fpt68

New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
LỜI MỞ ĐẦU

Trong kinh doanh, bản thân mỗi doanh nghiệp đều hướng đến mục tiêu lợi nhuận. Lẽ dĩ nhiên ai cũng mong muốn đạt được lợi nhuận cao nhất với một chi phí thấp nhất. Song yếu tố rủi ro là một yếu tố bất khả kháng.
Không ai có thể đảm bảo rằng những gì mà mình nắm giữ sẽ không mất đi một phần hay tất cả giá trị. Và để có thể thành công thì doanh nghiệp phải có cách hành xử hợp lý nhất. Một doanh nghiệp khôn ngoan sẽ không chỉ biết tăng trưởng những gì mình có mà còn phải biết bảo vệ nó. Hay nói cách khác doanh nghiệp luôn dự tính cho những rủi ro có thể gặp phải. Cái em muốn nói đến ở đây chính là các khoản dự phòng của doanh nghiệp. Theo quan điểm của riêng em thì các khoản dự phòng chiếm một vị trí không tồi chút nào trong hoạt động của doanh nghiệp. Bởi vậy mà em chon đề tài “bàn về chế độ hạch toán các khoản dự phòng” làm đề án môn học.
Qua tìm hiểu nghiên cứu các văn bản pháp lý hiện hành của Việt Nam cụ thể là quyết định 15/2006/QĐ – BTC và thông tư 13/2006/TT - BTC của Bộ Tài chính cũng như tìm hiểu thêm về các quy định trong chuẩn mực kế toán tế để từ đó hướng đến việc nắm rõ hơn về bản chất của các khoản dự phòng, thông qua đề án sẽ đề cập một số vấn đề còn hạn chế để từ đó đưa ra một vài kiến nghị.
Dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo em đã hoàn thành đề án. Tuy nhiên do những hạn chế về mặt thời gian cũng như trình độ, đề án chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo và các bạn để bài viết này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn!
Phần I: Những vấn đề sơ lược chung về dự phòng

I.1 Dự phòng là gì?
Dự phòng là sự xác nhận về phương diện kế toán một khoản giảm giá trị tài sản hay lợi ích kinh tế của doanh nghiệp do những nguyên nhân mà hậu quả của chúng chưa thực sự chắc chắn.
Việc trích lập và hoàn nhập dự phòng được tiến hành vào cuối niên độ kế toán, trước khi lập BCTC và phải tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản.
I.2 Tại sao phải trích lập dự phòng?
Vậy doanh nghiệp trích lập dự phòng để làm gi?
Nói đến kinh doanh nguời ta thường nghĩ ngay đến chi phí và lợi nhuận. Ai cũng muốn bỏ ra chi phí một cách đỡ tốn kếm nhất nhưng lại có thể mang lại lợi nhuận cao nhất. Một nguyên tắc bất khả kháng trong kinh doanh là thận trọng. không gì đảm bảo chắc chắn cho anh rằng tất cả những thứ anh bỏ tiền của và công sức ra đều mang lại cho anh những lợi ích mong muốn. Rủi ro luôn là một yếu tố thường trực cần được xem xét một cách thận trọng.
Một doanh nghiệp khôn ngoan lẽ dĩ nhiên sẽ phải biết lường trước rủi ro một cách hợp lý nhất, và bởi không thể để khi xảy ra sự cố mới tìm cách sữa chữa theo kiểu “mất bò mới lo làm chuồng”, doanh nghiệp sẽ dự phòng trước cho những rủi ro đó. Chẳng hạn như việc thay đổi giá cả trên thị trường sẽ ảnh hưởng đến giá trị tài sản của doanh nghiệp hay là rủi ro của những khoản đầu tư tài chính v.v…
I.3 Quan điểm về dự phòng?
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế
+ IAS 37- Các khoản dự phòng, nợ phải trả chưa xác định và tài sản chưa xác định
Chuẩn mực này nêu khái niệm về một khỏan dự phòng như sau: Một khoản dự phòng là một khỏan nợ phải trả có giá trị và thời gian không chắc chắn.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam
+ VAS 18- Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng
Khái niệm về khoản dự phòng trong chuẩn mực này cũng tương tự như khái niệm trong IAS 37 đã nêu.
Phần II: Chế độ kế toán hiện hành về các khoản dự phòng
(Cách thức hạch toán được quy định trong chế độ hiện hành: Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và thông tư số 13/2006/TT – BTC của Bộ Tài chính)

