yenphuong4486

New Member
Download Đề tài Bán khống và nhu cầu thiết yếu của thị trường chứng khoán Việt Nam

Download Đề tài Bán khống và nhu cầu thiết yếu của thị trường chứng khoán Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ - BẢNG BIỂU
Chương 1: Khung lý luận về bán khống . . 1
1.1 Khái niệm bán khống . . . 1
1.2 Lịch sử bán khống . 1
1.3 Phân loại bán khống . 3
1.3.1 Bán khống mang tính đầu cơ . 3
1.3.2 Bán khống phòng ngừa rủi ro . 3
1.3.3 Bán khống kỹ thuật . . . 3
1.3.3.1 Bán khống kỹ thuật dựa trên hộp an toàn . 4
1.3.3.2 Bán khống kỹ thuật cho việc mua bán song hành . 5
1.3.3.3 Bán khống kỹ thuật được thực hiện bởi các nhà buôn và môi giới . 6
1.4 Tác động của bán khống lên TTCK . 7
1.4.1 Lợi ích của bán khống . 7
1.4.1.1 Đối với thị trường . . 7
1.4.1.2 Đối với nhà đầu tư . . 8
1.4.1.3 Đối với các công ty chứng khoán và ngân hàng . 9
1.4.2 Rủi ro của bán khống . 9
1.4.2.1 Đối với nhà đầu tư . . 10
1.4.2.2 Đối với công ty chứng khoán và ngân hàng . . 10
1.4.2.3 Đối với thị trường . . 10
1.5 Bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc triển khai nghiệp vụ
bán khống . 13
1.5.1 Bài học về bán về bán khống nhìn từ khủng hoảng tài chính năm 1997 từ Thái
Lan . . . 13
1.5.2 Bài học về bán khống nhìn từ tầm quan trọng của bán khống trên thị trường
chứng khoán Mỹ . 14
1.5.3 Bài học rút ra cho Việt Nam khi triển khai nghiệp vụ bán khống . 15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 15
Chương 2: Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam và nhu
cầu của bán khống . . 16
2.1 Điểm qua tình hình TTCK Việt Nam từ đầu năm 2006 đến 22/05/2008 . 16
2.2 Rủi ro của TTCK Việt Nam đối với các NĐT . 18
2.2.1 Rủi ro chính sách . 18
2.2.2 Thị trường thiếu các công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả cho các NĐT . 19
2.2.3 Rủi ro bong bóng . 20
2.2.4 Cùng với xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới, với các chính sách cởi mở
trong đ ầu tư nên sự hiện diện của NĐT nước ngoài tại Việt Nam ngày càng
nhiều . 20
2.2.5 Kiến thức của đại bộ phận NĐT còn nhiều hạn chế, khó tiếp thu các nghiệp vụ
phức tạp, các nghiệp vụ tài chính cao cấp . . 21
2.2.6 Rủi ro thông tin . . . 21
2.2.7 Rủi ro đến từ bản thân NĐT . . 22
2.2.8 Rủi ro thanh khoản của các chứng khoán NĐT đang nắm giữ . 22
2.2.9 Rủi ro từ các quy định và chất lượng dịch vụ của các sàn, trung tâm giao dịch
và công ty chứng khoán . . 22
2.2.10 Rủi ro từ các chấn động thị trường trong và ngoài nước . 23
2.3 Có hay không bán khống ở thị trường Việt Nam . 23
2.3.1 Bán khống “ngầm”trên TTCK Việt Nam . . 23
2.3.2 Giao dịch ký quỹ vàng – Một hình thức bán khống hợp pháp . 25
2.4 Lợi ích nghiệp vụ bán khống mang đến khi được triển khai ở thị trường Việt
Nam . 29
2.4.1 Những lợi ích của bán khống mang lại cho thị trường Việt Nam . 29
