Download miễn phí Đồ án Bàn về vấn đề lập và hoàn nhập dự phòng trong các doanh nghiệp hiện nay
Lời nói đầu 1
Phần I. Những vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán dự phòng Trong các doanh nghiệp hiện nay 2
I. Khái niệm, tầm quan trọng và nhiệm vụ của dự phòng. 2
1. Khái niệm : 2
2. Vai trò quan trọng của dự phòng 2
3. Nhiệm vụ của dự phòng 3
II. Thời điểm và nguyên tắc lập dự phòng 4
III. Đối tượng và phân loại dự phòng 4
1. Đối tượng lập dự phòng 4
2. Phân loại dự phòng 4
2.1. Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán 4
2.2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 5
2.3. Dự phòng nợ phải thu khó đòi 5
IV. Kế toán các nghiệp vụ lập và hoàn nhập dự phòng 6
1. Tài khoản sử dụng 6
2. Phương pháp hạch toán 7
2.1. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 7
2.2. Dự phòng phải thu khó đòi 7
2.3. Phương pháp hạch toán nghiệp vụ dự phòng giảm giá đầu tư tài chính .10
3. Hạch toán tài khoản dự phòng giảm giá theo chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ 12
4. Phương pháp hạch toán của một số nước trên thế giới 13
4.1. Kế toán Pháp và một số nước Tây Âu 13
4.2. Theo kế toán Anh 16
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2017-08-02-do_an_ban_ve_van_de_lap_va_hoan_nhap_du_phong_trong_cac_doan_yaKC6m3FkP.png /tai-lieu/do-an-ban-ve-van-de-lap-va-hoan-nhap-du-phong-trong-cac-doanh-nghiep-hien-nay-93138/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Số dự phòng cần lập cũng dựa trên số lượng của mỗi loại hàng tồn kho theo kiểm kê và thực tế diễn biến giá trong năm có kết hợp với dự báo giá sẽ diễn biến trong niên độ tiếp theo.
Mức dự phòng cần = số lượng hàng tồn kho x Mức chênh lệch
lập cho niên độ (N +1) mỗi loại giá của mỗi loại
* Ưu điểm : Dự báo giá của HTK sẽ diễn biến trong niên độ tiếp
* Hạn chế : Chỉ được lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho mặt hàng kinh doanh thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lý chứng minh giá vốn của hàng tồn kho.
2.3. Dự phòng nợ phải thu khó đòi:
Dự phòng nợ phải thu khó đòi có mục đích đề phòng nợ phải thu thất thu khi khách hàng không có khả năng trả nợ đồng thời xác định giá trị thực của một khoản tiền tồn trong thanh toán khi lập các báo cáo tài chính.
* Phương pháp xác định các chỉ tiêu ghi sổ kế toán liên quan đến loại dự phòng Nợ phải thu khó đòi là căn cứ thực tế khả năng trả nợ được xác định bằng một trong các cách sau để tính số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần lập cho niên độ sau (N + 1).
Cách 1 : Có thể ước tính một tỷ lệ nhất định (theo kinh nghiệm) trên tổng doanh số thực hiện bán chịu.
Cách 2 : Dựa trên tài liệu hạch toán chi tiết các khoản nợ phải thu của từng khách hàng, phân loại theo từng thời hạn thu nợ, các khách hàng quá hạn được xếp loại khách hàng nghi ngờ. Doanh nghiệp cần thông báo cho khách hàng và trên cơ sở thông tin phản hồi từ khách hàng, kể cả bằng phương pháp xác minh, để xác định số dự phòng cần lập theo số % khó thu.
Dự phòng = % nợ x Nợ phải thu khách
cần lập có thể mất hàng nghi ngờ
* Ưu điểm : Cho biết mức dự phòng cần lập khá sát với thực tế thất thu có thể xảy ra.
* Nhược điểm : tuỳ từng trường hợp vào khả năng thanh toán của khách hàng
Theo quy định căn cứ để nhận biết một khách hàng nợ là nghi ngờ khó đòi là: nợ phải thu của khách hàng đó đã qúa hạn thanh toán từ 2 năm trở lên, kể từ ngày khách hàng ký nhận nợ trên chứng từ vay nợ. Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, tuy nợ chưa quá hạn trong thời gian quy định là 2 năm, nhưng con nợ đã trong tình trạng chờ, giải thể phá sản hay trốn nợ... thì vẫn phải ghi nhận là khách hàng nghi ngờ cần lập dự phòng để bù đắp tổn thất có thể xảy ra.
Iv. Kế toán các nghiệp vụ lập và hoàn nhập dự phòng
1. Tài khoản sử dụng.
* TK 129 : dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn.
Kết cấu nội dung TK 129
Bên Nợ : - Xử lý khoản giảm giá thực tế đầu tư ngắn hạn
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư ngân hàng vào thu tài chính
Bên có : - Lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
Số dư bên có : Giá trị dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn hiện có.
* Tài khoản 229: Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn.
Kết cấu nội dung TK 229 : Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
Bên Nợ: - Giá trị thiệt hại thực tế về giảm giá đầu tư dài hạn
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá vào thu tài chính
Bên có : - Lập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn hiện còn
- Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn hiện còn
* TK 159 : Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
* Kết cấu nội dung TK 159 : Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Bên nợ : Hoàn nhập số dự phòng đã lập
Bên có : Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện còn
* Tài khoản 139 : Dự phòng phải thu khó đòi.
