Download miễn phí Bản chất khoa học và cách mạng - Cội nguồn sức sống của triết học Mác, chủ nghĩa Mác
Hiện đang có không ít vấn đề được đặt ra trước sự phát triển sáng tạo bản
chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác, triết học Mác trong tình
hình hiện nay. Chúng ta đều biết rằng, chủ nghĩa Mác, triết học Mác là một
học thuyết mở. Bản thân những người sáng lập ra đã khẳng định rõ học
thuyết của các ông không phải là giáo điều, mà liên tục phát triển cùng với
sự phát triển của thực tiễn xã hội. Cách đặt vấn đề của V.I.Lênin và Hồ Chí
Minh trong việc phát triển học thuyết Mác cho chúng ta một hình mẫu có ý
nghĩa phương pháp luận. V.I.Lênin đã khẳng định: “Chúng ta không hề coi
lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm;
trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng của môn khoa học mà
những người xã hội chủ nghĩa cầnphát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu
họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống”(6).
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-18-ban_chat_khoa_hoc_va_cach_mang_coi_nguon_suc_son.drapAlo8sU.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-55896/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
BẢN CHẤT KHOA HỌC VÀ CÁCH MẠNG - CỘI NGUỒN SỨC SỐNGCỦA TRIẾT HỌC MÁC, CHỦ NGHĨA MÁC
TRẦN NGỌC ÁNH (*)
Làm rõ bản chất khoa học và cách mạng là cội nguồn sức sống của triết
học Mác, chủ nghĩa Mác trên cơ sở luận giải sự thống nhất biện chứng
giữa tính khoa học và tính cách mạng trong triết học Mác, chủ nghĩa Mác
về mối quan hệ giữa chúng trên phương diện lý luận và thực tiễn, trong bài
viết này, tác giả đã trình bày những suy nghĩ của mình về vấn đề phát triển
sáng tạo tính khoa học và tính cách mạng của triết học Mác, chủ nghĩa
Mác trong thời đại hiện nay.
1. Về sự thống nhất biện chứng giữa tính khoa học và tính cách mạng
trong chủ nghĩa Mác
Như chúng ta đã biết, học thuyết khoa học và cách mạng của chủ nghĩa
Mác, trong đó có triết học duy vật biện chứng, đã ra đời trên cơ sở kế thừa
một cách có phê phán những thành tựu của tư duy nhân loại, mà trực tiếp
nhất là triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị cổ điển Anh và chủ nghĩa xã
hội không tưởng Pháp; đồng thời khái quát những thành tựu mới nhất của
khoa học đương thời, của thực tiễn lịch sử nhân loại. Chủ nghĩa Mác ra đời
như một tất yếu lịch sử không những vì nó là sự phản ánh thực tiễn xã hội,
mà còn là sự phát triển hợp lôgíc của lịch sử tư tưởng nhân loại.
Chủ nghĩa Mác, triết học Mác trước hết là thành tựu vĩ đại nhất của tư
tưởng khoa học loài người, là khoa học về những quy luật phổ biến của sự
vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy và
vì thế, nó trở thành một “hình thức tư duy quan trọng nhất”, cao nhất, thích
hợp nhất đối với sự phát triển của khoa học. Bản chất khoa học của chủ
nghĩa Mác, triết học Mác không chỉ thể hiện ở hệ thống quy luật chung
nhất của thế giới mà nó phản ánh, mà còn thể hiện ở chức năng thế giới
quan và phương pháp luận khoa học trong mọi hoạt động nhận thức và hoạt
động thực tiễn của con người. Rõ ràng là, chủ nghĩa Mác, triết học Mác đã
đem lại cho khoa học hiện đại một phương pháp luận đúng đắn trong việc
xem xét, lý giải bản thân sự phát triển của nó. Đó là chức năng luận chứng
và giải thích khoa học, chức năng tổng hợp tri thức, định hướng và tiên
đoán khoa học.
Là một học thuyết khoa học lý luận - đỉnh cao của trí tuệ loài người, chủ
nghĩa Mác, triết học Mác đã đem lại cơ sở khoa học đúng đắn cho việc luận
chứng và giải thích những hiện tượng của đời sống xã hội và quá trình lịch
sử, nhất là cho việc cải tạo thế giới hiện thực. Đúng như C.Mác đã từng
khẳng định: “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách
khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới”(1). Bởi thế, bản chất khoa học
thống nhất về cơ bản với bản chất cách mạng trong chủ nghĩa Mác, triết
học Mác. Là thế giới quan khoa học của giai cấp công nhân - giai cấp tiến
bộ và cách mạng nhất, giữ vai trò trung tâm của thời đại, chủ nghĩa Mác,
triết học Mác đã trở thành vũ khí lý luận của giai cấp công nhân trong cuộc
đấu tranh cách mạng nhằm giải phóng mình, đồng thời giải phóng toàn thể
nhân loại. Bởi thế, như chính C.Mác đã khẳng định: Vũ khí vật chất của
triết học là giai cấp vô sản, cũng giống như vũ khí tinh thần của giai cấp vô
sản là triết học(2). Với bản chất khoa học và cách mạng, chủ nghĩa Mác mà
linh hồn của nó là phép biện chứng duy vật đã “đem lại sự giận dữ và kinh
hoàng cho giai cấp tư sản và bọn tư tưởng gia giáo điều của chúng…, vì
trong quan niệm tích cực về cái hiện đang tồn tại, phép biện chứng đồng
thời cũng bao hàm cả quan niệm về sự phủ định cái hiện đang tồn tại đó, về
sự diệt vong tất yếu của nó; vì mỗi hình thái đã hình thành đều được phép
biện chứng xét trong sự vận động, tức là xét cả mặt nhất thời của hình thái
đó, vì phép biện chứng không khuất phục trước một cái gì cả, và về thực
chất thì nó có tính chất phê phán và cách mạng”(3).