2.4.2 Chứng minh tính ưu việt của bán khống thông qua mô hình tài chính . 31
2.4.2.1 Dùng đường thị trường chứng khoán để xác định giá trị cổ phiếu . 31
2.4.2.2 So sánh TSSL và rủi ro trong trường hợp có bán khống và không bán
khống . . 33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 38
Chương 3: Một số đề xuất về mặt chính sách triển khai nghiệp vụ
bán khống ở TTCK Việt Nam . 39
3.1 Nhóm giải pháp cần thiết để triển khai bán khống . 39
3.1.1 Giải pháp thứ nhất: Ban hành hướng dẫn cụ thể triển khai bán khống . 39
3.1.2 Giải pháp thứ hai: Phát triển nhà tạo lập thị trường . 39
3.1.3 Giải pháp thứ ba: Giải quyết nguồn cung chứng khoán . 41
3.1.3.1 Quyền lợi của bên cho vay chứng khoán . 41
3.1.3.2 Quyền lợi của bên vay chứng khoán . 42
3.1.3.3 Các giải pháp giúp tăng cung chứng khoán . 42
3.1.4 Giải pháp thứ tư: Hạn chế các mặt trái của nghiệp vụ bán khống . 43
3.1.4.1 Tránh thua lỗ bỏ chạy . 43
3.1.4.2 Thao túng giá (làm giá;) trên thị trường . 44
3.1.5 Giải pháp thứ năm: Quy định thời điểm cho phép bán khống trong ngày . 45
3.2 Hệ thống nhóm các giải pháp hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của nghiệp vụ
bán khống . . 45
3.2.1 Giải pháp thứ sáu: Tăng cường xây dựng tổ chức Quỹ đầu tư công chúng . 45
3.2.2 Giải pháp thứ bảy: Cho phép triển khai các hoạt động ứng trước T+3 . 46
3.2.2.1 Cho phép ứng tiền bán chứng khoán trước ngày T+3 . 46
3.2.2.2 Cho phép ứng trước chứng khoán trước ngày T+3 . 46
3.2.3 Giải pháp thứ tám: Phát triển nghiệp vụ repo chứng khoán . 47
3.2.4 Giải pháp thứ chín: Sự chuẩn bị của các công ty chứng khoán . 47
3.2.5 Giải pháp thứ mười: Tăng cường vai trò của NHTM . 48
3.2.6 Giải pháp thứ mười một: Tăng cường vai trò của các công ty bảo hiểm . 49
3.2.7 Giải pháp thứ mười hai: Xây dựng mô hình và cách điều hành Ngân hàng lưu
ký chứng khoán . . 49
3.3 Các dấu hiệu giúp NĐT nhận biết thời điểm có thể thực hiện nghiệp vụ bán
khống . . 49
3.4 Quy trình thực hiện một nghiệp vụ bán khống . 50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 50



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

hưa tiếp thêm được sức mạnh, tâm lý NĐT ngày 1
giảm dần, ắt hẳn sẽ phải tìm cơ hội khác hay rút về chờ thời cơ. Nhiều NĐT đã nhận ra
sai lầm khi đầu tư theo danh mục mà không hề quan tâm đến xu thế.
Đặc biệt có không ít NĐT chạy theo “blue-chips” (Blue-chips là loại cổ phiếu
"chất lượng cao" hay còn gọi là cổ phiếu "thượng hạng", do các công ty lớn có tiếng
phát hành) và giờ đây chính những “blue-chips” này lại quay mặt lại với họ. Chắc chắn
rằng cả cung và cầu đều không muốn thế, nhưng thị trường là thế và chứng khoán là thế.
Chỉ cách đây 1 năm, nhiều người giàu lên vì FPT thì giờ đây vẫn là con số nhiều đó đau
xót nhìn tài sản của mình đội nón ra đi. Chắc chắn rằng, FPT làm ăn vẫn có lãi, lãi rất
nhiều, tương lai sáng hơn ai hết, ấy vậy mà ngày nào cũng giảm.