Kết cấu nội dung TK 139 : Dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Bên nợ : - Xử lý công nợ phải thu khó đòi
- Hoàn nhập dự phòng đã lập thừa vào thu bất thường
Bên có : Lập dự phòng nợ phải thu khó đòi
Số dư có : Dư nợ phải thu khó đòi
2. Phương pháp hạch toán
* Theo chế độ kế toán Việt Nam
2.1. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Cuối niên độ kế toán, hoàn nhập toàn bộ số dự phòng đã lập năm trước.
Nợ TK 159 : Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Có TK 721 : Thu nhập bất thường.
Đồng thời trích lập dự phòng cho năm tới.
Nợ TK 642 ( 6426 ) : Chi phí dự phòng.
Có TK 159 : Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Trong niên độ kế toán tiếp theo, khi xuất dùng, xuất bán các loại hàng tồn kho, bên cạnh bút toán phản ánh giá vốn hàng tồn kho xuất dùng, kế toán còn phải ghi bút toán hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập trong những loại hàng tồn kho này (nếu có).
Nợ TK 159 : Hoàn nhập số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập của các loại hàng tồn kho đã xuất dùng.
Có TK 721 : Ghi tăng thu nhập bất thường.
Cuối niên độ kế toán, tiến hành hoàn nhập và trích lập dự phòng như trên.
2.2. Dự phòng phải thu khó đòi.
Cuối niên độ kế toán, hoàn nhập toàn bộ số dự phòng còn lại của năm cũ chưa dùng đến :
Nợ TK 139 : Dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 721 : Thu nhập bất thường
Đồng thời trích lập số dự phòng cho năm tới.
Nợ TK 642 ( 6426 ) Chi phí dự phòng
Có TK 139 Dự phòng phải thu khó đòi
Trong niên độ kế toán tiếp theo, khi thu hồi hay quyết định xoá khoản nợ phải thu khó đòi, bên cạnh bút toán phản ánh số tiền thu hồi được hay số tiền đã xoá sổ, kế toán còn phải ghi bút toán hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi đã lập của những đối tượng này (nếu có):
Nợ TK 139 : Hoàn nhập số dự phòng phải thu khó đòi đã lập của các con nợ đã thu hồi hay quyết định xoá sổ.
Có TK721: tăng thu nhập bất thường
Sơ đồ hạch toán
TK6426
TK 721
TK 139,159
(2)
(1)
1. Hoàn nhập dự phòng giảm giá HTK và dự phòng phải thu khó đòi.
2. Trích lập dự phòng giảm giá HTK và dự phòng phải thu khó đòi vào cuối niên độ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính.
* Theo thông tư 89/2002/TT - BTC về dự phòng giảm giá hàng tồn kho :
Tổng hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán, năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuồi kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm.
Nợ TK 632 - GVHB (chi tiết Dự phòng giảm giá hàng tồn kho).
Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Trường hợp khoản dự phòng giảm giá phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn số được hoàn nhập.
Nợ TK 159: dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Có TK 632: giá vốn hàng bán (chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Sơ đồ hạch toán
TK632
TK 159
TK 632
(2)
(1)
1. Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
2. Lập dự phòng giảm giá HTK vào cuối niên độ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính.
* Thông tư 89/2002/TT - BTC về dự phòng phải thu khó đòi (ký hiệu tắt dự phòng phải thu khó đòi).
Cuối năm, doanh nghiệp căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là không chắn chắn thu được kế toán tính chính xác số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập. Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay lớn hơn số dư của khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí :
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 139 : Dự phòng phải thu khó đòi
Nếu số dự phòng khó đòi cần trích lập năm nay nhỏ hơn số dư của khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí :
Nợ TK 139 : dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp
Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được được phép xoá nợ. Việc xoá nợ các khoản phải thu khó đòi phải theo chế độ tài chính hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi kế toán ghi:
Nợ TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi
Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 131: Phải thu của khách hàng
Có TK 138: Phải thu khác
Đồng thời ghi vào bên nợ TK 004 " Nợ khó đòi đã xử lý "
Đối với những khoản phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được ghi:
Nợ TK 111,112: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Có TK 711 : Thu nhập hoạt động tài chính
Đồng thời ghi vào bên có TK 004 " Nợ khó đòi đã xử lý"
Nợ TK129,139
Có TK711: tăng TNHĐ tài chính
Sơ đồ hạch toán
TK642
TK 139
TK 642
(2)
(1)
1. Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi.
2. Lập dự phòng phải thu khó đòi vào cuối niên độ kế toán trước khi lập Báo cáo tài chính.
2.3. Phương pháp hạch toán nghiệp vụ dự phòng giảm giá đầu tư tài chính.
* Theo chế độ kế toán Việt Nam
- Cuối niên độ kế toán, tiến hành hoàn nhập toàn bộ số dự phòng của năm cũ còn lại :
Nợ TK 129 : Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn còn lại
Nợ TK 229: Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn còn lại
Có TK 711 : Ghi tăng thu nhập hoạt động tài chính
- Đồng thời trích lập dự phòng giảm giá cho năm tới :
Nợ TK 811: Chi phí hoạt động tài chính
Nợ TK 129 : Trích lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
Có TK 229 : Trích lập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
- Trong niên độ kế toán tiếp theo, khi các chứng khoán đầu tư đến hạn thu hồi hay đã chuyển nhượng, ngoài bút toán phản ánh giá chuyển nhượng chứng khoán, kế toán còn phải hoàn nhập số dự phòng giảm giá đã lập của các chứng khoán này (nếu có).
Nợ TKlq (129, 229...