hanhphuc.72611
New Member
Download miễn phí Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của dự án Đầu tư xây dựng, cải tạo, mở rộng, nâng cấp Bệnh viện 71 Trung ương quy mô 500 giường điều trị nội trú
Trong giai đoạn xây dựng cơ bản, các nguồn phát thải làm ô nhiễm môi trường không khí là không liên tục do thời gian thi công ngắn. Tuy nhiên, do dự án được thực hiện nằm trong khuôn viên của bệnh viện vì thế ngoài những tác động đến công nhân trực tiếp làm việc trên công trường, nó còn tác động đến khu vực điều trị, khám chữa bệnh hiện có của bệnh viện.
Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí trong quá trình xây dựng cơ bản:
- Các hạng mục công trình thi công được che chắn, đảm bảo đúng quy định về xây dựng.
- Các xe vận chuyển nguyên vật liệu, đất đá phải được phủ kín bằng bạt, thùng xe đóng kín, không chở nguyên vật liệu vượt quá khối lượng quy định.
- Các xe vận chuyển nguyên vật liệu, phương tiện thi công không hoạt động trong giờ nghỉ ngơi, trong khu vực điều trị bệnh nhân.
- Không sử dụng các xe ô tô, máy móc quá cũ để vận chuyển nguyên vật liệu và thi công công trình, được bảo dưỡng định kỳ nhằm đảm bảo an toàn trong thi công và đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường như: tiêu chuẩn khí thải, tiêu chuẩn mức ồn, rung.
- Để tạo độ ẩm, giảm nồng độ phát tán bụi tại khu vực công trường xây dựng và trên tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu, BQL dự án sẽ chú ý phun nước trong những ngày thời tiết nóng, nắng và khí hậu hanh khô.
- Ban quản lý dự án dự án phối hợp với đơn vị thi công lập kế hoạch thi công các hạng mục công trình xây lắp hợp lý để giảm thiểu bụi, khí độc, độ ồn, rung.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-12-15-bao_cao_danh_gia_tac_dong_moi_truong_cua_du_an_dau.SIqlp8Lmf7.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-49846/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
5945-2005Min
TB
Max
(Cột A)
(Cột B)
1
PH
6,2
7,4
8,1
6 - 9
2
NH4+ (mg/l)
8,0
14
25
5
10
3
BOD5 (mg/l)
110
150
250
30
50
4
COD (mg/l)
140
200
300
50
80
5
Cặn lơ lửng (mg/l)
100
160
220
50
100
6
Coliform (MPN/100 ml)
106
107
109
3000
5000
c. Nguồn phát sinh chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động chuyên môn phục vụ công tác khám chữa bệnh, nghiên cứu và đào tạo cán bộ, từ quá trình sinh hoạt của bệnh nhân, thân nhân, khách vãng lai và nhân viên y tế.
Đặc trưng của chất thải rắn của bệnh viện có chứa một lượng nhất định các vật tư y tế tiêu hoa, vật phẩm y tế cùng với các chất thải khác như rác thải sinh hoạt. Nhiều loại vật phẩm y tế thường mang các vi khuẩn, vi trùng gây bệnh hay là một môi trường rất thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển. Do vậy, nếu rác thải không được quản lý hay xử lý thích hợp sẽ là nguồn lây lan bệnh tật ra môi trường xung quanh.
Bảng 19: Định mức rác thải tại bệnh viện [6]
TT
Tuyến bệnh viện
Chất thải trung bình của bệnh viện
(kg/giường bệnh/ngày đêm)
Chất thải nguy hại (kg/giường bệnh/ngày đêm)
1
Bệnh viện tuyến tỉnh
1,23
0,35
2
Bệnh viện tuyến huyện, thị xã, thành phố
1,02
0,20
Trung bình
1,13
0,23
Như vậy, với quy mô 700 giường bệnh, lượng rác thải của bệnh viện 71 TW thải ra hằng ngày trung bình khoảng 791 kg/ngày đêm. Trong đó chiếm 23% là rác thải nguy hại tương đương 182 kg/ngày đêm.
- Chất thải rắn nguy hại: Theo Quyết định số 2575/1999/QĐ-BYT ngày 17/8/1999 của Bộ trưởng bộ Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế, chất thải độc hại của bệnh viện được chia thành các nhóm như sau:
Nhóm A: Bao gồm các loại bông, băng, găng tay, rác thải nhiễm bẩn trong quá trình băng, bó bột có tiếp xúc với vết mổ, có dính máu. Đặc biệt là các chất thải từ các ca bệnh truyền nhiễm như bệnh phẩm sinh thiết, máu, phân, nước tiểu và các mô từ cơ thể bệnh nhân, các chi, rau thai...và các mô từ các phòng xét nghiệm.
Nhóm B: Là các chất thải rắn bao gồm: bơm kim tiêm, lọ, ống thuốc, cốc tiêm, thủy tinh, lưỡi dao mổ và các công cụ cứng khác.
Nhóm C: Các chất thải phát sinh từ các labo xét nghiệm và nhà đại thể (không thuộc nhóm A ).
Nhóm D: Các chất thải dược và hóa học (thuốc, vắc xin, các dung môi hữu cơ, hóa chất xét nghiệm, các hợp chất vô cơ...).
Nhóm E: Các loại đồ vải như: ga trải giường thanh lý, lọ đựng nước tiểu, túi O2, đệm cũ không sử dụng được...
