mathip_mahop_9x
New Member
Download miễn phí Báo cáo Khảo sát thực tế: Con đường di sản miền Trung
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN MỘT: BÀI THUYẾT MINH ĐIỂM ĐẾN PHONG NHA - KẺ BÀNG 2
PHẦN HAI: ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUẾ 6
1. Huế - dồi dào tài nguyên du lịch văn hoá 6
2. Huế – một kiệt tác thi ca đô thị thiên nhiên, kiến trúc 7
3. Huế- Tài nguyên du lịch sinh thái 8
4. Huế - mảnh đất con người hiếu khách 9
5. Huế luôn tự làm mới mình 11
6. Cơ sở vật chất của ngành du lịch không ngừng được củng cố, xây dựng mới. 12
7. Công tác bảo tồn di tích ở Huế được coi trọng 13
8. Sự quan tâm và chú trọng đầu tư phát triển du lịch Huế của chính quyền địa phương 14
PHẦN BA: NHỮNG CẢM NHẬN VÀ MỘT VÀI ĐỂ XUẤT VỀ CHUYẾN ĐI 19
I. Những cảm nhận về chuyến đi 19
II. Những đề xuất về chuyến đi 20
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-08-03-bao_cao_khao_sat_thuc_te_con_duong_di_san_mien_tr.SDfHRg1r66.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-69829/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
vĩ với vô vàn hình ảnh kỳ thú hiện ra như khêu gợi trí tưởng tượng của con người. Người ta đã khéo đặt tên cho cảnh đẹp nơi đây là Ðộng Phong Nha (Ðộng Răng Gió). Vào mùa nước lớn. nước sông Son dâng cao che khuất cửa hang, thuyền du lịch không vào đây được. Tương truyền hơn một trăm năm về trước, ông vua trẻ Hàm Nghi đã ẩn mình ở đây cùng một số cận thần và ra lời kêu gọi Cần Vương.Cửa động rộng khoảng 20 mét, cao 10 mét, có nhũ đá lô nhô. Bơi thuyền qua cửa hang, động rộng như một cái bát úp trên mặt nước. Nước sông trong veo và phẳng lặng như mặt gương, càng vào sâu ánh sáng càng nhạt dần rồi mất hẳn. Xen lẫn với tiềng mái chèo như có tiếng chiêng "bi ...tùng ...bi" vẳng lên, người bản địa cho rằng đó là âm nhạc trong tiệc riệu của Thần Núi vọng ra... tất cả hợp thành tiếng nhạc, lúc âm u như tiếng chiêng, lúc bập bùng như tiến trống. Ðộng chính của động Phong Nha gồm 14 buồng nối liền bởi một hành lang nước dài đến 1500m. Từ buồng thứ 14 ta còn có thể theo những hành lang hẹp khác đi vào sâu hơn nữa đến những buồng cũng to rộng không kém nhưng có phần nguy hiểm hơn, nơi mà quá trình phong hoá đá vôi vẫn còng tiếp tục. Thuyền ngược dòng độ 800m thì đến chỗ cạn gọi là Hang nước cạn: nước biến đi nhường chỗ cho đá cát. Nhũ đá từ trên rủ xuống, măng đá từ dưới nhô lên tua tủa như cây rừng với những hình dáng kỳ lạ kịch thích trí tưởng tượng.
Phong Nha quý hơn hẳn các điểm du lịch khác ở Việt Nam là động nằm trong khu rừng nguyên sinh Kẻ Bàng dường như còn nguyên sơ và tinh khôi. Cư dân nơi đây vẫn cùng kiệt khó và lạc hậu, trẻ con vẫn hồn nhiên cởi truồng chạy theo khách lạ. Những cư dân bản địa nơi đây mang một phong cách rất riêng. Họ cư xử thân thiện và tình cảm mang tính cách của người nông dân thuần khiết hơn là nhìn nhận du khách như là một cơ hội để tìm kiếm nguồn tài chính. Ðiều này càng đòi hỏi Phong Nha phải biết giữ gìn để thêm hấp dẫn khách du lịch. Hệ thống hang động trong khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng chính là nơi cư trú của các tộc người thiểu số từ lâu đời với nhóm người Rục, ARem, Mã Liềng thuộc tộc người Chứt. Những tộc người này vẫn còn giữ nguyên vẹn các lễ hội dân tộc: lễ cầu mùa, lễ mừng cơm mới, lễ rằm tháng ba... Các điệu hát sắc bùa, hát dân ca, các tập tục văn hoá phong phú và lạ. Mỗi tộc người này có một nền văn hoá riêng rất độc đáo và quý giá có thể khai thác phục vụ du lịch.
Ít ai biết rằng động Phong Nha còn có thể nói là ghi dấu tích cuối cùng của người Chăm ra phía Bắc. Ngay cửa động là chân của 1 pho tượng Chàm bằng đá đã đổ từ bao giờ, có lẽ là di tích đầu tiên của nền văn hoá Chàm mà ta gặp trên đường đi từ Bắc vào Nam báo trước một sêri di tích quý báu của người Chăm tiếp theo vào phía Nam. Sâu trong hang động Bi Ký, người ta còn thấy dấu tích 1 bàn thờ và những chữ Chăm khắc lên vách đá. ngày xưa có 1 tượng đá trên bàn thờ, có hình chữ ''Vạn'' trước ngực nhưng đã bị đổ xuống sông từ lúc nào.
