thaixuan.nguyen

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1
Lịch sử phát triển của ngành quản lý bay DDVN
I. TỔ CHỨC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG QUỐC TẾ ICAO
1. Chức năng và nhiệm vụ của Tổ chức hàng không dân dụng thế giới 3
2. Một số hoạt động của ICAO liên quan chính đến quản lý bay: 3
3. Cơ cấu tổ chức hàng không dân dụng thế giới ICAO. 4
II. MỘT SỐ NÉT VỀ HÀNG KHÔNG DD VIỆT Nam VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN 4
III. TRUNG TÂM QUẢN LÝ BAY DÂN DỤNG VIỆT Nam 6
PHẦN 2
HỆ THỐNG CNS/ATM (THÔNG TIN - DẪN ĐƯỜNG - GIÁM SÁT/QUẢN LÝ KHÔNG LƯU) HÀNG KHÔNG TRONG NGÀNH QUẢN LÝ BAY VIỆT NAM
I. HỆ THỐNG CNS/ATM HIỆN TẠI 11
1. HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC:
1.1 Khái quát chung: 11
1.2 Hệ thống thông tin hàng không cố định-AFTN (Aeronautical Fix Telecommunication Network) 11
2. HỆ THỐNG DẪN ĐƯỜNG-NAVIGATION
2.1. Khái quát chung. 14
2.2. Hệ thống dẫn đường xa: 14
2.3. Các hệ thống dẫn đường gần: 14
2.3.1 Phương tiện định hướng 14
2.3.2 Phương tiện đo cự ly 14
2.3.3 Phương tiện định vị 15
2.4 Hệ thống các phương tiện dẫn đường tiếp cận và hạ cánh dùng vô tuyến điện. 15
2.4.1 Hệ thống phương tiện hạ cánh bằng vô tuyến điện - ILS/DME. 15
2.4.2 Hệ thống phương tiện hạ cánh bằng sóng siêu cực ngắn-MLS. 15
2.5 Hệ thống dẫn đường quang học hay hệ thống dẫn đường bằng mắt. 15
3. HỆ THỐNG GIÁM SÁT-SURVEILANCE
3.1 Khái quát chung 15
3.2 Radar giám sát sơ cấp-PSR. 16
3.3 Radar giám sát thứ cấp-SSR. 16
3.4 Rada giám sát đường dài. 16
3.5 Giám sát tiếp cận-hạ cánh và hoạt động tại sân. 17
II HỆ THỐNG CNS/ATM MỚI 17
1. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA HỆ THỐNG CNS/ATM HIỆN TẠI 18
1.1 Hạn chế của hệ thống thông tin liên lạc hiện tại: 19
1.2 Hạn chế của hệ thống dẫn đường: 19
1.3 Hạn chế của hệ thống giám sát. 20
2. XUẤT XỨ CỦA HỆ THỐNG CNS/ ATM MỚI. 20
3. HỆ THỐNG CNS/ATM MỚI. 26
3.1 Cấu hình chung của dẫn đường trong tương lai. 27
3.1.1 GNSS và ưu điểm của việc dẫn đường bằng vệ tinh sử dụng GNSS. 27
3.1.2 Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) ..28
3.2 Hệ thống giám sát mới ..28
3.2.1 Hệ thống tránh va chạm trên máy bay (ACAS). 29
3.2.2 Hệ thống giám sát tự động phụ thuộc (ADS). 29
3.2.3 Radar giám sát mode S. 30
3.3 Quản lý không lưu mới. 31
3.3.1 Sự cần thiết phải chuyển đổi sang hệ thống ATM mới. 31 3.3.2 Mục đích của hệ thống ATM mới. 31 3.3.3 Môi trường ATM trong tương lai. 32 3.3.4 Mô hình hệ thống mới. 33
a. Quản lý vùng trời. 33
b. Dịch vụ không lưu (ATS) 34
c. Quản lý luồng không lưu-AFTM. 34
4. LỢI ÝCH CỦA HỆ THỐNG ATM TOÀN CẦU. 35
III. MỘT SỐ THIẾT BỊ KĨ THUẬT CHÍNH TRONG HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT Nam
1 MÁY THU PHÁT VHF EXICOM 9000. 38
3. TRẠM RADA ALENIA-MARCONI TẠI NỘI BÀI. 38
4. THIẾT BỊ DM2G-1000 39
PHẦN 1
Lịch sử phát triển của ngành quản lý bay DDVN

I. TỔ CHỨC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG QUỐC TẾ ICAO
(International Civil Aviation Organization)
Mỗi một quốc gia đều có chủ quyền lãnh thổ riêng mà không một quốc gia khác nào được quyền can thiệp vào. Nhưng ngành hàng không dân dụng quốc tế lại phải đi qua không phận của nhiều nước. Chính vì vậy tổ chức quốc tế “Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO - International Civil Aviation Organization)” đã ra đời. Tổ chức này đã đứng ra để can thiệp, dàn xếp và tổ chức những đường bay, còng nh những thiết bị dẫn đường, người dẫn hướng để đảm bảo cho những chuyến bay.