II.1. Hạch toán các nghiệp vụ dự phòng giảm giá
II.1.1. Khái niệm và nhiệm vụ hạch toán
II.1.1.1. Khái niệm
Như chúng ta đã nói về yếu tố rủi ro trong kinh doanh, để hạn chế bớt những thiệt hại và để chủ động hơn về mặt tài chính trong các trường hợp xảy ra rủi ro do các nguyên nhân khách quan như giảm giá vật tư, hàng hóa, giảm giá các khỏan vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán, thị trường vốn,… hay thất thu các khoản nợ phải thu có thể phát sinh…; doanh nghiệp cần và được phép thực hiên chính sách dự phòng giảm giá trị thu hồi của vật tư, tài sản, tiền vốn trong kinh doanh.
Theo Giáo trình kế toán tài chính thì có thể định nghĩa một cách giản đơn, cụ thể: Dự phòng thực chất là việc ghi nhận trước một khoản chi phí thực tế chưa thực chi vào chi phí kinh doanh, chi phí tài chính của niên độ báo cáo để có nguồn tài chính cần thiết bù đắp những thiệt hại có thể sẽ xảy ra trong niên độ liền sau. Dự phòng làm tăng tổng chi phí, do vậy nó đồng nghĩa với sự tạm thời giảm thu nhập ròng của niên dộ lập báo cáo- niên độ lập dự phòng.
II.1.1.2 Chế độ lập và hoàn nhập dự phòng
Theo quy định của chế độ hiện hành, thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế toán năm (năm dương lịch 01/01-31/12), nếu doanh nghiệp có năm tài chính khác với năm dương lịch thì thời điểm lập và hoàn nhập là ngày cuối cùng của năm tài chính. Riêng đối với doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ thì đựoc trích lập và hoàn nhập cả thời điểm lập báo cáo tài chính giữa niên độ. Đối tượng lập dự phòng thường có:
Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính
Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do các loại chứng khoán đầu tư của doanh nghiệp bị giảm giá và giá trị các khoản đầu tư tài chính bị tổn thất do tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư kinh doanh thua lỗ,
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giá vật tư, thành phẩm, hàng hoá tồn kho bị giảm giá (bao gồm cả hang tồn kho bị hư hỏng, kém phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lồi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển, sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang.
Dự phòng nợ phải thu khó đòi
Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phỉa thu chưa quá hạn thanh toán nhưng có khả năng không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán.
II.1.1.2.1 Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính
* Mục đích dự phòng: Đề phòng về tài chính cho trường hợp chứng khoán đang đầu tư có thể bị giảm giá trị khi thu hồi, chuyển nhượng, bán; giá trị các khỏan đầu tư tài chính bị tổn thất do các tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ để xác định giá trị thực tế của các khỏan đầu tư tài chính khi lập “Bảng cân đối kế toán”
Theo thông tư số 13/2006/TT-BTC đối tượng hạch toán ở đây là các khoản chứng khoán, khỏan vốn của doanh nghiệp đang đầu tư vào tổ chức kinh tế khác có đủ các điều kiện sau:
Nếu là các khoản đầu tư chứng khoán:
+ Các khoản chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu công ty… được doanh nghiệp đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.
III.2.1 Về mã hoá các tài khoản phản ánh dự phòng
Việc mã hóa này phải phân biệt hai loại : loại tài khoản phản ánh dự phòng rủi ro và loại tài khoản phản ánh dự phòng chi phí. Hướng giải quyết này chỉ thấu đáo khi trong loại tài khỏan này phải phân biệt được nhóm tài khoản dự phòng phải trả và nhóm tài khoản dự phòng không phải trả.
III.2.2Về hoàn nhập dự phòng
Lập dự phòng phản ánh một cách tiếp cận thận trọng : ghi nhận dự phòng cũng có nghĩa ghi nhận trước một khoản chi phí chưa chi ra nhưng có thể xảy ra trong tương lai. Đó cũng giống như một cách đề phòng rủi ro của doanh nghiệp trong kinh doanh vậy, và bởi vì nó là một khoản chi phí không thức sự chắc chắn (có hay không xảy ra), nên một khi không xảy ra tổn thất, tức khoản chi phí đó không chi ra thì khoản trích lập phải được hoàn nhập. Nêu như việc trích lập dự phòng làm giảm lợi nhuận trong kỳ, việc hoàn nhập sẽ làm tăng lợi nhuận trong kỳ.
Như vậy, ghi giảm chi phí hay là tăng thu nhập thì cuối cùng vẫn dẫn đến tăng lợi nhuận trong kỳ.
Điều này giải thích hướng hoàn nhập của Bộ Tài chính trước đây, khi thì ghi tăng thu nhập, khi thì ghi giảm chi phí. Điểm khác biệt ở đây chỉ là việc chúng ta điều chỉnh tăng lợi nhuận theo cách thức nào: gián tiếp làm tăng lợi nhuận bằng cách ghi giảm chi phí để hoàn nhập hay là hoàn nhập ghi tăng thu nhập trực tiếp.
Để thống nhất có 2 hướng giải quyết, đó là:
- Hoàn nhập dự phòng của tất cả các khoản dự phòng đã lập đều được ghi tăng thu nhập. Phương án này, một mặt bảo đảm tính thống nhất, mặt khác sẽ đơn giản hóa nghiệp vụ kế toán xử lý dự phòng nhưng vẫn phản ánh được bản chất của hoàn nhập dự phòng (tăng lợi nhuận).
- Hoàn nhập dự phòng chi phí được ghi giảm chi phí, hoàn nhập dự phòng rủi ro được ghi tăng thu nhập.
Hướng giải quyết này thấu đáo hơn, phản ánh đúng hơn bản chất của phân chia dự phòng.






