Phong Nha - Kẻ Bàng còn là tài nguyên nhiên nhiên vô giá. Nó có đủ điều kiện để thay mặt cho tất cả các hệ sinh thái núi đá của Việt Nam. Rừng Phong Nha Kẻ Bàng có tới 94% là rừng nguyên sinh, nắng không chạm tới đất vì rừng kín đặc.
Tổng số loài thực vật ở Phong Nha là gần 800 loài, 67 loài thú và 26 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam đặc biệt là Sao la và mang lớn, 15 loài chim có trong sách đỏ Việt Nam, hệ cá đa dạng với 64 loài và cao nhất trong số các khu bảo tồn Việt Nam.
Sự đa dạng sinh học của khu Phong Nha - Kẻ Bàng được quyết định bởi sự đa dạng về sình cảnh: Núi đá vôi, núi đất, sinh cảnh trong các thung lũng, sinh cảnh hang động mà các nơi khác không thể nào có được.
Phong Nha còn mang trên mình tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Khoảng 3km đường dọc theo bờ sông Son, trong đó có bến phà Nguyễn Văn Trỗi (cách cửa động Phong Nha 800m) là một điểm rất ác liệt trong chiến tranh. Nơi đây hoàn toàn có thể mở ra thành 1 tuyến du lịch nhỏ cho du khách. Rồi có thể đi thăm lại hang ''Tám cô'', nơi 8 cô gái Thanh niên xung phong hy sinh khi chưa đầy 20 tuổi.
Nơi đây hội tụ đầy đủ những giá trị về thẩm mĩ, cảnh quan, địa chất, văn hoá, lịch sử, sinh học... duy nhất ở Việt Nam.
Tháng 4 - 1997, một cuộc hội thảo khoa học về di tích danh thắng Phong Nha - Xuân Sơn được tổ chức tại Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu khảo sát cho biết Phong Nha có 7 cái nhất:
1. Hang nước dài nhất
2. Cửa hang cao và rộng nhất
3. Bãi cát và đá rộng đẹp nhất
4. Hồ ngầm đẹp nhất
5. Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất
6. Dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam (13.969 m)
7. Hang khô rộng và đẹp nhất.
PHẦN HAI: ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUẾ
1. Huế - dồi dào tài nguyên du lịch văn hoá
Thừa Thiên - Huế xa xưa đã là nơi hội tụ và giao thoa các yếu tố văn hóa phương Đông và sau này là phương Tây, tạo ra "vùng văn hóa Huế" độc đáo trong đa dạng và phong phú, góp phần làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam.
Cố đô Huế là nơi đang lưu giữ một kho tàng di tích, cổ vật, trong đó quần thể di tích Cố đô đã được UNESCO xếp hạng Di sản văn hóa thế giới với những công trình kiến trúc cung đình và danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Huế còn có một kho tàng văn hóa phi vật thể đồ sộ, các loại hình lễ hội tôn giáo, lễ hội dân gian, lễ hội văn hóa các dân tộc ít người... đặc biệt, nhã nhạc Cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản kiệt tác văn hóa và truyền khẩu của nhân loại. Ngoài ra, Thừa Thiên - Huế còn là nơi có truyền thống cách mạng oanh liệt, nơi lưu giữ nhiều di tích cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều nhà cách mạng tiền bối và nhiều địa danh lịch sử về hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Với các địa danh lịch sử, với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và hai Di sản văn hóa nhân loại đã được xếp hạng, Thừa Thiên - Huế là trung tâm của con đường Hành trình di sản văn hóa thế giới: Hạ Long - Phong Nha - Huế - Hội An - Mỹ Sơn trong mối liên kết với các tuyến du lịch của Hành lang Đông Tây. Quyết định công nhận thành phố Huế là thành phố Festival của Thủ tướng Chính phủ làm cho tỉnh có một lợi thế rất lớn, vì nó cho phép phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn có ý nghĩa quốc gia và quốc tế.
2. Huế – một kiệt tác thi ca đô thị thiên nhiên, kiến trúc
Cho đến tận bây giờ tên gọi Huế có từ khi nào, gốc tích ở đâu thì chưa có một tài liệu nào đề cập đến. Chỉ biết rằng năm 1636, chúa Nguyễn Phúc Lan chọn Kim Long để xây dựng thủ phủ Đàng Trong để rồi từ đó phát triển lên thành Đô thành Phú Xuân, thời chúa Nguyễn Phúc Khoát rồi kinh đô Huế thời vua Quang Trung tiếp sang các triều đại các vua Nguyễn luôn luôn trên địa bàn đô thị như bây giờ. Tính đến nay Huế đã tồn tại tròn 370 năm và dường như vẫn còn nguyên vẹn một đô thị cổ được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX. Quả thật vẻ đẹp Huế chẳng nơi nào có được. Có lẽ, hai yếu tố sơn – thủy là dấu ấn chủ đạo trong tư duy quy hoạch kiến trúc của người xưa. Vậy nên, mãi cho đến ngày nay, Hu...
Tags: giới thiệu về tuyến đường di sản miền trung, báo cáo chuyến đi con đường di sản miền trung, tuyến điểm con đường di sản miền trung, báo cáo thực tế chuyên môn con đường di sản miền trung, BÁO CÁO THỰC TẾ CHUYÊN MÔn con đường di sản miền trung, báo cáo khảo sát đường du lịch, báo cáo miền trung, kết luận luận văn con đường di sản miền trung, khảo sát du lịch con đường di sản miền trung