỉnh quan hệ sở hữu, quản lý sử dụng là do pháp luật của quốc gia có đất đó điều chỉnh.

Căn cứ vào chủ thể tham gia các quan hệ pháp luật đất đai, đối tượng điều chỉnh của Luật Đất đai được phân chia thành các nhóm quan hệ sau:

a. Nhóm quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau.

Đất đai thuộc sở hữu nhà nước, nhưng bản thân Nhà nước cũng không thể tham gia vào các quan hệ pháp luật đất đai cụ thể mà phải thông qua các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước như Quốc hội, Chính phú, các bộ, UBND các cấp . . . Do vậy các quy phạm pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền sở hữu và quản lý đất đai có vai trò đặc biệt quan trọng.

b. Nhóm quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với người sử dụng đất và các chủ thể khác của QHP1đất đai

Là chủ sở hữu đối với đất đai nhưng Nhà nước thường không trực tiếp sử dụng đất đai của mình mà phải thực hiện quyền sử dụng một cách gián tiếp thông qua các chù thể sử dụng đất. Thông qua mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với người sử dụng đất, Nhà nước sẽ xác lập quyền sử dụng đất cho chủ thể sử dụng dưới các hình thức như giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất hay lấy lại quyền sử dụng này thông qua hoạt động thu hồi. Ngoài ra, quan hệ thuộc nhóm này còn bao gồm quan hệ phát sinh trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết tranh chấp đất đai, đăng ký quyền sử dụng đất, trong việc xác lập và thực hiện những nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải thực hiện với Nhà nước...

c Nhóm quan hệ giữa người sử dụng đất và các chủ thể khác của QHP1đất đai với nhau.

Mặc dù không có quyền sở hữu đối với đất đai nhưng quyền sử dụng đất của người sử dụng đất có thể được coi là quyền tài sản và họ được phép đưa nó vào tưu thông dân sự thông qua các hình thức giao dịch quyền sử dụng đất như chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, cho thuê quyền sử dụng đất. . . Như vậy, chúng ta thấy trên cơ sở quyền sử dụng đất của mình, người sử dụng đất có thể xác lập các mối quan hệ với các tổ chức cá nhân khác tham gia giao dịch dưới dạng các quan hệ dân sự. Ngoài ra, trong nhóm quan hệ này cần nói đến quan hệ giữa người sử dụng đất lân cận với nhau và những quan hệ phát sinh trong tranh chấp về quyền sử dụng đất. . .

2.2.2. Phương pháp điều chỉnh

Trên cơ sở đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của Luật Đất đai bao gồm hai phương pháp cụ thể sau:

d. Phương pháp quyền uy: phương pháp này dùng điều chỉnh mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa các cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân.

e. Phương pháp bình đẳng: phương pháp này dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân với nhau trong quá trình thực hiện và bảo vệ quyền sử dụng đất.

2. Các nguyên tác của Luật Đất đai
2.1. Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thay mặt chủ sở hữu

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất của Luật Đất đai và có ý nghĩa quyết định đến hoạt động quản lý và sử dụng đất đai hiện nay. Nguyên tắc này đặt ra cho Luật Đất đai những yêu cầu:

- Xác định rõ trách nhiệm của Nhà nước và cụ thể hơn là của các cơ quan nhà nước, các cá nhân có thẩm quyền với tư cách là thay mặt chủ sở hữu trước toàn dân với tư cách là chù sở hữu đất đai.

- Thực hiện có hiệu quả quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai, bảo đảm sự công bằng, linh hoạt trong việc điều phối đất đai và điều tiết giá trị tạo ra từ đất.

