biyun_xiaolin
New Member
Download Báo cáo Báo chí với việc tuyên truyền về vấn đề nông nghiệp, nông thôn tại Đài Phát Thanh – Truyền Hình tỉnh Hà Giang miễn phí
Tỉnh Hà Giang gồm 10 đơn vị hành chính cấp huyện và 01 thị xã. Đa phần các huyện đều là vùng miền núi khó khăn mà bà con nhân dân lại sống bằng nông nghiệp là chủ yếu. Chính vì thế nông nghiệp, nông thôn và nông dân trên địa bàn tỉnh trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển của tỉnh. Người nông dân theo đó cũng trở thành bộ phận tiếp nhận thông tin - đối tượng phục vụ chủ yếu của Đài PT – TH tỉnh.
Bà con nhân dân trong tỉnh nói chung chủ yếu sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, phát triển các loại hình kinh doanh, buôn bán nhỏ nhưng kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh hơn cả. Các sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng: Chè Shan Tuyết, cam sành Bắc Quang, gà đen Quang Bình, keo Bắc Mê Những nông sản này không chỉ có uy tín, chất lượng trong tỉnh mà còn xuất ra thị trường trong nước và khu vực Đông Nam Á
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
ạng: Cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tưởng văn hoá.Ba cuộc chuyển đổi này là giải pháp chiến lược là con đường dưa nông nghiệp Việt Nam lên sản xuất lớn hiện đại, đưa nông thôn Việt Nam lên giàu mạnh, văn minh.3.Chức năng và nhiệm vụ của báo chí tuyên truyền về nông nghiệp, nông thôn
Báo chí thông tin về nông nghiệp, nông thôn đảm bảo thực hiện những chức năng và nhiệm vụ sau:
3.1. Tuyên truyền tập thể đường lối chủ trương chính sách của Đảng. Báo chí phải truyền bá sâu rộng đường lối chính sách, đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn, làm cho toàn Đảng, toàn dân nhất trí cao; tự giác, chủ động thực hiện 3 cuộc chuyển đổi sâu rộng và mạnh mẽ nói trên.
3.2. Tổ chức tập thể thực hiện đường lối chính sách của Đảng.Báo chí phải hướng dẫn cụ thể cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động cho từng hộ, từng xã, từng huyện, từng tỉnh. Bám sát và thông tin kịp thời các hoạt động trong nông nghiệp và nông thôn.
3.3. Báo chí phải bám sát thực tiễn, phải có mặt ở mũi nhọn của quá trình chuyển đổi mang tính cách mạng này để phát hiện được cho được các nhân tố mới, các điển hình; tổng kết cho được các kinh nghiệm hay để phổ biến nhằm nhân rộng các điển hình, từ đó tạo thành phong trào cách mạng, thành phong trào thi đua yêu nước sâu rộng trong nông dân, từ đó thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn Việt Nam.
3.4. Với chức năng thông tin nhằm nâng cao dân trí, báo chí có trách nhiệm lớn trong việc cung cấp thông tin cho các cấp, các ngành, cho nông dân những thông tin thiết thực và kiến thức về thổ nhưỡng, khí hậu, quá trình sinh học của từng giống cây, giống con mới,…những thông tin, những kiến thức về đưa công nghiệp – nhất là công nghiệp chế biến và dịch vụ – về nông thôn, những thông tin nhằm bồi dưỡng đào tạo nông dân có tri thức, có kinh nghiệm, có bản lĩnh để tiến hành ba bước chuyển đổi cách mạng sâu sắc trên mặt nông nghiệp và kinh tế nông thôn. đặc biệt phải thông tin có trách nhiệm về giá cả, về các thị trường trong nước, khu vực và thế giới đối với từng sản phẩm nông nghiệp. Điều rất quan trọng là báo chí phải thông tin những kiến thức và hướng dẫn các hình thức hợp tác, liên kết của nông dân trong từng xóm ấp, làng, xã; hợp tác liên kết giữa các vùng, hợp tác liên kết giữa nông dân với hợp tác xã, với các doanh nghiệp…
3.5. Với tư cách là diễn đàn của nhân dân, báo chí phải kịp thời phản ánh nguyện vọng, ý chí, sáng kiến, của nông dân trong sự nghiệp chuyển đổi ba cơ cấu lớn trong nông nghiệp và nông thôn, nhất là những vấn đề bức xúc, cần tháo gỡ để có thể đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Ví dụ ở một số địa phương của Hưng Yên, Vĩnh Phúc…khi đưa công nghiệp về nông thôn nhưng không gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động, nên nông dân sau khi nhận một khoản tiền đền bù đó thì thất nghiệp. Báo chí nhất là các báo chí địa phương cần làm tốt chức năng quan trọng này.
