mydreamhacker

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC

I/ Tổng quan về sáp …………………………………………………………..Trang 4
A/ Định nghĩa và phân loại sáp……………………………………………Trang 4
B/ Tính chất của sáp………………………………………………………..Trang 5
II/ Sáp ong
1) Thành phần hóa học…………………………………………………….Trang 7
2) Tính chất vật lý………………………………………………………....Trang 8
3) Tính chất hóa học……………………………………………………….Trang 8
4) Ứng dụng……………………………………………………………….Trang 9
5) Sáp ong và phương pháp khai thac, chế biến……………………….Trang12
III/ Sáp lông cưu……………………..………………………………….…Trang 13
1) Tính chất và thành phần hóa học………………………...……….….Trang 13
2) Ứng dụng…………………………………………………………..Trang 15
IV/ Sinh tổng hợp sáp………………………………………...…………….Trang 15
V/ Phương pháp phân tích sáp………………….………………………….Trang 19
A/ Phương pháp phân tích sáp đơn giản………………………………..Trang 20
B/ Phương pháp phân tích este của sáp………………………………….Trang 21
VI/ Các quá trình tinh chế sáp các lọai sáp từ sáp tự nhiên
A/ Quá trình chiết tách sáp………………………………………………..Trang 25
B/ Quá trình tách các loại sáp khác nhau……………………………….Trang 25
C/ Định lượng – Định tính sáp………………………………………….Trang 27
Tài liệu tham khảo………………………………………………….Trang 29
I. TỔNG QUAN VỀ SÁP:
A/ Định nghĩa và phân loại sáp:
• Sáp thường được biết tới như là những hợp chất kỵ nước mạch dài, thường được tìm thấy trên bề mặt của cây cỏ và động vật. Bản chất hóa học sáp là ester của acid béo mạch dài và rượu đơn chức mạch dài phân tử lượng lớn. Dạng tổng quát là: R-O-C-R1 Với R: là gốc rượu cetilic, hexacozanol, mantanilic, cerilic, octacozanol, mirixilic…và R1là gốc acid béo như palmitic, cerotic…
• Ở trạng thái tự nhiên, Sáp là những chất rắn ở điều kiện thường, có trong dịch tiết của động vật (sáp ong, sáp cá voi, sáp cá nhà táng…) hay ở dạng dự trữ của một số thực vật (sáp tạo thành lớp mỏng bao phủ trên bề mặt lá, thân, quả của nhiều cây).
• Sáp có tác dụng bảo vệ là chính. Chẳng hạn sáp ong bảo vệ cho ấu trùng ong phát triển bình thường và mật ong khỏi bị hư hỏng; sáp lông cừu (lanolin) giữ cho lông cừu khỏi bị ướt; trực khuẩn lao có vỏ bọc bằng sáp, nên không bị diệt bằng acid và cồn. Ở thực vật, sáp bảo vệ cho lá, quả khỏi bị thấm nước, và ngăn ngừa vi sinh vật thâm nhập vào.
• Những tính chất nêu trên là đủ để phân biệt sáp và những vật phẩm thương mại khác. Trong hóa học, sáp tạo thành khá nhiều lớp hóa chất khác nhau: hydrocarbon, sáp ester, sterol ester, cetone, andehyde, rượu và sterol. Độ dài của những chất này rất khác nhau có thể từ C2 cho đếnC62.
• Sáp được phân loại dựa theo nguồn gốc tạo thành: sáp tự nhiên và sáp nhân tạo.

+Sáp nhân tạo: người ta tạo ra bằng cách ester hóa các sản phẩm oxyhóa của xerezin va parafin với acid béo.