Bảo vệ được quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai cả về nội dung và hình thức, bảo hộ và bảo đảm thực hiện có hiệu quả quyền và lợi ích chính đáng của người sử dụng đất

2.2. Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật

Để quản lý sử dụng đất đai có hiệu quả, Nhà nước cần thống nhất quản lý đất đai bằng những công cụ hữu hiệu là quy hoạch và pháp luật. Đây chính !à cơ sở xác lập nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật. Nguyên tắc này đặt ra chơ Luật Đất đai những yêu cầu sau:

- cần có một cơ quan đứng ra thống nhất quản lý đất đai trên phạm vi cả nước theo hướng quy hoạt động quản lý đất đai về mối cơ quan đầu mối, trên cơ sở đó, cơ quan này sẽ điều phối hoạt động của các bộ ngành và các cấp chính quyền địa phương nhằm tránh tình trạng phân tán, cục bộ, mâu thuẫn, chồng chéo. . . giữa các cấp ngành trong quản lý đất đai được phân công đa dạng theo nhiều tầng cấp và lĩnh vực. Theo quy định của pháp luật, Chính phủ.là cơ quan được trao trách nhiệm thực hiện vai trò này và qua thực tế thực hiện, chúng ta có thể khẳng định Chính phủ trong thời gian qua chưa thực hiện tốt vai trò thống nhất quản lý đất đai trên phạm vi cả nước. Mặt khác, nguyên tắc này cũng yếu cầu Luật Đất đai phải xác lập và thực hiện một chế độ quản lý đất đai thống nhất trên phạm vi cả nước. HĐND và UBND các cấp tuy được phép ban hành các văn bản pháp luật về quản lý đất đai áp dụng trong phạm vi địa phương nhưng những văn bản đó không được trái với quy định của Trung ương và phải đảm bảo phù hợp với tính thống nhất chung. Xu hướng của Luật Đất đai hiện nay là các quy định của Trung ương ngày càng cụ thể, rõ ràng nên việc địa phương ban hành các quy định pháp luật áp dụng trong lĩnh vực này ngày càng thu hẹp:

- Trong hoạt động quản lý và sử dụng đất; các cơ quan quản lý nhà nước và người sử dụng đất phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật như một yêu cầu sơ đẳng và tối thượng theo nguyên tắc pháp chế. Đường lối, chù trương, chính sách của Đảng về đất đai không thể áp dúng trực tiếp mà phải được thể chế hóa dưới dạng các quy định của pháp luật.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khi đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt có giá trị như một văn bản pháp quy kỹ thuật và phải được áp dụng làm căn cứ trong quản lý đất dai theo quy .định của pháp luật. Muốn vậy, việc lập và xét duyệt quy hoạch kế hoạch sử dụng đất cần được kiện toàn nhất là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .chi tiết trên cơ sở đảm bảo tính hợp lý, tính khả thi tránh tình trạng dự án chờ quy hoạch. Việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần có quy định rõ ràng, chặt chẽ bảo đảm khắc phục được tình trạng "quy hoạch treo" ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng hay việc điều chỉnh quy hoạch tùy tiện vì lợi ích của cá nhân, bộ phận.

2.3. Nguyên tắc ưu tiên, bảo vệ quỹ đất nông nghiệp

Theo Điều 1 3 của Luật Đất đai 2003, đất nông nghiệp có phạm vi rất rộng .bao gồm nhiều loại đất cụ thể như đất trồng cây hàng năm; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng . . . Đây là loại đất có vai trò đặc biệt quan trọng vì chúng liên quan đến vấn đề an ninh tương thực, vấn để bảo vệ môi trường và cuộc sống của đại bộ phận dân cư. Trên thực tế, đất nông nghiệp đang bị thu hẹp diện tích với tốc độ cao đo việc đô thị hóa, -mở mang các khu công nghiệp, các khu dân cư. Đất nông nghiệp khi được chuyển đổi sang sử dụng vào mục đích khác thường đem lại lợi ích trước mắt cao nhưng lại tiềm chứa những hậu quả bất lợi mang tính hệ thống và lâu dài. Do vậy việc ưu tiên, bảo vệ quỹ đất nông nghiệp là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu của Luật Đất đai. Nguyên tắc này đặc ra cho Luật Đất đai những yêu cầu cụ thể sau.

- Các quy định của Luật Đất đai phải hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào những mục đích khác Trên thực tế chúng ta thấy điều kiện để chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích khác theo luật thực định là rất chặt chẽ so với các loại đất còn lại.

