[email protected]
New Member
Download miễn phí Báo cáo Khái quát chung về Sở giao dịch Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
Công tác quản lý và sử dụng vốn của Sở giao dịch được thực hiện theo phương châm an toàn và hiệu quả nhằm vừa đảm bảo khả năng sinh lời vừa đảm bảo khả năng thanh khoản cho đồng vốn của Ngân hàng.
Đến cuối năm 2007, dư nợ tín dụng hiện hành của Sở giao dịch quy VND đạt 2.5857,26 tỷ đồng, tăng 408,18 tỷ đồng so với năm 2006. Nguồn vốn lớn đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn lưu động và vốn cho các dự án sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản. Công tác sử dụng vốn có hiệu quả của Sở giao dịch đã góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế của thủ đô.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-08-02-bao_cao_khai_quat_chung_ve_so_giao_dich_ngan_hang.UjzUZJIAGR.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-70942/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
hác như Hiệp hội Ngân hàng châu Á, Tổ chức thanh toán toàn cầu Swift, Tổ chức thẻ quốc tế Visa, Master Card. Vốn điều lệ của Vietcombank là 15 nghìn tỷ đồng và tổng tài sản là hơn 166.952 tỉ đồng. Giữ vững và đẩy mạnh các lợi thế truyền thống như thị phần thanh toán quốc tế luôn chiếm khoảng 30%, cho ra đời các sản phẩm cơ cấu đặc biệt. Nguồn huy động tiền gửi ngoại tệ luôn chiếm tỷ trọng lớn- đạt gần 7,6 tỷ USD.Ngoài ra Ngân hàng cũng luôn chú trọng đến việc phát triển nhiều sản phẩm, đa dạng hóa kênh phân phối trên nền tảng công nghệ tiên tiến như: Sản phẩm quản lý vốn tập trung (Sweep); Đầu tư tự động ( Auto Invest); Ngân hàng điện tử (Ebank); mạng lưới ATM và POS được đánh giá lớn nhất và hiệu quả nhất.
Để nâng cao năng lực quản trị và điều hành, Ngân hàng ngoại thương đã tiến hành xây dựng mô hình hướng tới khách hàng, phân tách rõ Quan hệ khách hàng/Quản lý rủi ro/Tác nghiệp, đồng thời cũng sử dụng các phương pháp quản lý rủi ro hiện đại như: Hệ thống xếp hạng tín nhiệm. Quản lý danh mục đầu tư theo nghành, khu vực địa lý; Hệ thống phân quyền, ủy quyền và giao hạn mức; Quản lý tài sản có tài sản nợ…
Năm 2007 được bầu chọn là "Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối cho doanh nghiệp tốt nhất năm 2007" do tạp chí Asia Money bình chọn, Ngân hàng ngoại thương đã tạo được uy tín vững chắc không những đối với khách hàng trong nước mà còn được ghi nhận bởi đối tác nước ngoài điều này sẽ đặt nền tảng vững chắc cho tiến trình cổ phần hóa sẽ diễn ra vào năm 2008 thành công.
* Cơ cấu tổ chức và các hoạt động của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
Về tổ chức, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam được quản lý bởi mô hình hội đồng quản trị( HĐQT) và được điều hành bởi tổng giám đốc.
HĐQT thực hiện chức năng quản lý Ngân hàng ngoại thương, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Ngân hàng theo nhiệm vụ Nhà nước giao. Hội đồng quản trị thành lập ban kiểm soát nhằm giúp HĐQT chấp hành pháp luật của Nhà nước. Ở Ngân hàng ngoại thương Việt Nam hiện nay HĐQT có một chủ tịch Hội đồng quản trị và bốn thành viên.
Tổng giám đốc điều hành trực tiếp hoạt động của Ngân hàng dưới sự giúp việc của bộ máy các phòng ban và chịu trách nhiệm trước HĐQT. Hiện nay ban giám đốc Ngân hàng ngoại thương Việt Nam gồm một tổng giám đốc và sáu phó tổng giám đốc.
Về chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam được quy định theo quyết định số 102/TCCB-ĐT ngày 10/10/1998 của tổng giám đốc Ngân hàng ngoại thương.