4.Các yêu cầu đối với báo chí khi tuyên truyền về nông nghiệp, nông thôn
Báo chí tuyên truyền về nông nghiệp, nông thôn muốn thực hiện đúng và đầy đủ chức năng của mình, cần xác định rõ các yêu cầu mà thể loại đặt ra.
Những yêu cầu đối với báo chí khi tuyên truyền về nông nghiệp, nông thôn:
4.1. Nắm vững các quan điểm, đường lối chính sách, của Đảng và Nhà nước chỉ đạo trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.Người làm báo về nông nghiệp, nông thôn bắt buộc phải nắm vững các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước chỉ đạo cũng như có sự am hiểu nhất định về lĩnh vực này.
4.2. Đưa tin kịp thời, phong phú, đa dạng, thông tin có chiều rộng và sâu, thông tin mới, nhanh sâu sát các vấn đề của nông nghiệp, nông thôn. Người nông dân ở các vùng nông thôn luôn là những đối tượng cần được ưu tiên cập nhật thông tin hơn cả, do đó phải thông tin một cách nhanh chóng, chính xác đến họ. Thông tin đưa đến lớp đối tượng này cũng cần đảm bảo phong phú, đa dạng cả về hình thức, nội dung và cách thức phản ánh vấn đề.
4.3. Đa dạng hoá các hình thức thông tin, sử dụng các thể loại phối hợp, ngôn ngữ phù hợp với trình độ, tâm lý của người dân.
Việc lựa chọn cách thức thông tin cũng quan trọng như lựa chọn nội dung. Đối với nông nghiệp, nông thôn, người nông dân, việc này càng quan trọng. Nếu không có cách thức phản ánh và ngôn ngữ sử dụng phù hợp, họ có thể không nghe lại chương trình một lần nào nữa. Vì vậy, người phóng viên cần hết sức chú ý, cân nhắc khi lựa chọn góc độ, ngôn ngữ thông tin.
Trên đây là những yêu cầu chung cho báo chí trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tuỳ tình hình địa phương và yêu cầu của người tiếp nhận mà người viết có cách xử lý sao cho phù hợp.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TẠI ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH TỈNH HÀ GIANG.
1.Vài nét về mảnh đất - con người Hà Giang
1.1. Vị trí địa lý
Hà Giang (diện tích:7.884,37 km2) là một tỉnh miền núi biên giới cực bắc của Tổ quốc, có một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, phía đông giáp tỉnh Cao Bằng, phiá tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang. Riêng về phía bắc, Hà Giang giáp Châu tự trị dân tộc Choang và Miêu Văn Sơn thuộc tỉnh Vân Nam và địa cấp thị Bách Sắc thuộc tỉnh Quảng Tây của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.
Địa hình của tỉnh Hà Giang khá phức tạp, có thể chia làm 3 vùng:
+ Vùng cao núi đá phía bắc nằm sát chí tuyến bắc, có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều. khí hậu mang nhiều sắc thái ôn đới, chia làm 2 mùa (mưa và khô).
+ Vùng cao núi đất phía tây thuộc khối núi thượng nguồn sông chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp.
+ Vùng núi thấp trong tỉnh gồm vùng đồi núi, thung lũng sông Lô và thị xã Hà Giang.
1.2 Dân số
Dân số Do địa hình chiếm đa phần là miền núi nên dân số trong tỉnh phân bố không đều và không đông (ngày 1/4/2009, dân số của tỉnh là 724.353 người, mật độ dân số là 92 người/ km2). 22 dân tộc anh em cùng sinh sống đoàn kết và gắn bó keo sơn,đồng bào kinh chiếm đa số còn lại là đồng bào các sắc dân người: Mông, Dao, Tày, Nùng, Giáy, La chí,…phần lớn các dân tộc đều có những bản sắc văn hoá truyền thống đặc thù. Cũng chính vì có những đặc thù riêng đó nên Hà Giang là nơi có nhiều sản phẩm văn hoá đặc sắc từ truyền thống lâu đời của hơn 20 dân tộc, một địa danh du lịch đáng nhớ bởi cảnh quan thiên nhiên và con người nơi đây.
1.3 Lịch sử phát triển
Bao đời nay, Hà Giang luôn là “phên dậu” phía bắc của Tổ quốc. trong tiến trình của lịch sử, vùng đất Hà Giang đã qua nhiều lần thay đổi về cương vực và tên gọi. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tỉnh có 4 châu và một thị xã (Bắc Quang, Vị Xuyên, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Thị xã Hà Giang). Ngày nay, Hà Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huy...