- Chất thải rắn sinh hoạt: Là chất thải không bị nhiễm các yếu tố nguy hại. Nguồn chất thải này phát sinh từ các buồng bệnh, phòng làm việc, hành lang, các bộ phận cung ứng, nhà kho, nhà giặt, nhà ăn... bao gồm: giấy báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng cát tông, túi nilon, túi đứng phim, vật liệu gói thực phẩm, thức ăn dư thừa của người bệnh.
d. Nguồn phát sinh phóng xạ
Phát sinh chủ yếu từ hoạt động chuẩn đoán hình ảnh, điều trị tích cực và nghiên cứu. Phát sinh trong quá trình vận hành máy chiếu, chụp X-quang, cắt lớp CT (CT-Scanner), cộng hưởng từ (MRI), chất thải phóng xạ...
- Chất thải phóng xạ rắn gồm: các vật liệu sử dụng trong khâu xét nghiệm, chuẩn đoán hình ảnh, điều trị như: ống tiêm, bơm tiêm, kim tiêm, kính bảo hộ, giấy thấm, gạc sát khuẩn, ống nghiệm, chai lọ đựng chất phóng xạ...
- Chất thải phóng xạ lỏng: dung dịch có chứa nhân phóng xạ phát sinh trong quá trình chuẩn đoán, điều trị như nước tiểu của người bệnh, các chất bài tiết, nước xúc rửa các công cụ có chứa chất phóng xạ...
- Chất thải phóng xạ khí gồm: cỏc chất khớ khụng dựng trong lõm sàng như 133Xe, cỏc khớ thoỏt ra từ cỏc kho chứa chất phúng xạ ...
Bảng 20: Các hạt nhân phóng xạ sử dụng trong các cơ sở y tế
Hạt nhõn phúng xạ
Cỏc hạt phỏt sinh
Thời gian bỏn huỷ
Ứng dụng
3H
Hạt beta
12,3 năm
Nghiờn cứu
14C
Hạt beta
5730 năm
Nghiờn cứu
32P
Hạt beta
14,3 ngày
Trị liệu
51Cr
Tia gamma
27,8 ngày
Chẩn đoỏn in vitro
57Co
Hạt beta
270 ngày
Chẩn đoỏn in vitro
59Fe
Hạt beta
45,5 ngày
Chẩn đoỏn in vitro
67Ga
Tia gamma
72 giờ
Chẩn đoỏn hỡnh ảnh
75Se
Tia gamma
120 ngày
Chẩn đoỏn hỡnh ảnh
123I
Tia gamma
13 giờ
Chẩn đoỏn hỡnh ảnh
125I
Tia gamma
60 ngày
Chẩn đoỏn hỡnh ảnh
131I
Hạt beta
8 ngày
Trị liệu, nghiờn cứu
133Xe
Hạt beta
5,3 ngày
Chẩn đoỏn hỡnh ảnh
3.2. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra
Lượng nước thải phát sinh lớn khi dự án đi vào hoạt động nếu không có biện pháp xử lý hiệu quả có khả năng gây hiện tượng phú dưỡng tại các khu vực tiếp nhận nước thải gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng. Đặc biệt tại các khu vực có các nguồn phát sinh ô nhiễm phóng xạ nếu không được quản lý chặt chẽ và xây dựng không đúng quy chuẩn sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của y bác sỹ, người bệnh và người dân quanh vùng.
Việc khoan thăm dò địa chất trong quá trình khảo sát sẽ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Nếu chủ dự án không có biện pháp lấp hố khoan hợp lý và đúng kỹ thuật, thì tại các lỗ khoan này có thể xuất hiện các hiện tượng sụt lún bề mặt, thậm chí có thể làm thay đổi mực nước ngầm.
Trong giai đoạn thi công xe vận chuyển nguyên vật liệu ra vào thường xuyên, sẽ làm ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn tại khu vực dự án; có thể gây tai nạn, dẫn đến thiệt hại về người và tài sản.
3.3. Đối tượng, quy mô bị tác động
- Tác động trực tiếp: Các nguồn chất thải phát sinh trong quá trình thi công và hoạt động của dự án nếu không được xử lý triệt để sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các thành phần môi trường như:
+ Môi trường không khí xung quanh.
+ Môi trường nước.
+ Môi trường đất.
+ Môi trường kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh đó việc đưa dự án vào hoạt động sẽ cải thiện chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương. Từng bước làm thay đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn xã Quảng Tâm.
- Tác động gián tiếp: Các thành phần môi trường cơ bản khi bị ô nhiễm sẽ gián tiếp tác động xấu tới sức khỏe người dân quanh vùng. ảnh hưởng tới ý thức bảo vệ môi trường chung của người dân.
Những tác động tiềm tàng nêu trên có quy mô rộng, thời gian tác động kéo dài trong suốt quá trình hoạt động của dự án. Vì vậy, chủ đầu tư cần xây dựng kế hoạch hạn chế ô nhiễm môi trường một cách cụ thể, hợp lý và bền vững.
3.4. Đánh giá tác động
3.4.1. Giai đoạn xây dựng cơ bản
a. Tác động đến môi trường không khí
- Bụi, đất đá và hơi khí độc
Khi thi công dự án, một khối lượng lớn vật liệu xây dựng, máy móc thi công được chuyển đến khu vực dự án để phục vụ cho công tác san nền và xây dựng cơ bản. Kéo theo đó là một lượng lớn bụi thải, đất đá rơi vãi và hơi khí độc.
Bụi, đất đá và hơi khí phát sinh trong giai đoạn này nếu không được kiểm soát thì sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới cảnh quan môi trường, sức khỏe người dân, y bác sỹ trong bệnh viện và bệnh nhân đang điều trị nội trú. Đặc biệt là những người công nhân thi công trên công trường. Tuy có thời gian tiếp xúc với các tác nhân nêu trên không...