Nói một cách khái quát, học thuyết Mác, triết học Mác đã trang bị cho
chúng ta hệ thống quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể, phát
triển và thực tiễn trong mọi hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
nhằm cải biến cách mạng thế giới hiện tồn.
Bất chấp thực tiễn thăng trầm của thời đại, chúng ta vẫn có thể khẳng định
rằng, trong thời đại ngày nay, chủ nghĩa Mác, triết học Mác, với những
luận điểm, quan điểm và tư tưởng cơ bản thực sự khoa học và cách mạng
vẫn giữ nguyên giá trị, vẫn là lý tưởng cao đẹp nhất của loài người, là cách
thức thay đổi và cải tạo thế giới vì mục tiêu giải phóng con người, giải
phóng xã hội.
2. Về mối quan hệ giữa tính khoa học và tính cách mạng – phương
diện lý luận và thực tiễn
Bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác, triết học Mác luôn
thống nhất với nhau trong nội tại của nó. Đó là điều mà lâu nay chúng ta
luôn khẳng định và không có gì phải bàn luận. Tuy nhiên, theo chúng tôi,
thuộc tính khoa học và cách mạng thống nhất biện chứng với nhau nhưng,
không đồng nhất với nhau. Vậy, chúng quan hệ với nhau như thế nào, xét
cả về phương diện lý luận và hoạt động thực tiễn?
Thứ nhất, về phương diện lý luận, điều dễ nhận thấy là, do bản chất của chủ
nghĩa Mác, triết học Mác nên tính khoa học và tính cách mạng luôn gắn bó
chặt chẽ với nhau, tồn tại không tách rời nhau. Khi khẳng định bản chất
khoa học và cách mạng (ta thường không nói bản chất cách mạng và khoa
học) của chủ nghĩa Mác, triết học Mác, tức là ta đã mặc nhiên thừa nhận
thuộc tính khoa học là cơ sở cho thuộc tính cách mạng, chứ không phải
ngược lại. Vậy là đã rõ. Trong mối quan hệ biện chứng giữa tính khoa học
và tính cách mạng của chủ nghĩa Mác, triết học Mác thì tính khoa học đóng
vai trò cơ sở của tính cách mạng, đảm bảo cho tính cách mạng gắn liền với
sự sáng tạo và khả năng hiện thực hóa. Ở chiều ngược lại, tính cách mạng
tạo nên sức sống của tính khoa học và làm cho vai trò hướng dẫn, soi
đường của tri thức khoa học đi vào thực tiễn. Như vậy, nếu tính cách mạng
tách rời tính khoa học sẽ là sự rời bỏ gốc rễ của chính nó và tất yếu dẫn
đến những sai lầm với những hậu quả tiêu cực khó lường trong hoạt động
thực tiễn. Ngược lại, nếu tính khoa học không gắn liền với tính cách mạng
thì bản thân sự tồn tại của một học thuyết khoa học sẽ mất ý nghĩa lý luận
khoa học và đứng trước nguy cơ trở thành lý thuyết suông, giáo điều, kinh
viện.
Thứ hai, về phương diện hoạt động thực tiễn, chúng ta thấy mối quan hệ
giữa tính khoa học và tính cách mạng của chủ nghĩa Mác, triết học Mác trở
nên phức tạp hơn rất nhiều. Chúng ta thường quan niệm tính khoa học chủ
yếu gắn với hoạt động nhận thức, còn tính cách mạng lại gắn nhiều hơn với
hoạt động thực tiễn. Điều đó, có lẽ đúng về cơ bản. Vì vậy, nhiệm vụ của
tư duy lý luận là làm rõ “lịch sử, như nó ...
Tags: Bản chất khoa học và cách mạng của phép biện chứng duy vật, ý nghĩa đối với đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay, Bản chất khoa học, cách mạng và nhân văn của triết học Mác - Lênin, trình bày ngắn gọn bản chât skhoa học cách mạng và giá trị chủ nghĩa Mác- lênin, bản chất cách mạng khoa học của triết học mác lênin, bản chất cách mạng khoa học triết học mác lê nin, mối quan hệ giữa tính khoa học và tính cách mạng trong chủ nghĩa Mác-Lênin.