daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Slide, giáo trình

CÔNG TÁC QUẢN LÝ VĂN BẢN Trong các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước, việc quản lý các văn bản thực chất là quản lý công việc. Không làm, tốt công tác quản lý văn bản, hoạt động quản lý của các cơ quan, đơn vị sẽ bị ảnh hưởng vì thiếu cơ sở để theo dõi, chỉ đạo, đánh giá kết quả công việc. Nội dung công tác quản lý văn bản bao gồm: I. Công tác hành chính văn thư: 1. Khái niệm Công tác hành chính văn thư là toàn bộ các công việc về xây dựng văn bản trong hoạt động quản lý của cơ quan và việc tổ chức quản lý và giải quyết văn bản trong cơ quan đó, thực chất là thực hiện chức năng thông tin trong quản lý. 2. Tổ chức biên chế, hình thức, phương pháp công tác văn thư :
a. Tùy theo mô hình, cơ cấu tổ chức và khối lượng công việc của công tác văn thư mà bố trí tổ chức, biên chế cho phù hợp (có thể là môt phòng văn thư, một tổ văn thư hay một cán bộ chuyên trách văn thư hay một thư ký, đánh máy đảm nhiệm công tác văn thư). Dù thế nào cũng phải có một bộ phận hay một người chuyên trách. Người được bố trí làm công tác văn thư phải là người có phẩm chất chính trị tốt được đào tạo hay bồi dương về nghiệp vụ văn thư. Có những đức tính cần thiết : kín đáo, thận trọng, ngăn nắp, nguyên tắc, bình tĩnh, chịu khó, tỷ mỉ, có sức khỏe. Có ý thức cải tiến, tiếp thu kỹ thuật mới, biết học hỏi, rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng công tác. b. Về hình thức tổ chức: Có thể lựa chọn trong ba hình thức sau : - Hình thức tập trung: Toàn bộ công việc của công tác văn thư tập trung vào một nơi, một bộ phận hay một người đảm nhận. - Hình thức phân tán: Các khâu của công tác văn th ư được chia riêng ở từng đơn vị, do các văn thư hay thư ký của các đơn vị tự làm. - Hình thức hỗn hợp: Một số phần việc của công tác văn thư thì tổ chức tập trung ở bộ phận chung ở bộ phận chung ở cơ quan. Còn những việc khác thì phân chia cho các đơn vị chuyên môn nghiệp vụ. c. Phương pháp công tác văn thư:
- Xây dựng quy chế thống nhất. Chính phủ đã có Nghị định 142/CP về các Thông tư hướng dẫn của chủ nhiệm văn ph òng Chính phủ. Trên cơ sở đó các ngành, các địa phương có những quy định cụ thể cho hợp lý và thiết thực với ngành, địa phương, đơn vị mình để có hiệu quả cao. - Phân công công việc cho cụ thể, rõ ràng và có phương pháp làm việc khoa học, ngăn nắp. - Có nội quy bảo mật các công văn tài liệu và giữ gìn con dấu. 3. Trang thiết bị cho công tác văn thư - Nơi làm việc: Thuận tiện cho việc giao dịch, chuyển công văn, tài liệu, đóng dấu. Có đủ những phương tiện cần thiết. - Từng bước trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại. 4. Nội dung công tác hành chính văn thư a. Quản lý văn bản gửi đến - Tiếp nhận và sơ bộ phân loại (kiểm tra, thống kê số lượng, phân loại, chuẩn bị chuyển giao). - Đóng dấu văn bản đến, ghi rõ ngày đến.
- Vào sổ (bằng sổ, bằng thẻ, hay bừng máy vi tính) không trùng lặp, bỏ sót (bao gồm qua đường bưu diện, gửi tay, nhận ở cuộc họp). - Trình thủ trưởng hay người phụ trách cho ý kiến giải quyết và phân phối văn bản. - Chuyển giao văn bản cho người hay bộ phận có trách nhiệm thực hiện (thời gian nhanh nhất). Văn bản có liên quan đến nhiều người, nhiều bộ phận có thể sao chụp nhiều bản để chuyển, bản chính phải được lưu lại. Văn bản có dấu "mật", "tối mật", "tuyệt mật" phải thực hiện đúng chế độ giữ bí mật của Nghị định 84/HĐBT ngày 9/3/1992. Chuyển trực tiếp ngay đến người có trách nhiệm (thủ tướng hay đích danh người nhận) và người có trách nhiệm (hay người được ủy quyền), phải làm các khâu quản lý văn bản từ đóng dấu, vào sổ, lưu . Thông thường mỗi cơ quan phải có các sổ đăng ký văn bản đến như sau: + Sổ công văn thường. + Sổ công văn mật. + Sổ đăng ký các đơn từ, khiếu tố.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top