nhoxlocchoc_batcocbinladen
New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Mở Đầu
1. Lý do chọn đề tài :
Hiện nay báo chí nước ta ngày càng khẳng định vai trò, vị trí to lớn của mình trong công cuộc đấu tranh xây dựng và phát triển đất nước trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, tư tưởng, văn hoá, xã hội. Nó được xem là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Trong từng lĩnh vực, báo chí có những cách thức riêng để phản ánh, nhìn nhận, qua đó đưa ra cái nhìn toàn diện, mới mẻ, sinh động nhất và hiện thực. Một trong tính chất quan trọng của báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng hoạt động trên quy mô toàn xã hội, báo chí đã tham gia vào việc tìm tòi, phát hiện những phương pháp hợp lí nhằm giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn. Chính điều này đã khiến cho báo chí trở thành một hoạt động thông tin đại chúng và năng động nhất mà không một hình thái ý thức xã hội nào có được. tuỳ từng trường hợp vào quy mô vị trí và nhiệm vụ chính trị của từng loại hình báo chí Trung ương, địa phương, các bộ ngành đã thiết kế bộ máy toà soạn cho phù hợp với điều kiện của cơ quan chủ quản và của chính toà soạn đó.
Mặc dù, ra đời chậm so với các hình thái xã hội khác nhưng báo chí đã nhanh chóng trở thành một trong những lĩnh vực xung kích bởi năng lực phản ánh hiện thực đa dạng, sinh động và luôn luôn phát triển. Báo chí là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người và các giai cấp trong cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ văn minh của nhân loại. Khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày càng phát triển là động lực mạnh mẽ cho báo chí ngày càng vươn cao, vươn xa hơn, thông tin được quảng bá rộng rãi, nhanh chóng kịp thời đáp ứng được nhu cầu thông tin của công chúng. Hệ thống báo chí nước ta ngày càng đa dạng, bao gồm nhiều loại hình báo chí: báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo trực tuyến. Mỗi loại hình báo chí nói chung và cơ quan báo chí nói riêng cần lựa chọn cho mình một hình thức phát triển phù hợp và năng động nhất. Tính đến ngày 21/6/2009, cả nước có 839 cơ quan báo chí, 63 Đài tỉnh thành phố, 4 Đài cấp Trung ương, và gần 4000 Đài huyện. Đồng thời ở tất cả các bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội đều có cơ quan báo chí. Với con số thống kê đó đã cho thấy được vai trò và tầm quan trọng của cơ quan báo chí, trong đó nổi bật là hệ thống báo in của Trung ương và địa phương. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu thông tin của con người ngày càng cao. Vì vậy, để hoạt động đồng bộ, có hiệu quả, mỗi cơ quan báo chí cần không ngừng đổi mới, hoàn thiện hơn cơ cấu tổ chức hoạt động của mình. Do đó, tui đã chọn đề tài “cơ cấu tổ chức và hoạt động của cơ quan báo chí” (khảo sát tại báo tỉnh Quảng Bình).
2. Mục đích nghiên cứu :
Nghiên cứu đề tài này giúp tui thấy rõ hơn tầm quan trọng của hoạt động báo chí nói chung và cơ cấu tổ chức hoạt động của Báo tỉnh Quảng Bình nói riêng . Từ đó đưa ra những giải pháp, định hướng đổi mới cơ cấu tổ chức hoạt động của Báo tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới để Báo hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ chính trị của mình.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là cơ cấu tổ chức hoạt động thông tin của cơ quan báo chí .
Phạm vi nghiên cứu là tập trung khảo sát tại Báo tỉnh Quảng Bình năm 2009-2010. Do đó trong tiểu luận này tui sẽ đi sâu vào một số vấn đề như cách bố trí nhân lực tại cơ quan, cách thức lãnh đạo, cách thức lựa chọn
thông tin…Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thông tin của cơ quan báo chí, giúp công chúng trong khâu xử lí và chọn lọc thông tin ngày càng tốt hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu :
Trên cơ sở lý luận, quan điểm định hướng phát triển của báo chí cách mạng của nước ta, với phương pháp nghiên cứu chung là: Tổng hợp, phân tích, đánh giá, nhận xét về cơ cấu tổ chức hoạt động của một cơ quan báo chí, cũng như tham khảo các tài liệu liên quan. Từ đó khảo sát, đánh giá về thực trạng mô hình cơ cấu của Báo tỉnh Quảng Bình.