1. Chức năng và nhiệm vụ của Tổ chức hàng không dân dụng thế giới: là xây dựng các nguyên lý và kỹ thuật về Không vận Quốc Tế (Air Navigation) và lập kế hoạch vận tải quốc tế (Air Transport) nhằm những mục tiêu chính sau:
 Đảm bảo an toàn và trật tự cho hoạt động hàng không dân dụng.
 Xây dựng chuẩn về các đường bay, sân bay và các phương tiện thông tin, giám sát, dẫn đường.
 Đáp ứng các nhu cầu vận tải hàng không dân dụng một cách an toàn, điều hoà và hiệu quả kinh tế cao.
 Tránh lãng phí do việc cạnh tranh không hợp lý.
 Bảo đảm quyền lợi của các nước thành viên được tôn trọng và đều có cơ hội khai thác các hãng hàng không quốc tế.

2. Một số hoạt động của ICAO liên quan chính đến quản lý bay:
 Thông qua các tiêu chuẩn quốc tế và khuyến cáo thực hành, các tiêu chuẩn là các đặc tính cần thiết cho an toàn và điều hoà hoạt động hàng không. Các khuyến cáo thực hành, khuyến nghị đều nhằm mục đích nâng cao độ an toàn và điều hoà một cách hiệu quả của hoạt động hàng không.
 Phê chuẩn các cách dịch vụ không vận, các cách khai thác thực tế chi tiết.
 Xây dựng các cách bổ xung của vùng đáp ứng nhu cầu của từng vùng địa lý trên toàn cầu.
 Xây dựng khái niệm và phối hợp thực hiện hệ thống Thông tin-Dẫn đường- Giám sát bằng vệ tinh trong tương lai, quản lý không lưu (CNS/ATM).



3. Cơ cấu tổ chức hàng không dân dụng thế giới ICAO.
 Đại hội đồng 3 năm họp 1 lần.
 Hội đồng có cơ quan điều hành thường trực gồm 33 nước.
 Chủ tịch hội đồng có nhiệm kỳ 3 năm.
 Có 7 trụ sở văn phòng tại các khu vực là: Bangkok ,Nairobi ,Paris,Cairo, Mexico City , Lima,Dakar
 Trụ sở ICAO : Montreal(Canada)
Báo cáo Hệ thống CNS/ATM (thông tin - dẫn đường - giám sát/quản lý không lưu) hàng không trong ngành quản lý bay Việt Nam

II. MỘT SỐ NÉT VỀ HÀNG KHÔNG DD VIỆT Nam VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
Cách đây 50 năm, ngày 15/1/1956 Thủ tướng chính phủ Việt Nam Dân Chủ cộng hoà đã ban hành nghị định số 666/ttg thành lập cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên đặt cở sở ra đời cho một tổ chức vận chuyển Hàng không trong nước và tham gia vào quá trình giao lưu Hàng Không quốc tế.
