osakaa5

New Member

Download miễn phí Bài tập lớn Kinh tế vi mô





• Khái niệm:
o Cung là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khac nhau trong một thời gian nhất định.
o Lượng cung là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán sẵng sàng và có khả năng bán ở mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định.
o Biểu cung là một bảng miêu tả số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán sẵn sàng và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.
o Đường cung là đường biểu diễn mối quan hệt giữa đường cung và giá trên đồ thị. Một nét chung của đường cung là có độ nghiêng lên trên về phía phải phản ánh quy luật cung.
o Luật cung là số lượng hàng hóa được cung trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của nó tăng lên. Vì vậy theo luật cung, giá và số lượng tỉ lệ thuận với nhau.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng qua lại giữa hành vi của người tiêu dùng và các hãng để hình thành thị trường và các ngành để quá trình phân tích được đơn giản.
Kinh tế vĩ mô là một nhánh của kinh tế học tập trung nghiên cứu các hoạt động của nền kinh tế dưới góc độ tổng thể. Nó đề cập tới các tiêu chí tổng thể như: tốc độ tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp, thu nhập quốc dân…
Þ Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô tuy khác nhau nhưng đều là những nội dung quan trọng của kinh tế học, không thể chia cắt nhau, mà bổ sung cho nhau, tạo thành hệ thống kiến thức kinh tế thị trường có sự điêù tiết của nhà nước. Vì vậy kinh tế vĩ mô tạo hành lang, tạo môi trường, tạo đIều kiện cho kinh tế vi mô phát triển. Trong thực tiễn kinh tế và quản lý kinh tế nếu chỉ giải quyết các vấn đề kinh tế vi mô, quản lý kinh tế vi mô hay quản lý sản xuất kinh doanh, mà không có sự đIều chỉnh cần thiết của kinh tế vĩ mô, quản lý vĩ mô hay quản lý nhà nước về kinh tế thì rất khó có thể nắm bắt và điều chỉnh được nền kinh tế.
b. Đối tượng và nội dung cơ bản của kinh tế học vi mô
Kinh tế vi mô là một môn khoa học kinh tế, một môn khoa học cơ bản cung cấp kiến thức lý luận và phương pháp kinh tế cho các môn quản lý doanh nghiệp trong ngành kinh tế quốc dân. Nó là khoa học về sự lựa chọn hoạt động kinh tế vi mô trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Kinh tế học vi mô nghiên cứu tính quy luật, xu thế vận động tất yếu của các hoạt động kinh tế vi mô, những khuyết tật của kinh tế thị trường và vai trò của sự điều tiết. Do đó kinh tế vi mô là sự lựa chọn để giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản của một doanh nghiệp, một tế bào kinh tế: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Để giải quyết được những yêu cầu trên kinh tế vi mô sẽ nghiên cứu tập trung vào một số nội dung quan trọng nhất như vấn đề kinh tế cơ bản: cung và cầu, cạnh tranh và độc quyền, cầu về hành hoá: cung và cầu về lao động, sản xuất và chi phí, lợi nhuận và quyết định cung cấp; hạn chế của kinh tế thị trường và sự can thiệp của chính phủ; doanh nghiệp nhà nước và tư nhân hoá.
Kinh tế vi mô bao gồm những phần dưới đây:
Những vấn đề cơ bản của doanh nghiệp; việc lựa chọn kinh tế tối ưu, ảnh hưởng của quy luật khan hiếm, lợi suất giảm dần; quy luật chi phí tương đối ngày càng tăng; hiệu quả kinh tế.
Cung và cầu: Nghiên cứu nội dung của cung và cầu, sự thay đổi cung cầu, quan hệ cung cầu ảnh hưởng quyết định đến giá cả thị trường và sự thay đổi giá cả trên thị trường làm thay đổi quan hệ cung cầu và lợi nhuận.
Lý thuyết người tiêu dùng: Nghiên cứu các vấn đề về nội dung của nhu cầu và tiêu dùng, các yếu tố ảnh hưởng đến đường cầu, hàm cầu và hàm tiêu dùng, tối đa hoá lợi ích và tiêu dùng tối ưu, lợi ích cận biên và sự co dãn của cầu.
Thị trường các yếu tố sản xuất: Nghiên cứu cung và cầu về lao động, vốn, đất đai.