5. Kết cấu của tiểu luận :
Ngoài phần mở đầu, kết luận tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận về cơ cấu tổ chức hoạt động của toà soạn.
Chương 2: Cơ cấu tổ chức hoạt động của Báo tỉnh Quảng Bình.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Báo tỉnh Quảng Bình
Nội Dung
Chương 1: Lý luận về cơ cấu tổ chức hoạt động của cơ quan báo chí
1. Khái quát chung về cơ cấu tổ chức hoạt động của cơ quan báo chí
1.1. Một số quan niệm về cơ quan báo chí.
Cơ quan báo chí trước đây có tên là toà soạn và mang hai ý nghĩa chính :
(1) Toà soạn tức là biên tập tu chỉnh, gọt dũa.
(2) Toà soạn còn là sự sắp đặt, sắp xếp, nề nếp, trật tự quy củ.
Từ hai ý nghĩa trên tuỳ từng trường hợp vào tình huống cụ thể ta hiểu một cách đúng đắn nhất.
Thông thường từ ý nghĩa thứ nhất, có thể hiểu rằng: Toà soạn dùng để làm công tác biên tập chỉnh sửa bài vở. Và nghĩa thứ hai để chỉ các cơ quan thông tin đại chúng như báo in, phát thanh, truyền hình…
Ngoài ra còn một số quan niệm khác nhau về cơ quan (toà soạn) báo chí:
Ở một số nước tư bản cho rằng : Toà soạn báo chí cũng như các cơ quan, xí nghiệp tức là mọi thông tin mà cơ quan báo chí ngoài mục đích tuyên truyền thì yếu tố chính trị cũng như lợi nhuận kinh tế mà nó mang lại phải ngang bằng nhau.
Còn ở các nước xã hội chủ nghĩa thì lại cho rằng: Toà soạn báo chí phải phục vụ lợi ích của nhân dân, đặc biệt là nhân dân lao động. V.I Lênin đã khái quát về toà soạn báo chí như sau “Toà soạn báo chí phải là những người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, và tổ chức tập thể…” và ông ví toà soạn không khác gì là một giàn nhạc giao hưởng, còn số báo là chính bản nhạc do giàn nhạc giao hưởng đó chơi.
Còn trong luật sửa đổi bổ sung một số điều luật về Luật Báo Chí của nước ta tháng 6/1999 thì ghi rõ: “Cơ quan báo chí là nơi thực hiện một số loại hình báo chí như: báo in, báo điện tử, các cơ quan phát thanh-truyền hình tại Trung ương và địa phương…”
Một số tác giả lại cho rằng: Toà soạn có công việc chính là biên tập, tổ chức trang báo (đối với báo in, báo điện tử) và sắp xếp chương trình (đối với Phát thanh- Truyền hình). Nhưng một số kiến khác cho rằng : Toà soạn, toà báo, trụ sở báo chí, cơ quan báo chí đều có ý nghĩa như nhau về cách hoạt động mà chỉ khác nhau về cách gọi, cách truyền tải thông tin.
Từ các quan niệm đó, cũng như tình hình riêng biệt của báo chí nước ta, có thể đưa ra một khái niệm chung và bao quát về cơ quan báo chí như sau: Cơ quan báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng, của chính quyền, của các tổ chức đoàn thể xã hội lập ra và tôn trọng chấp hành pháp luật. Nó có nhiệm vụ là cơ quan ngôn luận của tổ chức đó, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích mà tổ chức đó đặt ra.
Tuỳ vào từng giai đoạn cụ thể, điều kiện vật chất, trình độ khả năng của người tiếp nhận, mục đích tuyên truyền và cơ quan chủ quản của mỗi tờ báo mà mỗi cơ quan có thể đưa ra cơ cấu tổ chức hoạt động riêng cho đơn vị mình. Ví dụ: Như cơ cấu tổ chức của báo Quảng Bình không thể giống cơ cấu của Đài phát thanh - truyền hình Quảng Bình mặc dù hai cơ quan đều là cơ quan báo chí, đều phục vụ công chúng Quảng Bình nhưng hình thức thể hiện lại khác nhau để phù hợp với từng loại hình và chức năng mà đơn vị tuyên truyền.
