Fercos

New Member

Download miễn phí Bài giảng Quản trị nghiệp vụ đầu tư của ngân hàng thương mại





Các ngân hàng sẽkhông được chính phủcho phép thực hiện nghiệp vụhuy động tiền gửi
trừphi họbốtrí ký quỹthoả đáng đểbảo vệan toàn tiền gửi của công chúng. Ví dụtại Mỹ,
100.000 USD tiền gửi đầu tiên sẽ được cơquan bảo hiểm tiền gửi Liên bang trang trải, phần còn
lại phải được hậu thuẫn bởi việc nắm giữcác chứng khoán chính phủ được định giá theo giá trị
danh nghĩa của bản thân mỗi ngân hàng. Một sốtrái phiếu đô thị(ít nhất có chất lượng tín dụng
hạng A) cũng có thể được dùng để đảm bảo cho các khoản tiền gửi của chính phủLiên bang tại
các ngân hàng, nhưng các chứng khoán này phải được định giá theo giá trịchiết khấu còn lại
(thường từkhoản 80% đến 90% giá trịdanh nghĩa của chúng nhằm mục đích đem lại cho những
người gửi tiền chính phủmột vùng đệm an toàn bổsung. Có một sựkhác biệt rộng rãi vềyêu cầu
bảo đảm tiền gửi từbang này sang bang khác, mặc dù phần lớn các bang cho phép các ngân hàng
sửdụng kết hợp các chứng khoán đô thịvà Liên bang để đáp ứng yêu cầu bảo đảm tiền gửi thuộc
chính quyền các cấp và phải được đặt tại một tổchức uỷthác mà không thuộc nhóm liên kết với
ngân hàng.
Yêu cầu bảo đảm cũng đồng thời áp dụng cho nguồn vốn khác của ngân hàng. Ví dụ, khi
một ngân hàng vay tiền theo hình thức chiết khấu tại ngân hàng trung ương, họphải thếchấp các
chứng khoán của chính phủphát hành hay những tài sản thếchấp đáng giá. Nếu ngân hàng sử
dụng các hợp đồng mua lại (RP: repurchase agreements) đểtăng vốn, họphải cầm cốmột số
chứng khoán (thường là chứng khoán do kho bạc hay do các cơquan thuộc chính phủphát
hành) nhưlà vật đảm bảo đểcó được nguồn vốn ởlãi suất thấp.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