- cần có các quy định ưu đãi về quyền lợi cho người sử dụng đất nông nghiệp như ưu đãi trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, mở rộng quyền năng của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp . . .

2.4. Nguyên tắc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, khuyến khích người sử dụng đầu tư làm tăng khả năng sinh lợi của đất

Do tầm quan trọng của đất đai, sự hạn chế của quỹ đất trong đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội cùng với đặc tính không hao mòn và việc có thể nâng cao tiềm năng của đất thông qua đầu tư, việc sử dụng đất đai một cách hợp lý, tiết kiệm, khuyến khích người sử dụng đầu tư làm tăng khả năng sinh lợi của đất là vấn đề đặc biệt quan trong của Luật Đất đai. Nguyên tắc này đặt ra cho Luật Đất đai những yêu cầu sau:

Trong công tác quy hoạch sử dụng đất cần đặc biệt tưu ý đến những đặc tính tự nhiên của đất đai và nhu cầu xã hội đảm bảo việc khoanh định các loại đất để sử dụng vào các mục đích khác nhau phù hợp với công năng của đất và nhu cầu thực tiễn.

- Xuất phát từ chế độ sở hữu đất đai hiện hành mà người trực tiếp sử dụng đất không có quyền sở hữu đối với đất đai. Do vây rất dễ xảy ra tình trạng người sử dụng đất không quan tâm đến hiệu quả sử dụng đất, đất đai rơi vào tình trạng "vô chủ bị sử dụng lãng phí, kém hiệu quả. Thực trạng sử dụng đất kém hiệu quả trong cơ chế bao cấp trước kia và trong sử dụng đất của các cơ quan nhà nước, các đơn vị thuộc lực tượng vũ trang nhân dân, công an nhân dân, các đơn vị hành chính sự nghiệp hiện nay là thực tế chửng minh cho tình trạng này. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, Luật Đất đai cần gắn lợi ích của người sử dụng đất với hiệu quả sử dụng đất thông qua Việc mở rộng quyền tài sản của người sử dụng đối với đất đai, hình thành hệ thống nghĩa vụ tài chính có hiệu quả ngăn chặn tình trạng bao chiếm đất đai, không quan tâm đến hiệu quả sử dụng bên cạnh những hình thức chế tài nghiêm khắc đối với những trường hợp không đưa đất đai vào sử dụng theo đúng quy định của pháp luật

3. Nguồn của Luật Đất đai

Do có sự kết hợp giữa nhiệm vụ thực hiện quyền sở hữu thực hiện vai trò quản lý nhà nước nói chung cũng như những nét đặc thù trong việc thực hiện quyền sở hữu, để điều chỉnh quan hệ phát sinh trong việc thực hiện quyền sở hữu và quyền quản lý của Nhà nước đối với đất đai cần có một đạo luật điều chỉnh các quan hệ này là Luật Đất đai. Ngoài ra, các quy phạm pháp luật đất đai được quy định trong rất nhiều các văn bản pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau do những cơ quan khác nhau ban hành.

Nếu căn cứ vào thẩm quyền ban hành, chúng ta có thể chia các văn bản quy phạm pháp luật đất đai thành các loại sau:

- Các văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương ban hành như Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, Nghi định, Quyết định, Thông tư. . .
- Các văn bản quy phạm pháp luật do địa phương ban hành như Nghị quyết, Quyết định. . . của Hội đồng Nhân dân, ủy ban Nhân dân.