Chúng ta hãy cùng hiểu thị trường và chia sẻ những khó khăn nhiều bề của nhiều
định chế. Cơ quản quản lý thị trường thì nát óc để xoay chuyển tình thế, công ty chứng
khoán thì rầu rĩ vì thâm hụt doanh thu (môi giới, tự doanh, bảo lãnh…), NĐT – đối
tượng được quan tâm nhiều nhất thì thua lỗ đến 30-40% nên đã quá nản, mất lòng tin
vào tương lai của thị trường.
Trước kia lịch sử cũng đã chứng kiến chứng khoán giảm một cách thê thảm, mức
độ giảm cũng tương đương thời điểm này, mất ngót 50% điểm. Đa phần NĐT hoang
mang, lo lắng. Nhưng nỗi lo lúc đó nó còn quá nhỏ, không lớn như bây giờ. Cũng bởi
quy mô thị trường lúc đó còn quá nhỏ, NĐT chứng khoán rất ít, không nhiều như hiện
nay. Nếu xét ở một góc độ tương quan thì TTCK lúc này đang giảm một cách thê thảm
hơn bao giờ hết.
Ở bất cứ một TTCK nào trên TTCK nói chung đều có thời kỳ giảm mạnh, thậm chí
là suy thoái trầm trọng, không phải là suy thoái một lần, mà có thể nhiều lần. Đó cũng là
một trong những đặc thù cơ bản của TTCK, có tăng ắt có giảm, có tăng nóng ắt có đóng
băng. Thế nhưng bài học của những nước có TTCK tồn tại và phát triển được đến ngày
nay là gì? Họ chống chọi trước những “cơn bão” này ra sao? Thiết nghĩ cơ quan quản lý
thị trường và những đơn vị truyền thông cho chứng khoán hãy đưa ra những kinh
nghiệm đó, trước là để có bài học cho mình, sau là để động viên và hướng đối tượng thị
trường cùng chung tay chung sức mà gánh vác.
Quay trở lại với lịch sử suy thoái của TTCK Việt Nam đã từng xảy ra vào thời
điểm năm 2004, tuy ở quy mô nhỏ nhưng đó cũng là bài học có thể áp dụng phần nào để
khắc phục TTCK lúc này. Khi TTCK thoát khỏi đà suy thoái, ai giám chắc rằng sẽ
không bao giờ còn suy thoái? Và rất có thể, tình hình lúc này sẽ là một bài học quý giá
cho tương lai.
Hình 2.1-Đồ thị biểu diễn chỉ số Vn-Index và Hastc-Index từ đầu năm 2006 đến
22/05/2008
Nguồn: www.ssc.gov.vn - Ủy ban chứng khoán Nhà nước
2.2 Rủi ro của TTCK Việt Nam đối với các NĐT
2.2.1 Rủi ro chính sách:
TTCK Việt Nam còn đang trong giai đoạn đầu phát triển, mức độ thị trường hóa chưa
đủ và luôn chịu ảnh hưởng bởi chính sách của chính phủ. Hệ thống pháp luật quy định
về TTCK còn nhiều bất cập. Các quy định của các cơ quan quản lý đưa ra bất ngờ, gây
hoang mang cho NĐT họ không kịp phản ứng, thích nghi với các quy định mới và hậu
quả là dẫn tới thua lỗ thậm chí là phá sản. NĐT Việt Nam phần đông là các NĐT nhỏ lẻ,
nên trước những thông tin nóng hổi của các cơ quan nhà nước họ tiếp nhận rất thụ động
và họ cũng chính là những người chịu thua thiết nhất trong thời gian qua. Nhiều NĐT
dày dạn khác đã kinh qua hầu hết các khóa đào tạo chứng khoán, tìm hiểu kỹ các trường
phái đầu tư, bám sàn, phân tích giỏi và có kinh nghiệm…, nhưng rốt cuộc vẫn khó tránh
khỏi những rủi ro liên quan đến chính sách. (xem thêm phụ lục 4)
BIỂU ĐỒ BIỂU DIỄN CHỈ SỐ VN-INDEX VÀ HASTC-INDEX
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
1000
1100
1200
1300
Jan-
06
Feb-
06
Mar-
06
Apr-
06
May-
06
Jun-
06
Jul-
06
Aug-
06
Sep-
06
Oct-
06
Nov-
06
Dec-
06
Jan-
07
Feb-
07
Mar-
07
Apr-
07
May-
07
Jun-
07
Jul-
07
Aug-
07
Sep-
07
Oct-
07
Nov-
07
Dec-
07
Jan-
08
Feb-
08
Mar-
08
Apr-
08
May-
08
VN-INDEX
0
30
60
90
120
150
180
210
240
270
300
330
360
390
420
450
480
510
HASTC-INDEX
VN-INDEX HASTC-INDEX
Tiêu biểu vẫn là Chỉ thị 03 của Ngân hàng
Nhà nước (nay được thay bằng Quyết định 03),
“đùng một cái” được ban hành, không tổ chức
lấy ý kiến hay định hướng trước để giới đầu tư
có thể chuẩn bị ứng phó. Ở đây, một số đối
tượng NĐT có kinh nghiệm, có khả năng tiên
đoán được chính sách, và không loại trừ khả
năng thông tin chính sách rò rỉ, là có thể nhanh
chân thoát khỏi đà sụt giảm sau đó.
