luz_missngoc
New Member
Download miễn phí Tiểu luận Bằng những giai đoạn lứa tuổi cụ thể hãy chững minh sự phát triển tâm lý bao giờ cũng gắn liền với sự xuất hiện cái mới (chức năng tâm lý mới)
Về mặt tri giác, ở lứa tuổi tiểu học nét đặc trưng nhất trong tri giác của học sinh đó là tính chất ít phân hóa. Trẻ thường thâu tóm swj vật về toàn bộ, đại thể chung chung và do sự phân tích, tổ chức của trẻ còn yếu nên tẻ thường hay nhầm lẫn và không phân biệt được sự giống và khác nhau giữa các sự vật hiện tượng ( như nhầm lẫn chữ, số, hình dạng của đồ vật ). Thường thì ở độ tuổi này tri giác của trẻ gắn liền với hành động và chịu nhiều sự chi phối cua xúc cảm vì vậy mà tri giác ở trẻ chưa ổn định và mang tính trực quan là chủ yếu. Tuy rằng đến cuối độ tuổi tiểu học, tri giác của trẻ đã được tổ chức tốt hơn, nâng lên trình độ cao hơn nhưng đặc điểm tri giác của trẻ vẫn còn yếu. Nhưng khi trẻ bước sang lứa tuổi trung học cơ sở, khả năng tri giác đã phất triển cao hơn, trẻ không chỉ biết quan sát mà còn có thể phân tích, tổng hợp khi tri giác các sự vật, hiện tượng phức tạp để rút ra những nhận xét, kết luận.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-29-tieu_luan_bang_nhung_giai_doan_lua_tuoi_cu_the_hay.QMv7aLJzef.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-56898/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Đề bài:Bằng những giai đoạn lứa tuổi cụ thể hãy chững minh sự phát triển tâm lý bao giờ cũng gắn liền với sự xuất hiện cái mới (chức năng tâm lý mới). Từ đó rút ra những kết luận sư phạm cần thiết ?
Bài làm
Khoảnh khắc mỗi một người cất tiếng khóc chào đời cũng là lúc đánh dấu điểm khởi đầu cho một quá trình phát triển liên tục suốt cả cuộc đời. từ lúc sinh ra cho đến khi trưởng thành rồi già đi, con người phát triển qua từng giai đoạn lứa tuổi nối tiếp nhau, dần dần hoàn thiện để trở thành một thành viên tích cực của xã hội. theo con đường phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, mỗi giai đoạn con người phát triển đều tiếp thu hoàn thiện những cái đã có ở giai đoạn phát triển trước đồng thời cũng làm tiền đề cho giai đoạn sau. Sự phát triển bao gồm cả phát triển về mặt thể chất và mặt tâm lý. Phát triển về thể chất giúp con người hoàn thiện phần con như một thực thể tự nhiên, nhưng quan trọng hơn là sự phát triển về mặt tâm lý để củng cố phần người như là một thực thể xã hội. tâm lý của con người cũng phát triển qua từng giai đoạn, ở mỗi lứa tuổi sự phát triển tâm lý cũng khác nhau và mang những đặc trưng của từng giai đoạn lứa tuổi. sự phát triển tâm lý qua từng giai đoạn cũng tuân theo quy luật phát triển từ thấp đến cao. Điều đó có nghĩa là ở giai đoạn phát triển sau bao giờ cũng nảy sinh và xuất hiện “cái mới”, “cao hơn”, tiến bộ hơn trên cơ sở kế thừa và phát huy cái cũ. Trong sự phát triển tâm lý, cái mới được hiểu là các chức năng tâm lý mới được hình thành trong từng giai đoạn phát triển. trong giới hạn của bài viết này, em chọn phân tích một số khía cạnh trong đặc điểm phát triển tâm lý của hai giai đoạn lứa tuổi liền kề nhau đó là lứa tuổi tiểu học và trung học cơ sở để có thể chứng minh rõ cho sự xuất hiện của chức năng tâm lý mới trong quá trình phát triển tâm lý của người học sinh.
Có thể nói rằng lứa tuổi tiểu học và trung học cơ sở đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển các đặc điểm tâm sinh lý ở con người. một bên, lứa tuổi tiểu học được xem là giai đoạn chuyển tiếp từ thời kỳ mẫu giáo sang thời kỳ đi học với sự thay đổi hoạt động chủ đạo, và một bên là lứa tuổi trung học cơ sở cũng được xem là giai đoạn bước chuyển từ trẻ em sang người lớn. Ở mỗi giai đoạn lứa tuổi đều hình thành những đặc điểm tâm lý đặc trưng và xuất hiện những chức năng tâm lý mới hơn so với giai đoạn trước. Ở đây, ta xét mối tương quan giữa hai giai đoạn lứa tuổi này trên phương diện phát triển về tâm lý. Vì lứa tuổi trung học cơ sở theo sau lứa tuổi tiểu học nên những đặc điểm tâm lý, những chức năng tâm lý đã xuất hiện ở giai đoạn lứa tuổi tiểu học sẽ dần được hoàn thiện và phát triển trên một mức cao hơn ở giai đoạn này. Khi xem xét sự phát triển tâm lý ở lứa tuổi đi học, ta thường tập trung đến hoạt động học, sự phát triển trí tuệ cũng như sự hình thành nhân cách của học sinh bởi lẽ đây là mặt quan trọng và phản ánh rõ nét sự phát triển của con người trong các hoạt động sống. Tuy nhiên, để có thể làm nổi rõ luận điểm “Bằng những giai đoạn lứa tuổi cụ thể hãy chững minh sự phát triển tâm lý bao giờ cũng gắn liền với sự xuất hiện cái mới (chức năng tâm lý mới)”. ở trong bài viết này em chỉ xin phân tích và làm rõ sự phát triển về mặt trí tuệ của học sinh ở hai giai đoạn lứa tuổi này.