+Sáp tự nhiên: ngoài các ester nói trên, còn có một ít rượu bậc cao tự do và acid bậc cao tự do và một ít hydrocacbon luôn luôn có số C lẻ(27-33), các chất màu và các chất thơm.Hàm lượng tổng số của các tạp chất này có thể đến 50%. Trong sáp thiên nhiên thường gặp các loại rượu có phân tử lớn và các acid béo bậc cao sau:

Acid acid palmitic : CH3-(CH2)14-COOH : Sáp ong, spermaxeti

Acid cacraubic : CH3-(CH2)22-COOH : Sáp của cây cọ

Acid xerotic : CH3-(CH2)24-COOH

Acid montanic : CH3-(CH2)26-COOH : Sáp của ong ,của lá và của quả

Acid melisic : CH3-(CH2)28-COOH

Rượu Ruợu xetylic : CH3-(CH2)14-CH2OH : spermaxeti Rượu xerylic : CH3-(CH2)24- CH2OH : Sáp ong Rượu montanic : CH3-(CH2)26- CH2OH : Sáp của ong, của lá và của quả Rượu mirixylic : CH3-(CH2)28- CH2OH

• Căn cứ vào nguồn gốc sáp tự nhiên lại được chia ra làm 3 lọai gồm sáp động vật, thực vật, và sáp khống.

+ Sáp động vật : tiết ra từ tuyến sáp của côn trùng, tuyến xương cụt của chim và từ tuyến da của động vật có vú. Côn trùng thường dùng sáp làm vật liệu xây dựng.
• Sáp ong, sáp spermaceti (trong mỡ cá voi), sáp mỡ lông (cừu) và sáp lanolin (cũng là một hợp chất mỡ lông cừu) là những loại sáp động vật quan trọng nhất. Trong đó, sáp ong, sáp mỡ lông và sáp lanolin là những sản phẩm phụ từ các ngành công nghệ khác.
+ Sáp thực vật gồm có: sáp carnauba (cọ carnauba – theo từ điển hóa - còn được gọi là sáp Brazil) – được biết đến như là loại sáp phổ biến nhất, sáp ouricouri – một loại sáp thuộc họ cau dừa khác và sáp candelilla. Ba loại sáp trên tạo nên phần chính của sáp thực vật.
Sáp thường có 1 lượng không lớn lắm ở trong thực vật, trên bề mặt của lá, quả, thân cành …chúng có tác dụng bảo vệ trái, lá, thân chống sự xâm nhập của vi sinh vật và môi trường (mất nước, chống thấm nước). Một lượng đáng kể của lớp sáp này là hydrocacbon - dãy parafin.

+ Sáp khoáng: chiết xuất từ than đá linhit hay than bùn nhờ dung môi hữu cơ và
được phân ra sáp dầu mỏ, sáp ozocerite và sáp than nâu (montan). Dựa vào cấu tạo hóa học, sáp thể hiện 1 vùng quang phổ rộng của nhiều hóa chất khác nhau: từ polyethylene, polymer của ethylene oxide, dẫn xuất của sáp than nâu, alkyl ester của monocarboxylic acid, alkyl ester của hydroxy acid, rượu polydric ester của hydroxy acid, sáp Fisher-Tropsch và sáp đã được hyđro hóa cho đến sáp amide mạch dài. Tỉ trọng bằng 1, nhiệt nóng chảy 72-77oC, thành phần chính: acid montanilic và ester của nó
B/ TÍNH CHẤT:

1/ Tính chất vật lý:

• Sáp là chất vô định hình, dễ bị mềm ra khi đun nóng, nóng chảy ở nhiệt độ khoảng 40-90oC.

• Sáp không bị mềm bởi nước, không thấm nước, không dẫn điện, cháy được, không tan trong nước và rượu mạnh, tan tốt trong benzen, chloroform, ete, hòa tan trong các dung môi bão hòa, độ tan phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ.

• Sáp có độ dẻo và nhiệt độ cháy cao.

• Nhiệt độ cháy là nhiệt độ mà tại đó sự cháy bắt đầu xảy ra nếu cho ngọn lửa nhỏ đi qua bề mặt của mẫu sáp.

• Nhiệt hóa dẻo của sáp là nhiệt độ mà tại đó sáp từ thể rắn bắt đầu chuyển thành dạng lỏng. Trái ngược với nhiệt hóa dẻo là nhiệt hóa rắn. Tính chất này được đo như là tỷ sốä phần trăm co rút về thể tích của sáp.