Và gần đây, quyết định phát hành 20.300 tỷ
đồng tín phiếu bắt buộc của Ngân hàng Nhà
nước bất ngờ công bố, tạo một áp lực lớn đối với
kỳ vọng phục hồi trên TTCK. Lãi suất và vốn
VND của các ngân hàng thương mại biến động
mạnh là một nguyên nhân khiến chứng khoán
“rơi tự do”
Sự can thiệp quá sâu của các cơ
quan quản lý vào TTCK sẽ ngăn cản
sự phát triển của thị trường, bởi nó
làm tăng tính rủi ro hệ thống và
NĐT sẽ "chùn chân" khi cân nhắc
việc tham gia vào thị trường.
Đặc biệt đối với một nước
đang phát triển như nước ta, những
rủi ro do các chính sách mang tính
chiến thuật ngắn hạn để đối phó với
diễn biến kinh tế phức tạp là khá
lớn, thì cần làm cho người dân
biết tự bảo vệ mình, chứ không có
chuyện gì cũng tìm Nhà nước. Làm
được như vậy thì cũng tạo ra tính
độc lập cho chính sách mang tính
chiến lược dài hạn của Nhà nước,
không phải bận tâm ra các quy định
ngắn hạn làm yên lòng dân nữa.
2.2.2 Thị trường thiếu các công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả cho các NĐT.
TTCK non trẻ và đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta thì
rủi ro đối với NĐT rất nhiều, tuy nhiên những rủi ro đó không phải là không phòng ngừa
được. Ngoài ra, do sự dè dặt của các cơ quan nhà nước mà đến nay các NĐT Việt Nam
vẫn đang “khát” công cụ phòng ngừa rủi ro bằng chứng là các công cụ này vẫn chưa
được phép triển khai trong khi nhu cầu của NĐT là khá lớn. Ở các thị trường phát triển
họ đều triển khai các công cụ tài chính phái sinh (quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn, giao
sau,…), các hoạt động mua – bán khống như là các công cụ giúp NĐT thông qua đó hạn
chế rủi ro của mình, tự cứu mình. Mà làm sao người dân tự cứu được khi mà Nhà nước
không trao cho người ta công cụ để tự cứu? TTCK giảm giá nhưng người ta không thể
bán khống cổ phiếu, không thể phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn, thì tự cứu như thế
nào? Lý thuyết đầu tư cho thấy thị trường có tính chu kỳ, có lên ắt có xuống, khi thị
trường ở trong chu kỳ xuống, nỗ lực cho nó đi lên là làm ngược quy luật; thay vào đó,
cho NĐT công cụ tự bảo vệ khi giá giảm như bán khống hay quyền chọn, vừa không đi
ngược quy luật, vừa tạo ra cơ hội kinh doanh cho CTCK và NĐT.
2.2.3 Rủi ro bong bóng
Đây là loại rủi ro hình thành do sự bất cân xứng giữa...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top