tuananh_1807_c8

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Có thực mới vực được đạo”. Như vậy ăn uống là nhu cầu không thể thiếu của mỗi con người, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng không những để duy trì sự sống, tái sản xuất sức lao động mà còn phát triển kinh tế. Ăn uống đã nâng lên thành nghệ thuật và là nghệ thuật ẩm thực từ quy trình sao cho đẹp mắt, hấp dẫn và ngon miệng. Và nghệ thuật ẩm thực được nâng lên thành văn hóa ẩm thực.
Ăn uống là cách thể hiện nét đẹp trong văn hóa ứng xử, thể hiện lối sống của con người. Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền, mỗi địa phương đều có một tập quán ăn uống riêng: từ cách ăn, kiểu ăn, món ăn đặc trưng… không nơi nào giống nơi nào. Đặc điểm ăn uống đó xuất phát từ quá trình sống, điều kiện tự nhiên, tập quán lao động sản xuất, khí hậu, điều kiện xã hội và các tác động bên ngoài.
Ẩm thực của mỗi vùng miền trên đất nước Việt Nam là khác nhau. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: địa hình, con người, phong tục, tập quán… và cũng như vậy ta thấy, phong cách ẩm thực của miền Trung thể hiện cách sống, lối sống độc đáo của con người xứ này. Thanh Hóa cũng đã góp một phần vào nét độc đáo của người miền Trung, góp phần làm nên hương vị riêng của món ăn Việt.
Những món quà nhỏ bé ở Thanh Hóa đã thể hiện lối ứng xử tự nhiên, thổi cả tâm tư tình cảm của con người vào trong đó. Qua đó thấy được nét văn hóa của người xứ Thanh trong giá trị ẩm thực như: chân – thiện – mỹ.
Là một người con sinh ra trên mảnh đất Thanh Hóa giàu truyền thống văn hóa, nơi con sông Mã vẫn âm thầm chảy qua những nương dâu xanh ngát, những đồng ruộng tươi tốt, bản thân tui luôn muốn góp một chút gì đó cho quê hương đang trên đà phát triển. Tìm hiểu đề tài: “Bản sắc văn hóa Thanh Hóa qua món nem chua”, tui hy vọng sẽ được hiểu biết thêm về những giá trị văn hóa tiềm ẩn bên trong đời sống vật chất và tinh thần của con người xứ Thanh. Góp phần giữ gìn và tôn vinh một trong những giá trị văn hóa đặc sắc của vùng đất này.
2. Lịch sử vấn đề
Văn hóa ẩm thực không phải là một vấn đề mới, mà đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đền này. Nhưng nghiên cứu ở một địa phương thì chỉ có những bài báo nhỏ lẻ, chưa có một công trình chuyên sâu, chuyên khảo nên chúng tui nghiên cứu đề tài: “Bản sắc văn hóa Thanh Hóa qua món nem chua”.
Ngay từ buổi xa xưa, văn hóa ẩm thực Việt Nam đã đi vào khuôn phép, đã trở thành di sản lưu truyền, mang rõ dấu ấn thời đại và được người xưa lưu giữ mãi cho đến đời sau, xứng đáng là một kho báu của người Việt để lại. Ông cha ta đã từng trân trọng nền văn hóa ẩm thực từ thời xa xưa bằng các câu chuyện cổ tích về Bánh chưng bánh dày, về dưa hấu, về trầu cau... mỗi câu chuyện đều có sự tích, đều gắn với tên người được ghi lại sớm từ thời Trần – Lê trong cuốn Lĩnh Nam trích quái, các bài viết về ăn và uống của nhà bác học Lê Quý Đôn trong Vân đài loại ngữ, của Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tùy bút, Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục, Đào Duy Anh trong Việt Nam văn hóa sử cương…
Theo dòng thời gian, việc nghiên cứu về văn hóa ẩm thực Việt Nam đã trở thành một đề tài khoa học nghiêm túc. Bằng chứng là thế hệ trẻ ngày nay đã quan tâm đến bản sắc dân tộc trong ăn uống, trong các bài nghiên cứu, qua các luận văn tốt nghiệp về văn hóa ẩm thực. Đến nay có nhiều nhà xuất bản, các tạp chí, vô tuyến truyền hình đã cho ra nhiều sách báo và hình ảnh chứa đựng nội dung sâu sắc về văn hóa ẩm thực có giá trị. Đáng chú ý phải kể đến các công trình nghiên cứu của các tác giả sau.
Trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam và Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm viết về văn hoá ứng xử môi trường tự nhiên và việc tận dụng môi trường tự nhiên trong ăn uống của người Việt. Nhưng trong cả hai cuốn sách này tác giả chỉ khái lược những nét chung nhất về ăn uống của người Việt, chưa đi sâu vào văn hóa ẩm thực của từng địa phương.
Trong cuốn Văn hóa ẩm thực Việt Nam các món ăn miền Bắc do Băng Sơn – Mai Khôi giới thiệu, Văn hóa ẩm thực Việt Nam các món ăn miền Trung do Mai Khôi sưu tầm và sáng tác, Văn hóa ẩm thực Việt Nam các món ăn miền Nam do Băng Sơn – Vũ Bằng – Thượng Hồng giới thiệu. Trong những công trình nghiên cứu trên, các tác giả đi vào giới thiệu nhiều món ăn đặc trưng của từng vùng miền, từng địa phương cụ thể nhưng chưa đầy đủ, cung cấp cho chúng ta thấy được sự khác nhau giữa văn hóa ẩm thực ba miền.
Trong cuốn Văn hóa ẩm thực những điều học hỏi của tác giả Vũ Ngọc Khánh, có nhiều nghiên cứu tương đối chi tiết về văn hóa ẩm thực Việt Nam. Tác giả đề cập đến tập quán ăn uống chung của người Việt và những sắc thái địa phương riêng như: Hà Nội, Huế, Sài Gòn, xứ Nghệ… chính là những sắc thái này tạo nên sự đa dạng và làm cho bức tranh ẩm thực Việt Nam thêm phần sinh động. Màu sắc địa phương tô thêm cho bản sắc dân tộc những nét đậm đà và do đó ta có thể hiểu được người Việt hơn.
Trong cuốn Giáo trình văn hóa ẩm thực Việt Nam của Nguyễn Thị Diệu Thảo, nghiên cứu một cách công phu có sự hiểu biết rộng và sâu sắc về văn hóa ẩm thực Việt Nam. Hầu như tất cả các vấn đề văn hóa ẩm thực của nước ta, từ những vấn đề về nguyên liệu, chế biến, đồ gia vị, cách thức thưởng thức đến những đặc trưng trong phong tục ăn uống ở các vùng miền, từ ẩm thực bình dân đến ẩm thực cung đình… Ngoài ra, tác giả còn đưa ra những nét về văn hóa ẩm thực Trung Hoa, các nước Đông Nam Á, các nước phương Tây nhờ vậy mà đặc trưng văn hóa ẩm thực Việt Nam càng nổi bật.
Trên đây là những công trình nghiên cứu tiêu biểu về văn hóa ẩm thực Việt Nam. Kế thừa và tiếp thu ý kiến của người đi trước và qua sự khảo sát thực tế, trong đề tài này chúng tui bước đầu khảo sát văn hóa ẩm thực ở Thanh Hóa để cố gắng đưa ra những vấn đề cụ thể và toàn diện hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu bản sắc văn hóa Thanh Hóa qua món nem chua.
- Phạm vi nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tui đi vào tìm hiểu mảnh đất, con người Thanh hóa và đặc sản ẩm thực qua món nem chua.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tui đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp điền dã, thâm nhập
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp khảo sát.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, nội dung, kết luận, đề tài còn có phần mục lục và thư mục tài liệu tham khảo.
Phần nội dung gồm hai chương chính:
Chương 1: Tổng quan về Thanh Hóa và ẩm thực Thanh Hóa
Chương 2: Bản sắc văn hóa Thanh Hóa qua món nem chua.



















NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan về Thanh Hóa và ẩm thực Thanh Hoá
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Thanh Hóa nằm ở vĩ tuyến 19°18' Bắc đến 20°40' Bắc, kinh tuyến 104°22' Đông đến 106°05' Đông. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào) với đường biên giới 192 km, phía Đông là Vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông với bờ biển dài hơn 102 km. Diện tích tự nhiên của Thanh Hóa là 11.106 km², chia làm 3 vùng: đồng bằng ven biển, trung du, miền núi. Thanh Hóa có thềm lục địa rộng 18.000 km².
Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217, cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và đi quốc tế. Hiện tại, Thanh Hóa có sân bay Sao Vàng và đang dự kiến mở thêm sân bay quốc tế sát biển phục vụ cho Khu kinh tế Nghi Sơn và khách du lịch.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
1.1.2.1. Địa hình
Thanh Hoá có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng rõ rệt:
- Vùng núi và Trung du có diện tích đất tự nhiên 839.037 ha, chiếm 75,44% diện tích toàn tỉnh, độ cao trung bình vùng núi từ 600 -700m, độ dốc trên 25o, vùng trung du có độ cao trung bình 150 - 200m, độ dốc từ 15 -20o.