2/ Tính chất hoá học:

• So với mỡ trung tính tất cả các loại sáp đều bền hơn dưới tác dụng của ánh sáng, nhiệt độ, các chất oxi hóa và các yếu tố hóa học khác.

• Ngoài ra sáp cũng khó bị thủy phân, chỉ bị xà phòng hóa trong môi trường kiềm ở 150-160oC và có áp suất.

• Trong môi trường acid, sáp không những không bị thủy phân mà ngược lại, khi đun nóng hỗn hợp rượu cao và acid béo ngay cả khi có mặt của nước cũng có thể xảy ra sự tổng hợp sáp.

Sáp được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như mỹ phẩm hay dược. Đặc biệt là sáp động vật. Sáp động vật được tiết ra từ tuyến giáp của côn trùng, từ tuyến xương cụt của chim và từ tuyến da của động vật có vú. Các côn trùng thường dùng sáp làm vật liệu xây dựng
. Trong đó tiêu biểu là sáp ong và sáp lông cừu.
II. SÁP ONG:

• Tổ ong mật được công nhận là một trong những môi trường sống tinh khiết nhất trên thế giới nhờ vào một chất keo gắn kết gọi là Sáp ong. “Sáp ong” là một từ xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ và được hiểu là “người bảo vệ thành phố” (thành phố ở đây chính là tổ ong).
• Loại sáp này được tạo ra ở phần bụng của con ong (Apis mellifera), Ong sử dụng chúng để nặn thành những lỗ tổ ong, bảo vệ cho ấu trùng ong phát triển bình thường và giữ cho mật ong khỏi bị hư tổn.
• Ong mật thu lượm chất này từ nhiều loài thực vật khác nhau và mang nó về tổ của mình. Tại đây, lũ ong sẽ hòa trộn và làm thay đổi chất này, biến nó thành dạng chất keo giúp hàn kín tổ của chúng lại. Lớp sáp ong này đóng vai trò như là một chất kháng sinh tự nhiên giúp bảo vệ khỏi các sinh vật từ bên ngoài xâm chiếm vào.
• Chất bảo vệ này còn nổi tiếng đối với con người nhờ vào các đặc tính mang đến sức khỏe cho loài người. Người ta đã sử dụng sáp ong trong các phương thuốc cổ truyền từ đầu những năm 300 trước công nguyên.
1) Thành phần hóa học:
• Thành phần chủ yếu của sáp ong là Palmitomilixilic .

• Ngoài ra còn có ester của acid béo không no hypogeic (C16:1 ∆2) với rượu mirixilic, rượu và acid có số C32-C34.
• Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã xác định được các đặc tính có lợi của sáp ong. Sáp ong có chứa các chất caffeic acid phenethyl ester (CAPE) và bioflavonoids. Flavonoids có đến 20 -30 loại khác nhau, trong đó quan trọng nhất là chrysin, pinocembrin và galangin. Khả năng ngăn cản sự hình thành các gốc hóa học tự do của chất flavonoids đã có thể giải thích được một số đặc tính có lợi được tìm thấy trong sáp ong.
• Sáp ong còn chứa các chất monosaccharides, cellulose, các axít amin, các nhóm vitamin như B1, B2, pro-vitamin A, E và D, nicotinic acid, folic acid, các chất khoáng như canxi, magnesium, sắt, đồng, kẽm và manganese. Các chất đã được xác định trong sáp ong hoàn toàn giống với các thành phần có trong thực phẩm, các chất phụ gia thực phẩm và được công nhận là những chất dinh dưỡng an toàn.
2) Tính chất vật lý:
• Sáp ong là một chất rắn vô định hình, thường là màu vàng cho đến màu hổ phách tùy thuộc vào nguồn gốc và khâu chế tạo.
• Maøu saéc cuûa chuùng phuï thuoäc vaøo nhöõng boâng hoa ñöôïc thu thaäp bôûi nhöõng con coân truøng. Có thể gồm sáp trong trắng hay sáp vàng có cấu trúc hạt, có màu vàng nhạt, da cam và nâu, có màu đặc biệt dễ chịu hay sáp trắng ( ngoài không khí hay bởi phương pháp hoá học), có màu trắng hay gần như vàng vàng. Bảo vệ mật ong khỏi hư hỏng và tổn thất, cũng như bào vệ ấu trùng phát triển bình thường. Và có mùi nhẹ.
• Sáp ong có độ hòa tan cao trong benzene, toluene, chloroform và những dung môi hữu cơ phân cực khác.
3) Tính chất hoá học:
• Sáp ong dễ dàng bị xà phòng hóa và nhũ hóa do trong thành phần của nó còn các acid béo tự do, diol và hydroxyacid. Bản báo cáo đầu tiên về việc phân tích sáp được thực hiện bởi Chevreul H năm 1824. Sau khi tiến hành xà phòng hóa, ông ta nhận thấy trong 1g sáp chứa 0,346g lipid có tính acid (có thể là acid margaric, oleic và stearic) và 0,567g phần còn lại không có tính acid không phải là glycerine. Sau này, Brodie BC tiến hành phân tích sáp ong đã phát hiện ra và đặt tên chúng là acid cerotic, mellissic và rượu melissic.