KẾT LUẬN

Như vây, có thể thấy rằng việc ban hành hệ thông văn bản pháp lý về các khoản dự phòng như hiện nay đã khắc phục được không ít những nhược điểm của chế độ cũ. Theo đó mà tạo ra những thuận lợi mới cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc mở rộng phạm vi áp dụng đã tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiẹp Việt Nam. Tuy nhiên, hai văn bản này vẫn còn những điểm không tương đồng nhất định và những hạn chế này nếu không đựoc khắc phục một cách kịp thời thì có thẻ sẽ trở thành rào cản cho sự phát triển.
Vì lẽ đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhất là Bộ Tài chính cần có những điều chỉnh, sửa đổi kịp thời sao cho phù hợp với tình hình hiện tại, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp hay một cách bao quát hơn là nhu cầu của các thành phần kinh tế, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay. Bên cạnh đó, cac doanh nghiệp Việt Nam cũng cần có ý thức tuân thủ theo những quy định của cơ quan có thẩm quyền, song không phải vì thế mà áp dụng chế độ một cách thụ động mà cần có sự vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt nhưng hợp lý và phù hợp với doanh nghiệp mình để có thể đạt được hiệu quả một cách cao nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 20/3/2006 quy định về chế độ kế toán doanh nghiệp
2. Thông tư số 13/2006/TT – BTC
3. VAS 18, IAS 37 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”
4.- Tạp chí kế toán số tháng 8/2007;
- Tạp chí kế toán số tháng 12/2007
5. Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp. PGS.TS Đặng Thị Loan. NXB ĐH KTQD. Hà Nội, 2006
6. ww.tapchiketoan.com.vn
7. Và một số tài liệu liên quan khác…

Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần I: Những vấn đề sơ lược chung về dự phòng 2
I.1 Dự phòng là gì? 2
I.2 Tại sao phải trích lập dự phòng? 2
I.3 Quan điểm về dự phòng? 2
Phần II: Chế độ kế toán hiện hành về các khoản dự phòng 3
II.1. Hạch toán các nghiệp vụ dự phòng giảm giá 3
II.1.1. Khái niệm và nhiệm vụ hạch toán 3
II.1.1.1. Khái niệm 3
II.1.1.2 Chế độ lập và hoàn nhập dự phòng 3
II.1.1.2.1 Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính 4
II.1.1.2.2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 8
II.1.1.2.3 Dự phòng nợ phải thu khó đòi. 10
II.2 Hạch toán dự phòng phải trả 13
II.2.1 Khái niệm và nguyên tắc lập, hoàn nhập dự phòng 13
II.2.1.1 Khái niệm 13
Phần 3: Một số hạn chế và đề xuất hướng khắc phục 18
III.1 Nhận xét về chế độ kế toán các khỏan dự phòng 18
III.1.1 Ưu điểm 18
III.1.2 Những hạn chế của hệ thống văn bản quy phạm mới 18
III.1.2.1 Sự không thống nhất giữa quy định của Thông tư dự phòng và của chế độ kế toán hiện hành về hoàn nhập dự phòng 19
III.1.2.2 Việc nhận diện các khoản dự phòng chưa hợp lý. 19
III.2.2Về hoàn nhập dự phòng 21
KẾT LUẬN 23



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Kiến thức bôn ba

Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Bàn về chế độ hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
B Bàn về chế độ hạch toán ngoại tệ trong doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 2
N Bàn về cách tính khấu hao tscđ và phương pháp hạch toán khấu hao tài sản cố định theo chế độ hiện hành trong các doanh nghiệp Công nghệ thông tin 0
B Bàn về chế độ kế toán các khoản đầu tư vào công ty con trên Báo cáo tài chính của công ty mẹ Luận văn Kinh tế 0
C Bàn về chế độ hạch toán dự phòng giảm giá trong doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
N Bàn về kế toỏn doanh thu, thu nhập từ cung cấp dịch vụ Quảng cỏo trực tuyến theo Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành Luận văn Kinh tế 0
D Bàn về cách tính khấu hao tài sản cố định và phương pháp kế toán khấu hao tài sản cố định theo chế độ hiện hành trong các doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 2
G Bàn về chế độ hạch toỏn dự phũng phải thu khó đũi Luận văn Kinh tế 0
W Bàn về chế độ hạch toán tiền vay và nợ dài hạn Luận văn Kinh tế 0
S Bàn về chế độ hạch toán kế toán bất động sản đầu tư Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top