Cục Hàng không dân dụng Việt Nam ra đời đã đẩy nhanh quá trình hình thành và phát triển một ngành kinh tế, kỹ thuật mới của đất nước. Bước đầu ngành Hàng Không dân dụng Việt Nam mới quản lý năm sân bay: Điện Biên, Nà Sản, Cát Bi, Gia Lâm và Đồng Hới và năm chiếc máy bay, gồm hai chiếc Li-2, 3 chiếc Aero-45: các máy bay lúc này làm nhiệm vụ chủ yếu phục vụ uỷ ban quốc tế giám sát việc thực hiện hiệp định Giơnevơ và vận chuyển tại các sân bay trên. Hai tháng sau khi thành lập, cục Hàng Không dân dụng Việt Nam và Trung Quốc đã ký hiệp định Vận chuyển Hàng Không giữa Việt Nam và Trung Quốc, khai trương chuyến bay đầu tiên vào ngày 1/5/1956.
Sau khi giải phóng Miền Nam, đất nước thống nhất, ngày 11/2/1976 Thủ Tướng chính phủ đã ra nghị định 26/CP ,Thành lập tổng cục Hàng Không dân dụng Việt Nam trên cơ sở của cục Hàng Không Dân Dụng.Tổng cục Hàng Không trực thuộc Chính phủ, nhưng về mặt tổ chức, quản lý, chỉ đạo xây dựng vẫn trực thuộc bộ quốc phòng. Là cơ quan trực thuộc chính phủ, tổng cục Hàng Không dân dụng Việt Nam thực hiện chức năng kinh doanh vận tải Hàng Không được nhà nước đầu tư, giao và kiểm tra kế hoạch thực hiện sản xuất kinh doanh Tổng Cục Hàng Không lúc này có 42 máy bay (Gồm An-2. IL-14, IL-18, DC-3,4,6, Boeing-707...) Ngày 29/8/1989 Hội đồng bộ trưởng ban hành nghị định 112/HĐBT quy định chức năng và nhiệm vụ của tổng cục Hàng Không dân dụng việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước về mặt HKDD và quyết định 225/CCP về thành lập tổng công ty Hàng Không dân dụng Việt Nam là đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Tổng cục. Tổng công ty HKVN (Việt Nam Airlines) là đơn vị hạch toán ngành vận tải Hàng Không và các dịch vụ đồng bộ. Từ thời điểm này, cơ quan quản lý nhà nước về Hàng Không dân dụng Việt Nam là cơ quan dân sự.
Cải thiện quản lý không lưu:
Những cải tiến có thể đạt được từ hệ thống ATM mới bao gồm:
• Quản lý luồng tốt hơn làm giảm mức độ quá đáng của sự tắc nghẽn.
• Kiểm soát tốt hơn giúp cho việc tối đa hoá khả năng điều tiết năng động của các quỹ đạo ba và bốn chiều vốn thuận tiện cho người sử dụng.
• Hoạt động linh hoạt hơn trên đại dương, đem lại khả năng duy trì tốt hơn tại các quỹ đạo mà người sử dụng ưa thích.
• Xây dựng cơ cấu đường bay linh hoạt cũng nh khả năng điều tiết năng động trên các đường bay để đáp ứng vơí sự thay đổi thờ tiết và không lưu.
• Khả năng lập ra các luồng tiếp cận hiệu quả cho các đường hạ cất cánh song song và cắt nhau.
• Giảm bớt sự va trạm giữa các máy bay tiếp cận và cất cánh ở các sân bay gần nhau.
• Nâng cao khả năng tiếp nhận cho các đường hạ cất cánh đơn trong điều kiện khí tượng bay bằng khí tài lên tương đương khả năng tiếp nhận của đường hạ cất cánh đó trong điều kiện bay bằng mắt hiện nay.
• Tăng khả năng linh hoạt trong việc kiểm soát mức độ tiếng ồn tại sân bay.
• Giảm độ phân cách cho phép tối ưu hoá việc sử dụng đường bay mà không bị uy hiếp bởi nguy cơ va trạm.
• Các lợi Ých mà ATM mang lại này xuất phát từ các luồng và việc tự động hoá thông tin có thể đạt được thông qua việc cải thiên các yếu tố CNS.
Cải thiện trong thông tin:
• Lợi Ých của hệ thống thông tin trong tương lai nếu đem so sánh với hạn chế của hệ thống thông tin hàng không:
• Một mạng đơn sẽ nối được tất cả người sử dụng với nhau và hỗ trợ cho toàn bộ hệ thống thông tin hàng không.
• Hệ thống thông tin mới sẽ cung cấp thông tin số liệu tiên tiến. Sự tương tác giữa các hệ thống tự động mặt đất và trên máy bay sẽ thực hiện được thông qua ATN.