Sản xuất chi phí và lợi nhuận: Nghiên cứu các vấn đề về nội dung sản xuất và chi phí, các yếu tố sản xuất, hàm sản xuất và năng suất, chi phí cận biên, chi phí bình quân và tổng chi phí: lợi nhuận doanh nghiệp, quy luật lãi suất giảm dần, tối đa hoá lợi nhuận, quyết định sản xuất và đầu tư, quyết định đóng cửa doanh nghiệp.
Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền: Nghiên cứu về thị trường cạnh tranh không hoàn hảo và cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền: quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền, quan hệ giữa sản lượng, giá cả và lợi nhuận.
Vai trò của chính phủ: Nghiên cứu khuyết tật của kinh tế thị trường, vai trò và sự can thiệp của chính phủ đối với hoạt động kinh tế vi mô và vai trò của doanh nghiệp nhà nước.
Một trong những mục tiêu nghiên cứu của kinh tế học vi mô là phân tích cơ chế thị trường thiết lập ra giá cả tương đối cho các mặt hàng và dịch vụ và sự phân phối các nguồn tài nguyên giới hạn giữa nhiều cách sử dụng khác nhau. Kinh tế vi mô phân tích thất bại của thị trường khi thị trường không vận hành hiệu quả, cũng như miêu tả cần có trong lý thuyết cho việc cạnh tranh hoàn hảo. Ngoài ra còn trang bị các công cụ nâng cao trong phân tích cân bằng tổng quát.
c. Phương pháp nghiên cứu kinh tế học vi mô
Nghiên cứu những vấn đề kinh tế lý luận, phương pháp luận và phương pháp lựa chọn kinh tế tối ưu trong các hoạt động kinh tế vi mô. Vì vậy cần nắm vững khái niệm, định nghĩa, nội dung, công thức tính toán, cơ sở hình thành các hoạt động hình thành kinh tế vi mô, quan trọng nhất là phải rút ra được tính tất yếu và xu thế phát triển của nó.
Cần gắn chặt việc nghiên cứu lý luận, phương pháp luận và thực hành trong quá trình học tập.
Gắn chặt việc nghiên cứu lý luận, phương pháp luận với thực tiễn sinh động phong phú, phức tạp của các hoạt động kinh tế vi mô của doanh nghiệp ở Việt Nam và ở các nước.
Cần hết sức coi trọng việc nghiên cứu, tiếp thu những kinh nghiệm thực tiễn về các hoạt động kinh tế vi mô trong các doanh nghiệp tiên tiến của Việt Nam và của các nước trên thế giới. Nhờ đó chúng ta mới có thể làm phong phú thêm, sâu sắc thêm những nhận thức lý luận về môn khoa học kinh tế vi mô.
Ngoài ra còn có những phương riêng được áp dụng các phương pháp riêng như:
Áp dụng phương pháp cân bằng nội bộ, bộ phận, xem xét từng đơn vị vi mô, không xét sự tác động đến các vấn đề khác; xem xét một yếu tố thay đổi, tác động trong các điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Trong kinh tế vi mô cần sử dụng mô hình hoá như công cụ toán học và phương trình vi phân để lượng hoá các quan hệ kinh tế.
2. Giới thiệu chung về lý thuyết cung - cầu
a. Cầu
Khái niệm:
Cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhật định.
Lượng cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua sẵn sáng hay có khả năng mua ở mức giá đã cho trong một thời gian nhất định.
Biểu cầu là bảng chỉ số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng sẵng sàng và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.
Đường cầu là đường biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cầu và giá. Một điểm chung của các đường cầu là chúng nghiêng xuống dưới về phía phải.
Luật cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ được cầu trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của hàng hóa hay dịch vụ giảm xuống.
Các yếu tố xác định cầu và hàm số của cầu:
Thu nhập người tiêu dùng (I):
Thu nhập là một yếu tố quan trọng trong xác định cầu. Thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua của người tiêu dùng.
Những hàng hóa có cầu tăng lên khi thu nhập tăng lên được gọi là các hàng hóa thông thường.
Các hàng hóa mà cầu giảm đi khi thu nhập tăng lên được gọi là hàng thứ cấp.
Giá cả của các loại hàng hóa liên quan (Py):
Cầu đối với hàng hoá không chỉ phụ thuộc vào giá của bản thân hàng hoá. Nó còn phụ thuộc vào giá của hàng hoá liên quan. Các hàng hoá liên quan này chia làm hai loại:
Hàng hoá tha...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top