Tính đến thời điểm cuối năm 2006, NHNT đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với 58 Chi nhánh, 1 Sở Giao dịch, 87 Phòng Giao dịch và 4 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc; 2 Văn phòng thay mặt và 1 Công ty con tại nước ngoài, với đội ngũ cán bộ gần 6.500 người. Ngoài ra, NHNT còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư
Cho đến nay, mạng lưới của Ngân hàng Ngoại thương đã vươn rộng ra nhiều địa bàn và lĩnh vực, bao gồm:
- 01 Sở giao dịch, 58 chi nhánh và 87 Phòng giao dịch trên toàn quốc;
- 4 Công ty con ở trong nước:
+ Công ty Cho thuê Tài chính Vietcombank (VCB Leasing)
+ Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank (VCBS)
+ Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản Vietcombank (VCB AMC)
+ Công ty TNHH Cao ốc Vietcombank 198 (VCB Tower)
- 1 Công ty con ở nước ngoài: Công ty Tài chính Việt Nam – Vinafico Hongkong
- 2 Văn phòng thay mặt tại Singapore và Paris
- 3 Công ty liên doanh:
+ Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF)
+ Ngân hàng Liên doanh ShinhanVina
+ Công ty Liên doanh TNHH Vietcombank – Bonday - Bến Thành
Hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương còn được hỗ trợ bởi mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất trong số các ngân hàng Việt Nam với trên 1300 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ.
* Chức năng và nhiệm vụ.
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam hiện nay cung cấp các dịch vụ:
Nhận tiền gửi vào tài khoản, tiết kiệm VND và ngoại tệ.
- Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu VND và ngoại tệ.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VND và ngoại tệ.
- Chuyển tiền trong và ngoài nước.
- Thanh toán xuất nhập khẩu ( L/C- D/A- D/P).
- Nhận mua bán giao ngay, có kỳ hạn và hoán đổi các loại ngoại tệ mạnh.
- Bảo lãnh và tái bảo lãnh.
- Thực hiện nghiệp vụ hối đoái và đổi séc du lịch, nhờ thu trơn…
- Phát hành thẻ tín dụng Vietcombank-Visa Card, Vietcombank- Master Card, Vietcombank- American Express ( sử dụng trong và ngoài nước, rút tiền mặt trên máy VCB-ATM) và thẻ ATM-Connect 24 9 sử dụng trong nước).
- Làm đại lý thanh toán các loại thẻ quốc tế như: Visa, Master Card, American Express, JCB và Diners Club.
- Thực hiện thanh toán quốc tế thông qua hệ thống SWIFT, Money Gram…
- Thực hiện nghiệp vụ thuê mua tài chính.
- Dịch vụ E-banking, Home banking
1.2 . Sở giao dịch Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.
* Quá trình hình thành và phát triển
Sở giao dịch Ngân hàng ngoại thương Việt Nam mới được tách ra từ Hội sở vào cuối năm 2005. Cùng với sự phát triển của hệ thống Ngân hàng Vietcombank, việc Hội sở vừa thực hiện chức năng kinh doanh và chức năng quản lý không còn phù hợp. Hệ thống Vietcombank đã liên tục phát triển số chi nhánh mở ra trên cả nước ngày càng lớn, lượng vốn huy động được và cho vay tăng mạnh, năm sau cao hơn năm trước, nhiệm vụ quản lý là rất lớn và quan trọng, đòi hỏi phải có một bộ phận chuyên nghiệp phụ trách công việc này. Đồng thời công việc kinh doanh ở Hội sở có một vai trò rất lớn đối với toàn hệ thống, các chỉ tiêu hoạt động của Hội sở luôn chiếm khoảng 20-25% toàn hệ thống.
Để phù hợp với sự phát triển trong giai đoạn mới, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam đã quyết định tách bộ phận kinh doanh của Hội sở để thành lập Sở giao dịch Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, với chức năng kinh doanh như các chi nhánh cấp 1 khác.
Sở giao dịch hiện đang có địa chỉ tại 33 Ngô Quyền. Sở giao dịch tuy không có các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc nhưng phạm vi hoạt động rất lớn, không chỉ trong phạm vi thành phố Hà Nội mà còn mở rộng sang phạm vi các tỉnh lân cận. Các khách hàng của Sở giao dịch chủ yếu là những khách hàng lớn có được từ quá trình kinh doanh trước đây. Khi tách ra từ Hội sở chính, Sở giao dịch đã rất cố gắng trong việc mở rộng phạm vi hoạt động, chủ động tìm kiếm khách hàng và đã thu được nhiều thành công.
* Cơ cấu tổ chức hoạt động
Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch có những điểm rất đặc biệt. Do mới được tách ra từ Hội sở chính nên các phòng ban giữa Hội sở chính và Sở giao dịch vẫn có những mối quan hệ chặt chẽ với nhau thể hiện ở mặt nhân sự và khách hàng. Trước đây thì chỉ duy trì một phòng Tín dụng ngắn hạn thì nay tách ra thành hai phòng: Phòng Tín dụng ngắn hạn TW ( Trung ương) và Phòng Tín dụng ngắn hạn Sở giao dịch. Đối tượng phục vụ của hai phòng này có đôi chút khác biệt, trên phòng tín dụng ngắn hạn TW và Phòng tín dụng ngắn hạn Sở giao dịch. Đối tượng phục vụ ...