Nếu căn cứ vào lĩnh vực và nội dung điều chỉnh, chúng ta có thể chia các văn bản quy phạm pháp luật đất đai thành các loại:

- Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992: Đây là những văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng các quy định mang tính nền tảng cho quan hệ sở hữu đất đai ở Việt Nam như về chế độ sở hữu đối với đất đai, địa vị pháp lý của các cơ quan nhà nước trong đó có các cơ quan thực hiện quyền sở hữu và quản.lý đất đai, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong đó có những quyền liên quan đến quyền sử dụng đất . Tất cả các quy định về quản lý, sở hữu đất đai trong các văn bản quy phạm pháp luật khác đều không được trái với Hiến pháp

- Luật Đất đai và các văn bản quy định chi tiết, hưởng dẫn thi hành: Đây chính là các văn bản quan trọng nhất trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đất đai với những quy định về quyền hạn, trách nhiệm của Nhà nước thay mặt chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý, sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

- Bộ luật dân sự. Là văn bản chứa đựng những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ tài sản nói chung, Bộ luật dân sự có vai trò quan trọng trong việc xác định những vấn đề mang tính nguyên tắc trong việc thực hiện quyền sở hữu đất đai của Nhà nước, quyền sử dụng của người sử dụng đối với đất đai dưới góc độ quan hệ tài sản như hình thức sở hữu đất đai, địa vị pháp lý của Nhà nước với tư cách là thay mặt chủ sở hữu toàn dân nói chung và đối với đất đai nói riêng, quyền tài sản đối với đất đai Của người sử dụng đất, vấn đề giao dịch quyền sử dụng đất trong tưu thông dân sự. . . Dưới góc độ quan hệ tài sản, mối quan hệ giữa Bộ luật dân sự và Luật Đất đai chính là quan hệ giữa luật chung Bộ luật dân sự) với luật chuyên ngành (Luật Đất đai).

- Luật Kinh doanh bất động sản. Đất đai luôn được coi là "bất động sản thứ nhất" vì bản thân đất đai là bất động sản, những tài sản khác muốn trở thành bất động sản cũng phải đáp ứng điều kiện gắn liền với đất. Do vậy, Luật Kinh doanh bất động sản với các quy định "về hoạt động kinh doanh bất động sản, quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh bất động sản và giao dịch bất động sản có liên quan đến kinh doanh bất động sản " (Điều 1 của Luật Kinh doanh bất động sản) là đạo luật quan trọng trong việc kinh doanh quyền sử dụng đất với ý nghĩa là quyền đối với bất động sản.

Ngoài các văn bản quy phạm pháp luật trên, các quy phạm pháp luật đất đai còn xuất hiện ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan như Luật Xây dựng, Luật Nhà ở , Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp, Pháp lệnh thuế nhà đất



CHƯởNG II
QUAN PHÁP LUẬT ĐẤT DAI
1 Khái niệm

Quan hệ pháp luật đất đai chính là các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật đất đai điều chỉnh. Do tầm quan trọng của đất đai trong sản xuất và đời sống cũng như chế độ sở hữu đất đai và cơ chế thực hiện nó mà quan hệ pháp luật đất đai có ba đặc điểm cần tưu

- Thứ nhất: quan hệ pháp luật đất đai có vai trò đặc biệt quan trọng mang tính quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đến hệ thống thị trường và ảnh hưởng đến lợi ích của đại bộ phận dân cư.

- Thứ hai: Quan hệ pháp luật đất đai có cấu trúc phức tạp về chủ thể thực hiện và sự phân chia, cắt lớp về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể ở từng tầng cấp cụ thể.

- Thứ ba: xuất phát từ tính liên quan phô biến của mình mà quan hệ pháp luật đất đai được điều chỉnh bở i các quy phạm pháp luật nằm ở rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Đặc biệt, cũng do tính liên quan này mà pháp luật điều chỉnh quan hệ đất đai luôn phải đặt trong.mối tương quan với pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của các lĩnh vực pháp luật khác nhất là pháp luậ! điều chỉnh quan hệ sở hữu, quản lý, sử dụng tài sản gắn liền với đất như nhà ở, công trình xây dựng, di sản văn hóa, rừng, cây lâu năm. . . nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ.

2. Chủ thể
2.1. Chủ thể sở hữu

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Tambuisg

New Member
Cho mình xin link tài liệu Bài giảng Luật Đất đai và Luật đầu tư nhé. Xin cảm ơn!
 

Tambuisg

New Member
Re: [Free] Bài giảng Luật đất đai

cho mình xin bài giảng theo luật mới đi bạn. Bài này theo Luật đất đai cũ bạn ạ
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top