• Việc xử lý và chuyển tiếp giữa các nhà khai thác máy bay và người cung cấp dịch vụ không lưu sẽ giảm bớt sự tắc nghẽn kênh, giảm bớt lỗi và sẽ tạo điều kiện cho việc cung cấp dich vụ quản lý không lưu.
• Một mạng trong đó sự hạn chế về phạm vi và tiềm năng cạnh tranh sẽ đảm bảo việc cung cấp được một dịch vụ thông tin hiệu quả.
• Khả năng hỗ trợ việc áp dụng mang tính tương tác giữa các mạng nhỏ khác nhau với số thiết bị Ýt nhất.
• Giảm bít số lượng làm việc cho phi công và kiểm soát viên không lưu do có việc chuyển tiếp tự động các thông tin thường lệ.
• Khả năng người sử dụng có thể lộ trình cho thông tin dựa trên chất lượng mong muốn của dịch vụ.
Cải thiện trong dẫn đường:
Lợi Ých chính của hệ thống dẫn đường mới là việc đưa vào sử dụng mạng GNSS.
Hệ thống này có khả năng trở thành nguồn cho hệ thống dẫn đường trong mọi giai đoạn của chuyến bay. Nó tạo ra dịch vụ dẫn đường có tính thống nhất cao, độ chính xác cao và tầm phủ trên toàn địa cầu. Hệ thống sẽ có thể nối với RNAV để hỗ trợ cho các yêu cầu RNP và sẽ tạo ra độ chính xác của khả năng dẫn đường bốn chiều.
Việc tận dụng mạng GNSS có thể tạo ra lợi Ých trong các mặt sau:
• Kết hợp các chức năng dẫn đường vào thành một hệ thống đơn dựa trên vệ tinh với một bộ đơn thiết bị điện tử hàng không và tận dụng hệ thống dẫn đường cũ cả trên không và trên mặt đất với sự tiết kiệm chi phí rất cơ bản.
• Cải tiến mức độ an toàn với việc giảm bớt mức phân cách tối thiểu với kết quả là làm tăng khả năng tiếp nhận và năng lực của hệ thống.
• Tính linh hoạt tăng lên giúp thực hiện việc dẫn đường chính xác bằng việc dùng các quỹ đạo hiệu quả, tối ưu và được người sử dụng lựa chọn sử dụng.
• Giảm bít một cách đáng kể chi phí khai thác máy bay thông qua nhiều đường bay thẳng hơn.
• Mực bay tự động hoá cao hơn trong dẫn đường cho máy bay.
• Báo cáo vị trí chính xác hơn cho phép có được hệ thống ATM chất lượng cao trong phạm vi toàn cầu.
• Tăng khả năng tiếp nhận hạ cánh cho sân bay hiện không cung cấp phù trợ tiếp cận chính xác.
Cải tiến trong giám sát:
Hệ thống tự động phụ thuộc (ADS) sẽ tạo ra thuận lợi tại khu vực nằm ngoài tầm phủ của radar nơi việc giám sát chỉ thực hiện được bằng việc báo cáo vị trí bằng thoại trong khi radar giám sát thứ cấp sẽ giám sát khu vực trung cận và khu vực có mật độ bay cao.
Hệ thống giám sát mới cũng sẽ cho phép các quốc gia cung cấp thực hiện giảm chi phí thông qua việc giảm dần các hệ thống mặt đất khác nhau.
Các lợi Ých chính có được từ hệ thống giám sát mới là:
• ADS được hỗ trợ bởi liên lạc trực tiếp giữa phi công-kiểm soát viên, sẽ cho phép khu vực thông báo bay dần dần trở thành nơi được cung cấp dịch vụ không lưu giống nh hiện nay tại khu vực có dịch vô radar.
• Việc giảm mực phân cách tối thiểu tại khu vực không radar, giảm bớt chậm trễ, giảm thiểu việc thay đổi đường bay và giảm nhẹ chi phí khai thác bay.
• Có được một mức độ linh hoạt lớn hơn, cho phép kiểm soát viên đáp ứng tốt hơn đối víi các đường bay mà phi công ưa thích. Điều đó góp phần vào việc giảm chi phí khai thác bay.