- Vùng đồng bằng có diện tích đất tự nhiên là 162.341 ha, chiếm 14,61% diện tích toàn tỉnh, được bồi tụ bởi các hệ thống Sông Mã, Sông Bạng, Sông Yên và Sông Hoạt. Độ cao trung bình từ 5 - 15m, xen kẽ có các đồi thấp và núi đá vôi độc lập. Đồng bằng Sông Mã có diện tích lớn thứ ba sau đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng.
- Vùng ven biển có diện tích 110.655 ha, chiếm 9,95% diện tích toàn tỉnh, với bờ biển dài 102 km, địa hình tương đối bằng phẳng. Chạy dọc theo bờ biển là các cửa sông. Vùng đất cát ven biển có độ cao trung bình 3 - 6 m, có bãi tắm Sầm Sơn nổi tiếng và các khu nghỉ mát khác như Hải Tiến (Hoằng Hoá) và Hải Hoà (Tĩnh Gia)... có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ kinh tế biển.
1.1.2.2. Khí hậu
Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt. Gió Bắc do không khí lạnh từ vùng áp cao Siberi qua Trung Quốc thổi xuống. Gió Tây Nam từ vịnh Bengal qua Thái Lan, Lào thổi vào, rất nóng, gọi là gió Lào hay gió phơn Tây Nam. Gió Đông Nam thổi từ biển vào đem theo không khí mát mẻ.
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600-2300mm, mỗi năm có khoảng 90 - 130 ngày mưa. Độ ẩm tương đối từ 85% đến 87%, số giờ nắng bình quân khoảng 1600-1800 giờ. Nhiệt độ trung bình 230C - 240C, nhiệt độ giảm dần khi lên vùng núi cao. Hướng gió phổ biến mùa Đông là Tây bắc và Đông bắc, mùa hè là Đông và Đông nam.

1.1.2.3. Tài nguyên đất
Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 1.112.033 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 245.367 ha; đất sản xuất lâm nghiệp 553.999 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 10.157 ha; đất chưa sử dụng 153.520 ha với các nhóm đất thích hợp cho phát triển cây lương thực, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả.
1.1.2.4. Tài nguyên rừng
Thanh Hoá là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn với diện tích đất có rừng là 484.246 ha, trữ lượng khoảng 16,64 triệu m3 gỗ, hàng năm có thể khai thác 50.000 - 60.000 m3. Rừng Thanh Hoá chủ yếu là rừng cây lá rộng, có hệ thực vật phong phú đa dạng về họ, loài, có các loại gỗ quý hiếm như: lát, pơ mu, sa mu, lim xanh, táu, sến, vàng tâm, dổi, de, chò chỉ. Các loại thuộc họ tre nứa gồm có: luồng, nứa, vầu, giang, tre. Ngoài ra còn có: mây, song, dược liệu, quế, cánh kiến đỏ… Các loại rừng trồng có luồng, thông nhựa, mỡ, bạch đàn, phi lao, quế, cao su. Thanh Hoá là tỉnh có diện tích luồng lớn nhất trong cả nước với diện tích trên 50.000 ha.
Rừng Thanh Hoá cũng là nơi quần tụ và sinh sống của nhiều loài động vật như: hươu, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng, các loài bò sát và các loài chim… Đặc biệt ở vùng Tây nam của tỉnh có rừng quốc gia Bến En, vùng Tây Bắc có các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Pù Luông, Xuân Liên, là những khu rừng đặc dụng, nơi tồn trữ và bảo vệ các nguồn gien động, thực vật quí hiếm, đồng thời là các điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách.
1.1.2.5. Tài nguyên biển
Thanh Hoá có 102 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17.000 km2, với những bãi cá, bãi tôm có trữ lượng lớn. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, thuận lợi cho tàu thuyền đánh cá ra vào. Đây cũng là những trung tâm nghề

Qua những thực tế trên, đây là một món ăn rất đặc biệt, tất cả mọi người đều có quyền được thưởng thức món ăn này đúng với hương vị của nó. Vì vậy, ý tưởng xây dựng một cơ sở sản xuất nem chua Thanh Hóa với chất lượng, hương vị truyền thống, xây dựng thương hiệu nem chua Thanh Hóa để nhân dân cả nước biết tới món ăn này và bạn bè quốc tế có cơ hội thưởng thức một đặc sản trong thế giới ẩm thực Việt Nam.