• Phép phân tích hiện đại đã chứng minh sự tồn tại của các thành phần khác nhau: este palmitate, palmitoleate, hydroxypalmitate của các rượu mạch dài (C30-32), (chiếm khoảng 70%-80% khối lượng tổng cộng). Tỷ lệ của triancontanylpalmitate (hay melissylpalmitate, este của rượu C30 với acid béo C16) so với acid cerotic (C26:0), một phần chủ yếu của sáp ong là 6:1. Các ethyleste cũng có mặt, đặc biệt nhiều nhất là ethyl palmitate, ethyl tetracosanoate, và ethyl oleate. Các hydrocacbon béo (10-18% heptacosane, nonacosane và các chất khác có mạch C từ 17-25), các hydrocacbon không no có mạch C từ 21-35 với 1 hay 2 nối đôi trong phân tử, sterol (hơn 2% cholesterol, lanosterol, b-sitosterol), pheromone (geraniol, farnesol) và terpenoid cũng được tìm thấy. Nhiệt độ nóng chảy của chúng vào khoảng 62-65oC.
4) Ứng dụng:
• Saùp ong giuùp baûo quaûn thöïc phaåm raát toát, khoâng tan, raát trôn, khoâng bò taùc ñoâng veà maët hoùa hoïc.
• Sáp ong là một trong những loại sáp hữu dụng và đáng giá nhất. Công dụng của nó không chỉ ở công nghiệp đèn cầy, ngành công nghiệp lâu đời nhất về sáp, mà còn được dùng nhiều trong những ngành công nghiệp khác như công nghiệp tĩnh điện, công nghiệp thực phẩm, giấy và cao su.
• Sáp ong được dùng nhiều để chế sáp nến thờ, vải dầu, giấy dầu, chế matít, chế xi đánh giầy hay xi đánh gỗ.
Nến làm bằng sáp ong tốt hơn nhiều và vô hại