Đồng thời xuất phát từ thực thế cơ cấu tổ chức của cơ quan mang tính lịch sử nên lãnh đạo cũng như những người quản lý toà soạn phải hết sức lưu ý và tỉnh táo trong việc sắp xếp nhân tố trong cơ quan. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay việc làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động hơn nữa của một cơ quan báo chí đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu tại các cơ quan báo chí. Vì vậy qua nghiên cứu về đề tài: Cơ cấu tổ chức hoạt động của cơ quan báo chí (khảo sát tại báo tỉnh Quảng Bình) đã giúp cho tui có một tầm nhìn mới, cũng như kinh nghiệm nhất định về cơ cấu tổ chức của một cơ quan báo chí.
Là một loại hình báo chí tại địa phương, báo Quảng Bình là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền nhân dân tỉnh Quảng Bình. Thời gian qua cùng với sự thay đổi của đất nước cũng như sự thay đổi đáng kể trong vai trò nhận thức thông tin của công chúng. Vì vậy, báo Quảng Bình cũng đang vận động và phát triển theo xu hướng đó nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn về khả năng truyền đạt thông tin. Nhưng để hoàn thành nhiệm vụ đó thì đòi hỏi phải có một cơ cấu tổ chức mới hơn phù hợp với thực tế, vì thế trong những năm gần đây báo Quảng Bình đã có sự đôỉ mới đáng kể về cơ cấu tổ chức như: đổi mới về cách thức lãnh đạo, đổi mới trong chủ thể sang tạo (công tác tổ chức phóng viên, biên tập viên) và đổi mới trong cách thức lựa chọn thông tin và phát hành báo chí.
Với những gì đạt được, báo Quảng Bình đã chứng tỏ vai trò to lớn trong tiến trình phát triển xã hội của tỉnh, làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội, sự phát triển giàu mạnh của toàn tỉnh, góp phần khẳng định vai trò, vị trí trong cơ cấu hoạt động của mình.
Tóm lại, trong phần tiểu luận tui đã phác thảo một cách khái quát về cơ cấu tổ chức hoạt động của báo Quảng Bình, chỉ là một góc nhìn phản ánh hoạt động thực tiễn của báo. tui chưa nói rõ hết được mọi hoạt động của tổ chức báo-nơi tui thực tập trong thời gian qua.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Mở Đầu
1. Lý do chọn đề tài :
Hiện nay báo chí nước ta ngày càng khẳng định vai trò, vị trí to lớn của mình trong công cuộc đấu tranh xây dựng và phát triển đất nước trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, tư tưởng, văn hoá, xã hội. Nó được xem là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Trong từng lĩnh vực, báo chí có những cách thức riêng để phản ánh, nhìn nhận, qua đó đưa ra cái nhìn toàn diện, mới mẻ, sinh động nhất và hiện thực. Một trong tính chất quan trọng của báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng hoạt động trên quy mô toàn xã hội, báo chí đã tham gia vào việc tìm tòi, phát hiện những phương pháp hợp lí nhằm giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn. Chính điều này đã khiến cho báo chí trở thành một hoạt động thông tin đại chúng và năng động nhất mà không một hình thái ý thức xã hội nào có được. tuỳ từng trường hợp vào quy mô vị trí và nhiệm vụ chính trị của từng loại hình báo chí Trung ương, địa phương, các bộ ngành đã thiết kế bộ máy toà soạn cho phù hợp với điều kiện của cơ quan chủ quản và của chính toà soạn đó.
Mặc dù, ra đời chậm so với các hình thái xã hội khác nhưng báo chí đã nhanh chóng trở thành một trong những lĩnh vực xung kích bởi năng lực phản ánh hiện thực đa dạng, sinh động và luôn luôn phát triển. Báo chí là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người và các giai cấp trong cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ văn minh của nhân loại. Khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày càng phát triển là động lực mạnh mẽ cho báo chí ngày càng vươn cao, vươn xa hơn, thông tin được quảng bá rộng rãi, nhanh chóng kịp thời đáp ứng được nhu cầu thông tin của công chúng. Hệ thống báo chí nước ta ngày càng đa dạng, bao gồm nhiều loại hình báo chí: báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo trực tuyến. Mỗi loại hình báo chí nói chung và cơ quan báo chí nói riêng cần lựa chọn cho mình một hình thức phát triển phù hợp và năng động nhất. Tính đến ngày 21/6/2009, cả nước có 839 cơ quan báo chí, 63 Đài tỉnh thành phố, 4 Đài cấp Trung ương, và gần 4000 Đài huyện. Đồng thời ở tất cả các bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội đều có cơ quan báo chí. Với con số thống kê đó đã cho thấy được vai trò và tầm quan trọng của cơ quan báo chí, trong đó nổi bật là hệ thống báo in của Trung ương và địa phương. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu thông tin của con người ngày càng cao. Vì vậy, để hoạt động đồng bộ, có hiệu quả, mỗi cơ quan báo chí cần không ngừng đổi mới, hoàn thiện hơn cơ cấu tổ chức hoạt động của mình. Do đó, tui đã chọn đề tài “cơ cấu tổ chức và hoạt động của cơ quan báo chí” (khảo sát tại báo tỉnh Quảng Bình).