• Radar giám sát thứ cấp Mode-S, phối hợp với ADS, sẽ cho phép một dịch vụ giám sát toàn bộ trong phạm vi toàn cầu. Nó sẽ tạo ra tầm phủ toàn cầu cho ATM để nhận thông tin giám sát với tình huống và sẵn sàng cao nhất.

III. MỘT SỐ THIẾT BỊ KĨ THUẬT CHÍNH TRONG HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT Nam

1 MÁY THU PHÁT VHF EXICOM 9000.
Thiết bị dược đặt tại trung tâm điều hành thông báo bay (ACC) Nội Bài. Thiết bị này dùng để thu phát tín hiệu thoại điều biên và số liệu dải hẹp. Exicom 9000 được dùng trong hệ thống thông tin lưu động hàng không (AMC) thực hiện công tác quản lý, chỉ huy điều hành thông báo bay và các hoạt động trong sân bay.
Exicom 9000 gồm bộ phát loại 9100 và được ghép với bộ thu loại 9150, băng tần hoạt động tự điều chỉnh từ 118-137 MHz. Nó được thiết kế cho từng khoảng kênh 25 KHz và do đó có 760 kênh đơn trong khoảng 118-137 MHz. Các bộ chuyển tần và các thông số cài đặt được thay đổi qua một bảng điều khiển phía trước. Thiết bị có tính modul hoá cao, các modul có thể tháo rời để thay thế và sửa chữa. Exicom 9000 có các thiết bị kiểm tra bên trong để hỗ trợ phân tích và phát hiện hỏng hóc, mạch điện tự động chuyển sang chế độ dự phòng nguồn cung cấp khi nguồn chính có sự cố, có vòng hồi tiếp ở bộ phát để tối thiểu hoá nhiễu điều biến và cho phép lựa chọn công suất ra ở bất kì một mức nào từ 10Walts-50 Walts, có mạch VOGAD ở bộ thu để duy trì mức tín hiệu âm tần không đổi cho dù độ sâu điều biến của sóng mang thu được biến đổi lớn.
2. TRẠM RADA ALENIA-MARCONI TẠI NỘI BÀI.
Trạm rada Alenia-Marconi đặt tại Nội Bài nằm trong hệ thống giám sát. Trạm rada bao gồm : trạm rada giám sát thứ cấp; trạm rada giám sát sơ cấp đơn xung; hệ thống anten; hệ thống xử lý tín hiệu và hệ thống điều khiển, bảo trì radar.
Toàn bộ hệ thống đã được đưa vào sử dụng, có độ tin cậy và ổn định cao. Trạm radar được thiết kế với các kỹ thuật hiện đại nhằm đạt được những chỉ tiêu tối ưu nhất.
3. THIẾT BỊ DM2G-1000
Đây là thiết bị dùng trong tuyến thông tin vi ba số Nội Bài-Gia Lâm. Thiết bị vi ba số có nhiệm vụ thu tín hiệu số trên đường truyền và chuyển đổi thành tín hiệu analog và ngược lại nó chuyển tín hiệu thoại (analog) thành số và phát đi.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Báo cáo môn SQL Server - Hệ thống quản lý bán hàng Công nghệ thông tin 1
D Quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện Luận văn Kinh tế 2
D báo cáo đồ án nguyên lý hệ điều hành Công nghệ thông tin 0
D Báo cáo thực tập Công ty Cổ phần xây lắp và bảo dưỡng cơ điện VNK: Thiết kế hệ thống cấp điện Khoa học kỹ thuật 0
C Phương hướng hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính - Kế toán trong việc phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp tại Việt Nam Công nghệ thông tin 0
K Ứng dụng kho dữ liệu và webservice để tích hợp dữ liệu xây dựng hệ thống Báo cáo thống kê tại trường cao đẳng nghề số 3 BQP Công nghệ thông tin 3
E Hệ thống Báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP giám định Vinacontrol Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
H Phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống Báo cáo tài chính tại công ty cơ khí Quang Trung Luận văn Kinh tế 2
B Tiền lương - Sự ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính, từ đó hướng tới việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính Luận văn Kinh tế 0
H Các phương pháp mô tả Hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán Báo cáo tài chính Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top