Hơi Iodine là một trong những hợp chất trung gian lý tưởng nhất dùng để tách các lớp lipid từ bảng sắc ký bản mỏng
Những bảng sắc ký bản mỏng thương mại với những chất chỉ dẫn có tính huỳnh quang cũng có thể được dùng và những dải màu có thể quan sát được dưới tia cực tím. Tuy nhiên, nếu dùng dung môi phân cực cao hơn diethyl ether để chiết xuất những thành phần phân cực từ chất nền, những chất chỉ dẫn huỳnh quang có thể cũng bị chiết xuất và những dung môi phụ thêm này có thể tạo ảnh hưởng đến quá trình tinh chế.
Phương pháp không phân hủy: để chiết các lớp lipid từ bảng sắc ký bản mỏng sau khi thực hiện phương pháp không phân hủy, ta loại bỏ silica gel ra một phễu champage (sâm banh) và rửa đi bằng một dung môi thích hợp. Cách khác, loại bỏ silica gel vào một ống nghiệm và chất lipid kỵ nướccòn lại có thể được chiết xuất với diethyl ether bằng cách xoáy ống nghiệm, lắng ly tâm rồi gạn bỏ cặn ether. Lipid phân cực có thể được chiết xuất tương tự bằng cách dùng một dung môi phân cực cao hơn như là chloroform hay methanol.
Sắc ký lỏng cao áp HPLC (high performance liquid chromatography) được dùng nhiều trong việc tách các loại sáp khác nhau từ sáp tự nhiên và định tính chúng, nhưng ứng dụng của nó bị hạn chế bởi sự hiếm hoi của các chất nhận biết thích hợp vì hầu hết các thành phần sáp không có các nhóm mang màu cực tím (ultra-violet chromophore) – đòi hỏi để nhận biết được bằng tia cực tím là phải có bước sóng khoảng 210 nm chỉ một số thành phần với liên kết đôi cô lập và nhóm carbonyl (ester, aldehyde, ceton) nằm trong vùng bước sóng nêu trên).

Hamilton và đồng nghiệp đã nghiên cứu một cách nhận biết khác: nhận biết dựa trên tia hồng ngoại 5.74μm, nhận biết được các thành phần hydrocarbon. Mặc dù độ nhạy không so được với sử dụng tia cực tím, phương pháp này có thể để mọi sản phẩm chảy từ cột (sắc ký) vào công cụ nhận biết (detector).
C/ Ñònh löôïng ñònh tính saùp:
• Sau khi các lớp riêng biệt của sáp đã được chiết, ta phải nhận biết từng lọai sáp. Vì sự phức tạp trong cấu tạo của các chất liệu này, đôi khi phải tổng hợp nhiều phương án để định tính sáp (ví dụ: GC-MS sắc ký khí – sắc phổ khối). Khối phổ là một phương pháp được dùng khá phổ biến. Ta cho 1dòng electron có tốc độ cao đập vào phân tử sáp cần định tính ở trạng thái khí thì electron lớp ngòai cùng bị bật ra khỏi và tạo thành ion phân tử M+ được hình thành:
M + e  M+
• Trong phân tích GC-MS (sắc ký khí – khối phổ) hydrocarbon và nhiều thành phần của sáp ester có thể được phân tích trực tiếp, trong khi rượu mạch dài, aldehyde, và acid béo thường được phân tích như là acetate ester của rượu, dimethylhydrazone của aldehyde và methyl ether của acid béo.
• Việc phân tích sáp ester sau khi thủy phân và biến đổi dẫn xuất sẽ cung cấp thêm thông tin về ester nặng (high molecular weight ester).
Ví dụ: Chuỗi phân nhánh của một thành phần có thể được xem xét trước tiên bằng chỉ số thời gian chậm trễ Rf trong phân tích sắc ký khí, sau đó xác định lại bằng cách biến đổi thành hydrocarbon khử của iodine trung gian với LiAID4 (đuôi nhóm chức gán nhãn bởi nguyên tử deuterium).
• Một tiếp cận tương tự: biến đổi rượu thành alkyl chloride thông qua methanesulfonyl chloride. Phương pháp này dán nhãn đuôi nhóm chức với một nguyên tử chloride, và phổ khối của nó dễ dàng được giải thích nhờ vào đồng vị của chlorine.
Như đã nêu trên, hydrocarbon không bão hòa có thể được phân ly từ hydrocarbon bão hòa và những chất đồng phân dị cấu không bão hòa bằng sắc ký cột hay sắc ký bản mỏng với những chất trung gian: AgNO3, silica gel hay là alumina gel. Vị trí và số liên kết đôi có ảnh hưởng lên tính dễ bay hơi của hydrocarbon, và làm biến đổi chỉ số thời gian chậm trễ trong phân tích sắc ký khí và sắc ký lỏng cao áp HPLC. Vị trí của một liên kết đôi tùy thuộc vào khối phổ của những dẫn xuất của nó, dùng chỉ số ion hóa (mềm) dương hay âm đều được.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top