2. Mục đích nghiên cứu :
Nghiên cứu đề tài này giúp tui thấy rõ hơn tầm quan trọng của hoạt động báo chí nói chung và cơ cấu tổ chức hoạt động của Báo tỉnh Quảng Bình nói riêng . Từ đó đưa ra những giải pháp, định hướng đổi mới cơ cấu tổ chức hoạt động của Báo tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới để Báo hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ chính trị của mình.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là cơ cấu tổ chức hoạt động thông tin của cơ quan báo chí .
Phạm vi nghiên cứu là tập trung khảo sát tại Báo tỉnh Quảng Bình năm 2009-2010. Do đó trong tiểu luận này tui sẽ đi sâu vào một số vấn đề như cách bố trí nhân lực tại cơ quan, cách thức lãnh đạo, cách thức lựa chọn
thông tin…Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thông tin của cơ quan báo chí, giúp công chúng trong khâu xử lí và chọn lọc thông tin ngày càng tốt hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu :
Trên cơ sở lý luận, quan điểm định hướng phát triển của báo chí cách mạng của nước ta, với phương pháp nghiên cứu chung là: Tổng hợp, phân tích, đánh giá, nhận xét về cơ cấu tổ chức hoạt động của một cơ quan báo chí, cũng như tham khảo các tài liệu liên quan. Từ đó khảo sát, đánh giá về thực trạng mô hình cơ cấu của Báo tỉnh Quảng Bình.
5. Kết cấu của tiểu luận :
Ngoài phần mở đầu, kết luận tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận về cơ cấu tổ chức hoạt động của toà soạn.
Chương 2: Cơ cấu tổ chức hoạt động của Báo tỉnh Quảng Bình.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Báo tỉnh Quảng Bình
Nội Dung
Chương 1: Lý luận về cơ cấu tổ chức hoạt động của cơ quan báo chí
1. Khái quát chung về cơ cấu tổ chức hoạt động của cơ quan báo chí
1.1. Một số quan niệm về cơ quan báo chí.
Cơ quan báo chí trước đây có tên là toà soạn và mang hai ý nghĩa chính :
(1) Toà soạn tức là biên tập tu chỉnh, gọt dũa.
(2) Toà soạn còn là sự sắp đặt, sắp xếp, nề nếp, trật tự quy củ.
Từ hai ý nghĩa trên tuỳ từng trường hợp vào tình huống cụ thể ta hiểu một cách đúng đắn nhất.
Thông thường từ ý nghĩa thứ nhất, có thể hiểu rằng: Toà soạn dùng để làm công tác biên tập chỉnh sửa bài vở. Và nghĩa thứ hai để chỉ các cơ quan thông tin đại chúng như báo in, phát thanh, truyền hình…
Ngoài ra còn một số quan niệm khác nhau về cơ quan (toà soạn) báo chí:
Ở một số nước tư bản cho rằng : Toà soạn báo chí cũng như các cơ quan, xí nghiệp tức là mọi thông tin mà cơ quan báo chí ngoài mục đích tuyên truyền thì yếu tố chính trị cũng như lợi nhuận kinh tế mà nó mang lại phải ngang bằng nhau.
Còn ở các nước xã hội chủ nghĩa thì lại cho rằng: Toà soạn báo chí phải phục vụ lợi ích của nhân dân, đặc biệt là nhân dân lao động. V.I Lênin đã khái quát về toà soạn báo chí như sau “Toà soạn báo chí phải là những người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, và tổ chức tập thể…” và ông ví toà soạn không khác gì là một giàn nhạc giao hưởng, còn số báo là chính bản nhạc do giàn nhạc giao hưởng đó chơi.