Dự án này trước hết đem lại hiệu quả về mặt kinh tế, ngoài ra nó còn có ý nghĩa về mặt văn hóa rất lớn. Sản phẩm là một hình thức để quảng bá văn hóa Thanh Hóa - một vùng đất rộng lớn, có những phong cảnh hùng vĩ, nên thơ, con người thông minh hiếu học, nền văn hóa lâu đời, và cũng là hình ảnh của một Việt Nam có những nét truyền thống với nghệ thuật ẩm thực riêng biệt trong con mắt bạn bè thế giới. Hơn thế nữa, dự án cũng đem lại hiệu quả về mặt xã hội, sản xuất nem là công việc không đòi hỏi trình độ lao động cũng như sức khỏe, do vậy có thể tạo công ăn việc làm cho ngay cả những người ở độ tuổi trung niên, là những người mà hầu như không thể kiếm được việc làm trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Đây thực sự là một dự án đem lại rất nhiều lợi ích cho không những cá nhân mà là cả xã hội .
2.4.2. Giá trị du lịch
Nem chua được xem là món đặc sản của xứ Thanh. Ai đi qua cũng phải nếm thử hương vị lạ của những chiếc nem xinh xắn. Với mong muốn mang món ăn đặc sản của quê hương đến các bạn bè, thực khách gần xa và để phục vụ bà con xa quê, chúng tui mở dịch vụ cung cấp nem chua Thanh Hóa uy tín chất lượng tốt, giá cả hợp lí. Giao hàng tận nơi tại Hà Nội và các vùng lân cận...
Vị chua chua, ngọt ngọt đậm đà gia vị tạo nên hương thơm khó quên của món nem chua Thanh Hóa.
Nem chua Thanh Hóa nổi tiếng xưa nay khắp một dải đất dài từ Nam ra Bắc. Người Thanh Hóa tự hào với bạn bè nơi nơi vì có một thứ quà không phải nơi nào cũng cứ học là làm được, mà nó được truyền kinh nghiệm từ đời này sang đời khác qua nhiều năm nay. Chính vì vậy, nem Thanh Hóa vẫn chưa bị mất đi hương vị vốn có từ xưa.
Người Thanh Hóa đã sáng tạo ra cách thức làm nem riêng độc đáo, thỏa mãn được khẩu vị của nhiều người, của khách nhiều nơi. Cũng chỉ riêng điều này cũng đủ để nói rằng người xứ Thanh cần cù, giàu sáng tạo và nếu bàn về nghệ thuật ẩm thực cũng đáng “mặt đồng cân”, xứng ngồi đàm luận với đất kinh kỳ. Làm nem đã trở thành nghề truyền thống và là niềm tự hào của người dân xứ Thanh. Nghề làm nem phát triển kéo theo nghề dịch vụ thương mại phát triển. Ở Thanh Hóa đã hình thành nhiều cơ sở chế biến và cũng nhiều cửa hàng kinh doanh nem. Nem sản xuất và bán nhiều nhất, chạy nhất là ở thành phố Thanh Hóa.
2.5. Một số kiến nghị phát huy ẩm thực để phục vụ và phát triển du lịch ở Thanh Hóa
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập với quốc tế, sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, làm cho đời sống người dân ngày một được cải thiện đáng kể nhu cầu của con người cũng đa dạng hơn. Tuy nhiên về mặt trái của quá trình đó đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó đáng chú ý là vấn đề an toàn thực phẩm là mối quan tâm sâu sắc của toàn xã hội, khi mà tình trạng ngộ độ trong ăn uống có chiều hướng gia tăng. Đòi hỏi mỗi cấp chính quyền, các cơ quan liên quan, cũng như toàn xã hội tham gia vào quá trình sản xuất, chế biến món ăn, thức uống cần nâng cao lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp. Để ăn uống không dừng lại phục vụ nhu cầu cần thiết của con người mà còn thể hiện nét văn hoá của một cộng đồng, của một dân tộc.
Nhu cầu phát triển du lịch của từng địa phương ngày càng tăng mạnh trong đó phát triển ẩm thực là một khâu rất quan trọng trong phát triển du lịch. Đặc biệt ở Thanh Hoá có rất nhiều điểm du lịch nổi tiếng như biển Sầm Sơn, Bến En, suối cá Cẩm Thuỷ… là những nơi thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.
Món ăn Thanh Hoá cũng được bảo tồn và phát triển. Nhiều món ăn và đặc sản gắn liền với địa danh của xứ sở như bánh gai Tứ Trụ ở Thọ Xuân, nem chua Thanh Hoá… nhưng chưa phát triển nhiều. Rất nhiều món ăn nổi tiếng chỉ người xứ Thanh biết đến, cần quảng bá một cách sâu rộng hơn để du khách đến Thanh Hoá biết đến những loại bánh và những món ăn đó nhằm phát triển du lịch ẩm thực tốt hơn.
Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng cũng như hình thức bên ngoài cần được chú trọng nhiều hơn, nhìn vào thấy hấp dẫn có thể mang làm quà biếu cho người thân hay bạn bè, cần có các hoạt động tổ chức giới thiệu và bán sản phẩm tốt hơn. Du khách đến du lịch sẽ được thưởng thức món ăn ở đây. Đến Nghệ An, có tương bần Nam Đàn, đến Hà Tĩnh có cu đơ, ra Ninh Bình có rượu Bầu đá, Huế là mè xửng, Hà Nội là cốm… Thanh Hoá cần xây dựng khu ẩm thực với các món ăn mang đậm tính địa phương như nem chua, bánh gai, dừa, mía… để mang về làm quà và những món ăn thưởng thức tại nơi đó. Hiện nay, các món ăn vẫn còn hạn chế, cần bổ sung thêm các món truyền thống khác. Đặc biệt, cần một không gian mang đậm nét làng quê để tạo sự thích thú hơn cho khách du lịch, khi đó khách du lịch bên cạnh tham quan, du lịch sẽ được thưởng thức những món ăn ngon.
Hiện nay, ẩm thực Thanh Hoá mặc dù đã được công nhận và yêu mến, nhưng vẫn còn ở dạng cảm tính, chưa thực sự thuyết phục. Để ẩm thực Thanh Hoá trở thành một dấu ấn níu chân du khách quay lại thì trách nhiệm của các nhà đầu bếp xứ Thanh rất lớn và đó cũng là trách nhiệm của ngành du lịch.
Dù muốn hay không, những món ăn truyền thống đó vẫn được sản sinh từ nội dung, vẫn tồn tại trong nội dung. Nội dung là người sáng tạo và lưu giữ nó như là khuôn mẫu sống của từng cá nhân cộng động. Ẩm thực tạo nên diện mạo của nền văn hoá như nền văn hoá Thanh Hoá đã được chính con người nơi đây nuôi dưỡng bảo quản, phát huy một cách tối đa, hiệu quả, đây là tinh thần trách nhiệm của mỗi người con xứ Thanh.


KẾT LUẬN
Truyền thống văn hóa dân tộc ta đã nhìn nhận, trong mỗi loại món ăn của mỗi vùng miền, mỗi địa phương đều tiềm ẩn những giá trị độc đáo về văn hóa, phong tục tập quán cổ truyền và cả tín ngưỡng ở nơi đó. Điều này khẳng định ăn uống vừa là một lĩnh vực văn hóa mang tính tận dụng sáng tạo, vừa là nghệ thuật vì món ăn nào cũng đều có riêng giá trị thẩm mỹ của nó.
Ẩm thực Thanh Hóa nằm trong hệ thống ẩm thực Việt Nam. Là một loại hình văn hóa đặc biệt gắn bó mật thiết với cuộc sống con người hàng năm. Không phải loại hình văn hóa nào cũng tồn tại bền bỉ và có tính chất vĩnh viễn như văn hóa ẩm thực Thanh Hóa. Nó không dừng lại ở chức năng phục vụ nhu cầu của con người mà nó còn phản ánh sâu sắc lối sống và con người Thanh Hóa. Ẩm thực đã tỏ rõ một quan điểm, tính cách, một lối sống độc đáo của con người xứ Thanh.
Nếu Hà Nội ăn uống bảo thủ khắt khe, Huế phô trương bày vẽ còn Sài Gòn ngọt ngào ngang ngửa. Chỉ một vùng đất nước mà chẳng ai chịu giống ai, Thanh Hóa không lai tạp, chẳng cổ cũng chẳng kim. Người xứ Thanh, dù giàu sang hay cùng kiệt khó cung cách ăn uống vẫn cần “no”.
Trong quá trình hội nhập và mở rộng giao lưu văn hóa, ẩm thực Thanh Hóa có điều kiện quảng bá rộng rãi trong nước và ra nước ngoài. Nhưng cùng với đó món nem chua này dễ bị bắt chước, chế biến, thêm thắt làm nó biến dạng đi mất cái gốc gác độc đáo ban đầu. Điều đó đòi hỏi những nhà nghiên cứu, những người Thanh Hóa có tâm huyết cần tích cực phục chế, giữ nguyên bí quyết chê biến gia truyền để món ăn ngày càng ngon, hấp dẫn mà không mất đi bản sắc của mình.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top