daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỤC LỤC
I) GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CHƯNG CẤT

II) TỔNG QUAN VỀ CHƯNG CẤT
1) ĐỊNH NGHĨA.
2) CÁC PHƯƠNG PHÁP CHƯNG CẤT.

III) CHƯNG CẤT ĐẲNG PHÍ HỆ 3 CẤU TỬ
1) ĐỊNH NGHĨA VỀ CHƯNG CẤT ĐẲNG PHÍ HỆ 3 CẤU TỬ.
2) PHƯƠNG PHÁP CHƯNG CẤT ĐẲNG PHÍ HỆ 3 CẤU TỬ (AZEOTROPIC DISTILLATION).
3) ỨNG DỤNG CỦA CHƯNG CẤT.


IV)
I) GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CHƯNG CẤT
Trong thời kì cổ đại người ta đã biết chưng cất tinh dầu . Vào thời kỳ chuyển tiếp thế kỷ (năm 1000), khi axít sulfuric và axít nitric và đặc biệt là từ khi rượu (êtanol) được khám phá ra thì chưng cất trở thành một phương pháp hết sức quan trọng. Thêm vào đó, trong thế kỷ 17, việc chưng cất lấy nước ngọt từ nước biển và chưng cất nhựa đường và hắc ín để trét kín tàu được phát hiện thì phương pháp chưng cất càng đóng vai trò quan trọng hơn nữa.
Ngày nay cùng với sự phát triển vượt bậc của nền công nghiệp thế giới và nước nhà, các ngành công nghiệp rất cần nhiều hóa chất có độ tinh khiết cao. Chưng cất là một trong những quá trình được áp dụng từ lâu đời và đã được nghiên cứu rất kỹ lưỡng. Nó được áp dụng rất rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm, sinh học và hóa chất để chế biến rượu, cồn, tinh dầu, dầu thực vật, điều chế oxi, lọc dầu .
II) TỔNG QUAN VỀ CHƯNG CẤT
1) Định nghĩa
Chưng cất là quá trình dùng để tách các cấu tử của một hỗn hợp lỏng cũng như hỗn hợp khí – lỏng thành các cấu tử riêng biệt dựa vào độ bay hơi khác nhau của các cấu tử trong hỗn hợp ( nghĩa là khi ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi bão hòa của các cấu tử khác nhau).
Khi chưng hỗn hợp có bao nhiêu cấu tử ta sẽ được bấy nhiêu sản phẩm. Đối với trường hợp hai cấu tử ta có: Sản phẩm đỉnh gồm các cấu tử có độ bay hơi lớn và một phần rất ít cấu tử có độ bay hơi bé còn sản phẩm đáy gồm cấu tử có độ bay hơi bé và một phần rất ít cấu tử có độ bay hơi lớn
2) Các phương pháp chưng cất
a) Chưng cất đơn giản
Dùng để tách các hỗn hợp gồm các cấu tử có độ bay hơi rất khác nhau. Phương pháp này thường dùng để tách sơ bộ hay làm sạch các cấu tử khỏi tạp chất.
b) Chưng cất bằng hơi nước trực tiếp.
Dùng để tách các hỗn hợp gồm các chất khó bay hơi và tạp chất không bay hơi, thường được ứng dụng trong trường hợp chất được tách không tan vào nước
c) Chưng cất chân không
Chưng cất chân không : dùng trong trường hợp cần hạ thấp nhiệt độ sôi của cấu tử. Ví dụ như trường hợp các cấu tử trong hỗn hợp dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao hay trường hợp các cấu tử có nhiệt độ sôi quá cao.
d) Chưng cất
Chưng cất là phương pháp phổ biến nhất dùng để tách hoàn toàn hỗn hợp các cấu tử dễ bay hơi có tính chất hòa tan một phần hay hòa tan hoàn toàn vào nhau.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top