Học sinh tiểu học ở lứa tuổi từ 6 – 11,12 tuổi, tương ứng với học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Nét đặc trưng nhất của lứa tuổi này là “ đứa trẻ mẫu giáo trở thành một học sinh phổ thông”. Lứa tuổi tiểu học có những biến đổi quan trọng trong đời sống và hoạt động. Do đó đã dẫn đến sự thay đổi căn bản các đặc điểm tâm lý nói chung và các đặc điểm của quá trình nhận thức nói riêng. Khi nói đến sự phát triển về nhận thức trí tuệ ở trẻ, ta thường xem xét các quá trình hoạt động tâm lý như tri giác, trí nhớ, tư duy và tưởng tượng. Ở lứa tuổi tiểu học những hoạt động nhận thức này dần được định hình rõ hơn so với lứa tuổi mẫu giáo, song vẫn còn hạn chế và chua thực sự hoàn thiện. Nhưng khi bước sang lứa tuổi học sinh trung học cơ sở thì những đặc điểm về nhận thức đã được hoàn thiện hơn và phát triển ở mức độ cao hơn. Chúng ta sẽ cùng phân tích cụ thể từng đặc điểm nhận thức và so sánh đối chiếu giữa hai giai đoạn lứa tuổi này để thấy rõ hơn.
Về mặt tri giác, ở lứa tuổi tiểu học nét đặc trưng nhất trong tri giác của học sinh đó là tính chất ít phân hóa. Trẻ thường thâu tóm swj vật về toàn bộ, đại thể chung chung và do sự phân tích, tổ chức của trẻ còn yếu nên tẻ thường hay nhầm lẫn và không phân biệt được sự giống và khác nhau giữa các sự vật hiện tượng ( như nhầm lẫn chữ, số, hình dạng của đồ vật…). Thường thì ở độ tuổi này tri giác của trẻ gắn liền với hành động và chịu nhiều sự chi phối cua xúc cảm vì vậy mà tri giác ở trẻ chưa ổn định và mang tính trực quan là chủ yếu. Tuy rằng đến cuối độ tuổi tiểu học, tri giác của trẻ đã được tổ chức tốt hơn, nâng lên trình độ cao hơn nhưng đặc điểm tri giác của trẻ vẫn còn yếu. Nhưng khi trẻ bước sang lứa tuổi trung học cơ sở, khả năng tri giác đã phất triển cao hơn, trẻ không chỉ biết quan sát mà còn có thể phân tích, tổng hợp khi tri giác các sự vật, hiện tượng phức tạp để rút ra những nhận xét, kết luận. Ở độ tuổi này, khối lượng tri giác tăng lên và trẻ đã biết tri giác một cách có tổ chức, có trình tự để đạt hiệu quả tri giác cao nhất. Có thể nói rằng khả năng tri giác của trẻ ở lứa tuổi trung học cơ sở đã hoàn thiện hơn và phát triển hơn lứa tuổi trước rất nhiều. Vì vậy mà trong hoạt động giảng dạy giáo viên cần có biện pháp phù hợp dể thích ứng với sự phát triển trong đặc điểm tr giác của học sinh. Nếu ở tiểu học, khi cho các học sinh quan sát các sự vật, hiện tượng thì giáo viên phải chỉ cho trẻ thấy các chi tiết, giúp trẻ có khả năng phân biệt sự giống và khác nhau giữa các đồ vật, thì đến lứa tuổi trung học cơ sở nhiệm vụ của người giáo viên phải linh hoạt hơn. Vì ở lứa tuổi này trẻ đã có khả năng phân tích, tổng hợp khi tri giác nên giáo viên cần khuyến khích, gợi mở, và hướng dẫn trẻ tìm tòi, khám phá sâu hơn bản chất của các sự vật, hiện tượng thay vì chỉ quan sát bên ngoài.
Đặc điểm nhận thức thứ hai cũng đóng vai trò quan trọng trong qua trình phát triển trí tuệ của học sinh đó là trí nhớ. Ở lứa tuổi tiểu học, trẻ có khuynh hướng ghi nhớ máy móc, bằng cách nhắc lại một cách cơ học mà chưa hiểu được những mối liên hệ có ý nghĩa bên trong tài liệu cần ghi nhớ. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do giáo viên thường yêu cầu trẻ học thuộc lòng từng câu, từng chữ có trong sách vở. Trẻ cũng cưa biết cách để ghi nhớ có hiệu quả vì do vốn kinh nghiệm còn hạn chế và vì ở độ tuổi này vốn từ vựng mà trẻ có chưa đủ để ...
Tags: Đặc điểm phát triển tâm lý và xã hội giai đoạn 20 đến 28, các chủ đề về phát triển lứa tuổi ở tiểu học, ý nghĩa của sự phát triển thể chất lứa tuổi tiểu học, những đặc điểm tâm lý đặc trưng ở lứa tuổi học sinh tiểu học, sự phát triển tâm lý ở tuổi trung học cơ sở, phân tích đặc điểm sự phát triển trí tuệ ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở? Rút ra kết luận sư phạm, Các đặc điểm phát triển tâm lý đặc trưng của trẻ mầm non theo các giai đoạn lứa tuổi, anh (chị) hãy chỉ ra những đặc điểm tâm lí đặc trưng lứa tuổi Tiểu học