CHƯƠNG 4
QUẢN TRỊ NGHIỆP VỤ ĐẦU TƯ CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Trong chương này, mục tiêu là giúp người đọc tìm hiểu vì sao ngân hàng phải thực hiện chức
năng đầu tư song song với hoạt động cho vay; lựa chọn các chứng khoán để đầu tư và cách quản
trị đầu tư hiệu quả.
I. MỤC ĐÍCH CỦA ĐẦU TƯ VÀ CÁC LOẠI CHỨNG
KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
1. Mục đích đầu tư chứng khoán của ngân hàng thương mại
TOP
Trong thời đại ngày nay, các ngân hàng thương mại được các cơ quan chức năng của
chính phủ cấp phép hoạt động kinh doanh là để cung cấp các tiện ích và dịch vụ tài chính cho
công chúng tại một khu vực địa lý nào đó. Bộ phận chủ yếu nhất nằm trong số những dịch vụ
này là cấp các khoản tín dụng để hỗ trợ đầu tư phát triển kinh doanh, tiêu dùng cho nhiều chủ thể
khác nhau (các tổ chức kinh tế, các cơ quan thuộc chính phủ, các cá nhân và hộ gia đình) trong
khu vực nơi ngân hàng phục vụ.
Những khoản cho vay có thể góp phần đem lại việc làm và thu nhập cho rất nhiều người
dân, mặc dù trong số đó không phải ai cũng vay vốn trực tiếp của ngân hàng nhưng họ cũng là
những người hưởng lợi gián tiếp từ hoạt động cho vay của ngân hàng.
Tuy vậy, không phải tất cả nguồn vốn của ngân hàng đều được đầu tư vào các khoản tín
dụng vì có nhiều lý do, cụ thể là:
- Không dễ dàng bán chúng trước khi đáo hạn một khi ngân hàng cần tiền khẩn cấp.
- Những khoản vay là loại tài sản có nhiều rủi ro nhất của ngân hàng, chứa đựng trong đó khả
năng vỡ nợ của người đi vay cao nhất so với bất kỳ loại đầu tư nào khác của ngân hàng.
- Đối với các ngân hàng có qui mô vừa và nhỏ, phần lớn các ngân hàng này sử dụng
nguồn vốn kinh doanh của mình để cấp tín dụng cho các khách hàng đang hoạt động trong nền
kinh tế. Do đó, với bất cứ sự suy thoái nào trong hoạt động của nền kinh tế cũng sẽ làm suy giảm
đáng kể chất lượng những khoản tín dụng cấp ra và nhất định ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu
nhập của ngân hàng.
Vì những lý do trên, các ngân hàng đã biết sử dụng một phần lớn nguồn vốn kinh doanh
của mình - thông thường từ một phần năm tới một phần ba, cho những khoản mục đầu tư sinh lời
khác như đầu tư vào các khoản chứng khoán, bao gồm các loại chứng khoán do chính phủ và các
công ty phát hành. Đối với ngân hàng thương mại, hoạt động đầu tư chứng khoán thực hiện một
số chức năng quan trọng sau đây:
- Ổn định hóa thu nhập của ngân hàng: Nhằm tạo cân bằng về thu nhập cho ngân hàng
trong chu kỳ kinh doanh. Khi thu nhập từ các khoản tín dụng giảm xuống thì thu nhập chứng
khoán có thể có thể bù đắp lại.
- Bù trừ rủi ro tín dụng: Các chứng khoán có rủi ro thấp có thể được ngân hàng mua và
giữ lại để cân bằng với rủi ro tín dụng.
- Cung cấp một sự đa dạng hoá về mặt địa lý: Chứng khoán thường xuất phát từ nhiều
khu vực khác nhau hơn so với các khoản tín dụng của ngân hàng, điều này cho phép ngân hàng
đa dạng hóa đầu tư và lợi nhuận của nó trên phương diện địa lý một cách có hiệu quả hơn.
- Cung cấp dự trữ cho ngân hàng: Vì chứng khoán có thể dễ chuyển hoá thành nguồn tiền
để thoả mãn nhu cầu thanh khoản hiện thời, hay có thể được dùng để cầm cố để vay vốn bổ
sung cho ngân hàng.
- Giảm nghĩa vụ nộp thuế của ngân hàng: Chứng khoán có loại phải nộp thuế và có loại
không phải nộp thuế. Do đó, đây là khoản đầu tư bù trừ thu nhập chịu thuế do các khoản tín
dụng.
- Tạo ra tuyến phòng thủ cho ngân hàng: Nhằm ngăn ngừa những thiệt hại mà có thể là
hậu quả của lãi suất thay đổi trên thị trường.
- Đem lại chức năng động cho danh mục tài sản: Không như phần lớn các khoản vay, các
chứng khoán đầu tư có thể mua được mua và bán nhanh chóng nhằm mục đích tái cơ cấu các tài
sản của ngân hàng để phù hợp với điều kiện thị trường hiện tại.
- Tăng cường hiệu quả của ngân hàng: Những chứng khoán có chất lượng ngân hàng
đang nắm giữ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của ngân hàng.
2. Các chứng khoán ngân hàng đầu tư TOP
Nhằm tăng cường hiệu quả tài chính và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng nên danh mục
chứng khoán của ngân hàng ngày càng tăng nhanh. Hơn nữa, mỗi khoản mục đầu tư của ngân
hàng có những đặc điểm khác nhau về rủi ro, về sự nhạy cảm đối với lạm phát, về sự nhạy caøm
đối với những thay đổi trong chính sách của chính phủ và những điều kiện kinh tế. Nhằm mục
đích xem xét từng khía cạnh cụ thể của mỗi phương tiện đầu tư khác nhau, có thể phân chia
chúng thành hai nhóm lớn: (1) Các công cụ thị trường tiền tệ, với thời gian đáo hạn tối đa một
năm và được quan tâm vì tính hiệu quả và rủi ro thấp của chúng; (2) Các công cụ thuộc thị
trường vốn, với thời gian đáo hạn trên một năm và nói chung được lưu ý vì mức lợi nhuận kỳ
vọng và thu nhập vốn cao hơn của chúng.
Bản chất và đặc điểm của mỗi loại chứng khoán thuộc phạm vi của hai loại thị trường nói
trên được trình bày chi tiết ở các bảng 1 và bảng 2 ở phía sau.
II. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ LỰA CHỌN CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ TOP
Khi quan sát các chứng khoán do ngân hàng đầu tư và nắm giữ, điều dễ thấy là ngân hàng
phải xem xét nhiều nhân tố khác nhau để quyết định chứng khoán nào cần mua và cần bán.
Những nhân tố cơ bản tạo nên sự lựa chọn của ngân hàng như sau:
+ Suất thu lợi kỳ vọng
+ Khả năng chịu thuế.
+ Rủi ro lãi suát
+ Rủi ro tín dụng.
+ Rủi ro thanh khoản.
+ Rủi ro thu hồi.
+ Rủi ro lạm phát.
+ Rủi ro kinh doanh.
+ Rủi ro đảm bảo.
1. Lợi suất kỳ vọng TOP
Để chọn chứng khoán đầu tư, trước hết các ngân hàng phải xác định suất thu lợi toàn bộ
dự kiến tạo ra từ mỗi chứng khoán, bao gồm các khoản tiền lãi do người phát hành cam kết trả
cho chứng khoán đó và khả năng có được thu nhập hay bị lỗ về vốn. Điều này đòi hỏi người
quản lý đầu tư của ngân hàng cần tính toán lợi suất đến đáo hạn (YTM: Yield to maturity) nếu
chứng khoán được giữ cho đến lúc đáo hạn hay lợi suất trong khoảng thời gian hoạch định nắm
giữ (HPY: planned holding period yield) nằm giữa thời điểm mua và thời điểm bán chứng
khoán. Công thức để tính YTM như sau:
Ở đây YTM là lợi suất lúc đáo hạn và n là số thời đoạn trong đó chứng khoán sẽ tạo ra
luồng tiền dự kiến. Bởi vì giá trị thị trường và luồng tiền dự kiến là những đại lượng đã biết
trước, đẳng thức trên có thể giải để tìm ẩn số còn lại đó là YTM.
Ví dụ: một ngân hàng đang mua một trái phiếu kho bạc mệnh giá 100 triệu đồng, lãi suất
8%, và có thời gian đáo hạn là 5 năm. Nếu giá hiện hành của trái phiếu là 90 triệu đồng, ta có:
Tuy nhiên, các ngân hàng thường không nắm giữ chứng khoán của họ đến lúc đáo hạn.
Một số chứng khoán cần được bán sớm để trang trải nhu cầu vay mới hay rút tiền gửi. Để
xử lý tình huống này, các ngân hàng cần tính lợi suất trong thời gian nắm giữ chứng khoán
(HPY) ngân hàng có thể thu được.
HPY th
 
Top