Còn trong luật sửa đổi bổ sung một số điều luật về Luật Báo Chí của nước ta tháng 6/1999 thì ghi rõ: “Cơ quan báo chí là nơi thực hiện một số loại hình báo chí như: báo in, báo điện tử, các cơ quan phát thanh-truyền hình tại Trung ương và địa phương…”
Một số tác giả lại cho rằng: Toà soạn có công việc chính là biên tập, tổ chức trang báo (đối với báo in, báo điện tử) và sắp xếp chương trình (đối với Phát thanh- Truyền hình). Nhưng một số kiến khác cho rằng : Toà soạn, toà báo, trụ sở báo chí, cơ quan báo chí đều có ý nghĩa như nhau về cách hoạt động mà chỉ khác nhau về cách gọi, cách truyền tải thông tin.
Từ các quan niệm đó, cũng như tình hình riêng biệt của báo chí nước ta, có thể đưa ra một khái niệm chung và bao quát về cơ quan báo chí như sau: Cơ quan báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng, của chính quyền, của các tổ chức đoàn thể xã hội lập ra và tôn trọng chấp hành pháp luật. Nó có nhiệm vụ là cơ quan ngôn luận của tổ chức đó, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích mà tổ chức đó đặt ra.
Tuỳ vào từng giai đoạn cụ thể, điều kiện vật chất, trình độ khả năng của người tiếp nhận, mục đích tuyên truyền và cơ quan chủ quản của mỗi tờ báo mà mỗi cơ quan có thể đưa ra cơ cấu tổ chức hoạt động riêng cho đơn vị mình. Ví dụ: Như cơ cấu tổ chức của báo Quảng Bình không thể giống cơ cấu của Đài phát thanh - truyền hình Quảng Bình mặc dù hai cơ quan đều là cơ quan báo chí, đều phục vụ công chúng Quảng Bình nhưng hình thức thể hiện lại khác nhau để phù hợp với từng loại hình và chức năng mà đơn vị tuyên truyền.
Đồng thời xuất phát từ thực thế cơ cấu tổ chức của cơ quan mang tính lịch sử nên lãnh đạo cũng như những người quản lý toà soạn phải hết sức lưu ý và tỉnh táo trong việc sắp xếp nhân tố trong cơ quan. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay việc làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động hơn nữa của một cơ quan báo chí đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu tại các cơ quan báo chí. Vì vậy qua nghiên cứu về đề tài: Cơ cấu tổ chức hoạt động của cơ quan báo chí (khảo sát tại báo tỉnh Quảng Bình) đã giúp cho tui có một tầm nhìn mới, cũng như kinh nghiệm nhất định về cơ cấu tổ chức của một cơ quan báo chí.
Là một loại hình báo chí tại địa phương, báo Quảng Bình là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền nhân dân tỉnh Quảng Bình. Thời gian qua cùng với sự thay đổi của đất nước cũng như sự thay đổi đáng kể trong vai trò nhận thức thông tin của công chúng. Vì vậy, báo Quảng Bình cũng đang vận động và phát triển theo xu hướng đó nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn về khả năng truyền đạt thông tin. Nhưng để hoàn thành nhiệm vụ đó thì đòi hỏi phải có một cơ cấu tổ chức mới hơn phù hợp với thực tế, vì thế trong những năm gần đây báo Quảng Bình đã có sự đôỉ mới đáng kể về cơ cấu tổ chức như: đổi mới về cách thức lãnh đạo, đổi mới trong chủ thể sang tạo (công tác tổ chức phóng viên, biên tập viên) và đổi mới trong cách thức lựa chọn thông tin và phát hành báo chí.
Với những gì đạt được, báo Quảng Bình đã chứng tỏ vai trò to lớn trong tiến trình phát triển xã hội của tỉnh, làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội, sự phát triển giàu mạnh của toàn tỉnh, góp phần khẳng định vai trò, vị trí trong cơ cấu hoạt động của mình.
Tóm lại, trong phần tiểu luận tui đã phác thảo một cách khái quát về cơ cấu tổ chức hoạt động của báo Quảng Bình, chỉ là một góc nhìn phản ánh hoạt động thực tiễn của báo. tui chưa nói rõ hết được mọi hoạt động của tổ chức báo-nơi tui thực tập trong thời gian qua.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: