Download Bài thuyết trình tham quan từ Đại học Văn hoá Hà Nội - Giảng Võ - Nguyễn Thái Học - Hai Bà Trưng - Hàng Bài - Đinh Tiên Hoàng (Đền Ngọc Sơn) miễn phí





Mời quý khách đi theo tôi ạ! Chúng ta đi bộ khoảng 5phút là sẽ tới điểm tiếp theo. Qúy khách có nhìn thấy cách chúng ta khoảng 30m có một cái tháp nhỏ mà những bạn thanh niên đang đứng chụp hình không ạ? Người ta gọi nó là Tháp Hoà Phong. Đây là một ngôi tháp mang vẻ rêu phong cổ kính cùng với thời gian. Toà tháp mang vẻ đẹp tâm hồn của người Hà Nội đã tồn tại hơn 200 năm, nhưng có lẽ ít người biết về lịch sử gắn liền với một ngôi chùa bên bờ hồ Hoàn Kiếm mà nay đã vang bóng một thời.
Tôi xin được kể với quý vị về lịch sử của ngôi tháp này. Dải đất Bưu điện Hà Nội bên bờ hồ Hoàn Kiếm bây giờ là thôn Cựu Lâu xưa. Những năm đầu niên hiệu Thiệu Trị nhà Nguyễn, Tổng đốc Ninh Thái là Nguyễn Đăng Giai chủ hưng công cho dựng ngôi chùa Liên Trì Hải Hội trên nền cũ lầu Ngũ Long với quy mô to lớn nhất chốn kinh kỳ. Ngôi chùa hoàn thành vào năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), gồm 36 nóc, gần 200 gian, vô cùng lộng lẫy. Chùa dựng xong Hoà thượng Phúc Điền trụ trì và cho ấn tống rất nhiều kinh sách trong công cuộc hoằng dương Phật pháp mà còn ghi nơi tàng bản. Chùa Liên Trì Hải Hội có rất nhiều tên gọi như chùa Liên Trì,chùa Báo Ân, chùa Đại sứ quán Hà Nội (Hà Nội Đại sứ quán tự).người Pháp gọi là chùa Thụ Hình vì dựa trên cảnh xử tội trong tranh Thập điện Diêm vương treo trên tường Phật điện. Nhưng chùa tên là Liên Trì Hải Hội và được gọi tắt là Liên Trì (ao sen).
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

thép, sàn và lan can làm bằng gỗ. Cầu có thiết kế cong cong và uốn như hình con tôm.
Trước khi qua cầu thì mọi người hãy đợi tui một lát để tui sang quầy mua vé đã ạ!…Nào, chúng ta hãy lên cầu. Qua hết 15 nhịp cầu sơn đỏ là tới lầu Đắc Nguyệt (lầu được trăng). Lầu là một gác chuông hai tầng, kiến trúc tựa như Khuê Văn Các của Văn Miếu. Tầng hai có hai mái, có tấm biển khắc ba chữ " Đắc Nguyệt lầu", lấy ý ở câu thơ cổ: "Cận thủy lâu đài tiên đắc nguyệt." nghĩa là: ở gần nước nên lầu đón được trăng trước tiên. Đó là vì lầu thì cao xung quanh là hồ nước mênh mang, tầm nhìn không có gì che khuất nên nhiều nơi chưa thấy trăng mà ở đây đã nhìn thấy. Song nhìn thấy trước tiên thì cũng rất bình thường nên ở đây, các vị thưở xưa khi dựng lầu này đã dùng khái niệm "được trăng" đầy ý nghĩa chủ động. Được trăng coi như là ôm gọn vầng trăng trong vòng tay mình!
Hai bên cửa sổ có đôi câu đối ý tứ lãng mạn không kém:
" Bất yếm hồ thượng nguyệt
Uyển tại thuỷ trung ương."
Có nghĩa là: Trăng trên hồ ngắm bao nhiêu cũng không chán, cứ như dầm mình trong làn nước miên man.
Ở hai bên cửa cổng cũng có đôi câu đối tả cảnh giàu hình tượng:
" Kiều dẫn trường hồng thê đảo ngạn
Lầu đương minh nguyệt toạ hồ tâm."
Nghĩa là: Cầu dẫn dải cầu vồng đậu vào bờ đảo.
Lầu in vầng trăng sáng nằm trong lòng hồ.
Câu thứ nhất là nói về cầu Thê Húc, coi cầu như là nẻo đường để cho bảy sắc cầu vồng đi qua mà vào đậu trên bờ đảo. Câu thứ hai có ý là bóng lầu hoà với vầng trăng sáng như đang ngồi với nhau giữa lòng hồ sâu.
Khoảng giữa cửa và đôi câu đối là hai bức tranh đắp nổi, bên phải là bức "Long mã hà đồ", bên còn lại là "Thần quy lạc thư". Ở bức Long mã hà đồ có đắp nổi hình con ngựa đầu rồng, trên lưng có đeo hình bát quái. Đây là điển tích từ thời vua Phục Hy của Trung Quốc, cách bây giờ khoảng năm ngàn năm. Thưở đó chưa có chữ, Phục Hy một hôm thấy trên sông Hoàng Hà nổi lên con Long mã (đầu rồng mình ngựa) trên lưng có vằn có nét. Phục Hy liền dữa vào các vằn nét đó để lập ra bảng vẽ có tám quẻ gọi là Bát quái toàn đồ. Đời sau gọi là Hà đồ tức đồ Bát quái rút ra từ sự tích Long mã trên sông Hà. Đó là những con số đếm đầu tiên, cũng là những chữ viết đầu tiên của dân tộc Trung Hoa.
Sau thời Phục Hy hàng trăm năm có vua huyền thoại Đại Vũ. Trong khi đi trị thuỷ ở sông Lạc thấy nổi lên một con rùa trên lưng có những chấm đen trắng đặc biệt theo một trình tự. Ông dựa vào những chấm đó mà tạo ra Cửu trù (chín khoảnh). Đời sau gọi là Lạc thư tức bản viết từ rùa thần sông Lạc.Do vậy ở bức tường bên tría của lầu Đắc Nguyệt có bức Thần Quy Lạc thư đắp nổi hình con rùa trên mai một cây kiếm và một hộp sách. Vì từ Bát quái và Cửu trù, những phát minh quan trọng về số học, đồng thời áp dụng vào việc tính toán, mở rộng ra có thể giải thích nhiều hiện tượng trước mắt và suy đoán những việc sẽ xảy ra trong vũ trụ, nhân sinh, trong tự nhiên, xã hội có liên quan đến con người.
Qua lầu Đắc Nguyệt này đi vào phái bên trái là sẽ tới khu đền chính. Ở phía bên tay phải của quý khách có mấy gian nhà thời trước là nơi hội họp nghe giảng kinh sách, còn bây giờ đây là nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật. Bên trái quý vị là một dãy tường hoa. Ở dãy tường này, trên các cột cũng có đắp nổi nhiều câu đối tả cảnh hay, như:
- "Nhất trần vô nhiễm sắc
Tứ tự giai thường xuân."
( Mây bụi không chút gợn
Bốn mùa thảy đều xuân.)
hay :
- "Bình hồ trường nhật nguyệt
Cố điện tiểu càn khôn."
( Hồ phẳng dài cùng năm tháng
Điện xưa thu nhỏ đất trời.)
- "Cô sơn mộc ấm tam thiên giới
Chước thuỷ ba chừng cửu thập xuân."
( Ngọn núi côi, cây rợp bóng, che tam thiên thế giới
Một môi nước, sóng trong lặng, suốt chín chục ngày xuân.)
Toàn những câu đối tả cảnh đặc sắc. Tư duy hình tượng của các văn sĩ xưa cũng khá hiện đại. Ở đoạn giữa dãy tường này có một kiến trúc khá bé mang tên "Kính Tự đình" (tức đình kính trọng chữ viết). Đó là nơi trước đây các cụ đốt những mẩu giấy có viết chữ, vì các cụ xem chữ là thánh hiền, chữ do thánh hiền đặt ra và mang tư tưởng của thánh hiền, cho nên không thể đối xử như một thứ rác rưởi đem vứt đi mà phải đốt. Theo chuyện cũ Hà Nội kể lại rằng: cho tới khi Pháp đã bắt đầu cai trị Hà Nội khoảng đầu thế kỷ XX, vẫn còn có một ông già sáng sáng gánh một đôi bồ đi quanh phố phường, hề thấy mảnh giấy nào có chữ hán, ông lại nhặt bỏ vào bồ, mang vào đốt tại đình Kính Tự này.
Qua đình Kính Tự, trước mặt quý vị là một vọng cảnh đẹp: Xa xa, ở phía tây nam hồ là Tháp Rùa, một dấu ấn đặc trưng của Hồ Gươm; gần là đình Trấn Ba. tui xin giới thiệu qua đôi nét về tháp để quý khách có thể hiểu được. Tháp Rùa là cách gọi nôm na chứ tên đích thực ghi trên tháp là "Quy Sơn tháp" tức tháp núi Rùa. Tháp xây trên gò Rùa nơi xưa từ thời vua Lê Thánh Tông đã dựng Điếu Đài ở đó để nhà vua ra câu cá Sang thời Lê Trung Hưng (khoảng thế kỷ 17-thế kỷ 18) thì chúa Trịnh cho xây đình Tả Vọng trên gò nhưng sang thời nhà Nguyễn thì không còn dấu tích gì nữa.
Sau khi Pháp hạ thành Hà Nội năm 1883 thì dân vùng ven hồ xiêu tán cả. Các quan Việt cũng bỏ sở nhiệm. Riêng có Nguyễn Ngọc Kim chức dịch làng Tự Tháp được cử làm trung gian giữa quân Pháp và người Việt, lại được chính quyền mới tín nhiệm nên ít lâu trở thành bá hộ, tục gọi là Bá hộ Kim.
Năm 1886 thấy huyệt đất trên gò Rùa hợp phong thủy ông xuất tiền xây tháp trên gò với ý định chôn hài cốt của cha vào đó. Việc không thành nhưng ngọn tháp ba tầng vẫn được hoàn tất. Vì vậy nên ban đầu Tháp này có tên là Tháp Bá hộ Kim. Vì vị trí đẹp giữa hồ, tháp nghiễm nhiên biến thành thắng tích Hà Nội.
Ngọn tháp kết hợp phong cách kiến trúc Âu châu với hàng cửa cuốn gô-tích hai tầng dưới nhưng phần mái cong giữ quy thức kiến trúc Việt Nam.
Thời Pháp thuộc, trên đỉnh Tháp Rùa có dựng một phiên bản của tượng Nữ Thần Tự Do (1890-1896) (hay còn được gọi là tượng Đầm Xòe). Sang thập niên 1950 tượng này đã bị phá bỏ khi chính phủ Đế quốc Việt Nam của thủ tướng Trần Trọng Kim nắm chính quyền thay cho quân Pháp.
Tháp Rùa đã đứng ở đây dư một thế kỷ nên cũng đã rất thân thuộc, gần gũi với mọi người dân Hà Nội. Như thi sĩ Nguyễn Đình Thi đã nói trong thơ:
" Hà Nội chiều nay mưa tầm tã
Ta lại về đây giữa phố xưa
Nước Hồ Gươm sao xanh dịu quá
Tháp Rùa roi lệ cười trong mưa."
Trở lại đình Trấn Ba mà chúng ta đang đứng trước mặt đây, bốn cây cột cái bằng gỗ và bốn cây cột góc bằng đá đỡ lấy hai lớp mái thanh thoát. Đình Trấn Ba (hay còn gọi là đình chắn sóng) có tác dụng ngăn chặn những luồng văn hoá không lành mạnh vào văn hoá Việt Nam đương thời. Đình có hình vuông, được dựng cùng với Tháp Bút, Đìa Nghiên, tức là khoảng năm 1865 - 1866. Nhưng trong những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc chúng tui (1947), đạn đã phá tan ngôi đình. Đến 1951 - 1952, một số nhà hảo tâm t
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top