Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY GIẤY TISSUE SÔNG ĐUỐNG
1. Quá trình hình thành và phát triển:
*Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân công ty giấy tissue Sông Đuống là “Nhà máy Gỗ dán Câù Đuống” thuộc cục công nghiệp nhẹ, bộ công nghiệp, do nước CHXHCN Tiệp Khắc cũ tài trợ, thiết kế và xây dựng sau hoà bình lập lại ở miền Bắc, là cơ sở chế biến gỗ đầu tiên ở nước ta, một trong những “đứa con đàu lòng” đáng tự hào của nền công nghiệp nước nhà.
Sau 6 tháng khảo sát, thăm dò đất
- Tháng 1-1956 khởi công xây dựng
- Ngày 11-7-1959 khánh thành nhà máy
Đất khu sản xuất của nhà máy có diện tích 138329.5 m2, thuộc xã Tiền Phong, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh cũ.
Đất khu công nghiệp có diện tích 42870 m2, thuộc thôn Thanh Am, xã Ngọc Thuỵ, huyện Gia Lâm cũ.
Kể từ tháng 10-1982 nhà máy Gỗ Cầu Đuống ( Công ty giấy Tissue Sông Đuống) nằm trên địa giới hành chính thị trấn Đức Giang, huyện Gia Lâm, Hà Nội nay là phường Đức Giang, quận Long Biên Hà Nội.
Phân chia thời kỳ:
-Thời kỳ 1956-1983: Nhà máy Gỗ dán Cầu Đuống
-Thời kỳ 1984-1987: Xí nghiệp liên hiệp Gỗ Diêm Cầu Đuống.
-Thời kỳ 1988-1992: Nhà máy Gỗ Cầu Đuống.
-Thời kỳ 1993-10/1997: Công ty Gỗ Cầu Đuống.
-Thời kỳ 11/1997-6/2005: Nhà máy Gỗ Cầu Đuống - đơn vị thành viên.
Công ty Giấy Bãi Bằng thuộc tổng Công ty Giấy Việt Nam.
-Thời kỳ 7/2005 đến nay: Công ty Giấy Tissue Sông Đuống trực thuộc Tổng Công ty Giấy Việt Nam.
Hiện nay, ngành nghề kinh doanh của công ty Giấy Tissue Sông Đuống bao gồm:
-Công nghiệp sản xuất giấy và các sản phẩm của giấy.
2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
2.1 Sơ đồ tổ chức.
Từ khi chuyển đổi sang hướng kinh doanh mới, bộ máy tổ chức của công ty đã được thu gọn. Cách tổ chức mới cho thấy hiệu quả rõ rệt, giảm đáng kể chi phí quản lý. Các bộ phận lao động được chuyên môn hoá và nắm giữ những quyền hạn nhất định, được bố trí thành những cấp, những khâu khác nhau nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng và phụ vụ mục đích chung đã xác định của công ty.
Đứng đầu công ty là giám đốc, trực thuộc phụ trách phòng tổng hợp. Tiếp đến là hai phó giám đốc: Một phó giám đốc kỹ thuật sản xuất, một phó giám đốc kinh tế. Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất phụ trách phòng kỹ thuật và bốn phân xưởng: Phân xưởng xeo giấy, phân xưởng gia công, phân xưởng gỗ và phân xưởng bảo dưỡng. Phó giám đốc kinh tế phụ trách ba phòng: Phòng tài chính-kế toán, phòng thị trường, phòng vật tư.
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty Giấy Tissue Sông Đuống.
2.2 Đặc điểm bộ máy quản lý.
Ban giám đốc
- Giám đốc: là người đứng đầu công ty, giám sát các mặt quản lý, tổ chức sản xuất, gia công chế biến và tiêu thụ các loại sản phẩm của công ty theo kế hoạch Tổng công ty duyệt đạt hiệu quả cao.
- Phó giám đốc phụ trách kinh tế: chịu trách nhiệm và công tác kinh tế vật tư và các công tác khác.
- Phó giám đốc phụ trách kỹ thụât sản xuất: chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật sản xuất và các công tác khác được phân công.
Các phòng ban như sau:
- Phòng tổng hợp: tham mưu cho giám đốc về các lĩnh vực: chế độ chính sách của nhà nước đối với người lao động, công tác tổ chức lao động, tiền lương, hành chính, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, công tác bảo vệ, cứu hoả,lưu trữ hồ sơ tài liệu công ty…
- Phòng thị trường: Bán các sản phẩm của công ty sản xuất,kinh doanh các dịch vụ đã được đăng ký trong giấy phép kinh doanh và nghiên cứu thị trường.
- Phòng vật tư: tìm và mua sắm vật tư, nguyên vật liệu, phụ tùng máy móc, thiết bị có chất lượng phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Phòng kỹ thuật: Tổ chức quản lý và thực hiện các lĩnh vực: Kỹ thuật công nghệ, cơ điện…
-Phân xưởng bảo dưỡng: Quản lý kỹ thuật cơ, điện, bảo dưỡng và quản lý bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị của công ty. Gia công, chế tạo phụ tùng thay thế, phục hồi chi tiết máy, thiết bị, thực hiện tốt an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp, chấp hành nội quy lao động, quy trình kỹ thuật và các quy định khác.
- Phân xưởng giấy: Chuẩn bị đầy đủ vật tư, nguyên liệu, thiết bị, máy móc và lao động để sản xuất các sản phẩm giấy theo yêu cầu của công ty. Thực hiện tốt công tác vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động, bảo dưỡng máy móc thiết bị, đảm bảo thực hiện đúng quy trình công nghệ sản xuất, ghi chép số liệu chính xác để làm tốt công tác hạch toán nội bộ.
- Phân xưởng gỗ: Sản xuất các loại gỗ dán, hàng mộc và trang trí nội thất. Chủ động tổ chức tìm nguyên liệu đầu vào và chỉ đạo việc tiếp nhận vật tư, nguyên liệu. Thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh công nghiệp, bảo dưỡng máy móc thiết bị. Tổ chức quản lý, bảo quản và sử dụng hết công suất của máy móc.
- Phân xưởng gia công: Gia công các sản phẩm từ giấy tissue, các sản phẩm giấy in, giấy viết đảm bảo chất lượng, số lượng và đúng thời gian giao hàng. Nghiên cứu thực tế kết hợp với lý thuyết công nghệ để đưa ra sản phẩm đạt chất lượng cao phù hợp với thị trường các thời kỳ. Tổ chức quản lý, bảo quản và sử dụng hết công suất của máy móc.
- Phòng tái chính-kế toán: Quản lý, thực hiện và chịu trách nhiệm về các hoạt động nghiệp vụ tài chính kế toán của công ty. Tổ chức mạng lưới thống kê ghi chép số liệu theo quy định của công ty và nhà nước. Tinh giá thành thức tế các loại sản phẩm, thực hiện thu chi dúng quy định, lập các báo cáo tài chính, quản lý, lưu trữ và giữ bí mật các tài liệu tài chính kế toán, hướng dẫn, phổ biến và thi hành kịp thời các chế độ chính sách về tài chính kế toán.
3. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Quy trình sản xuất sản phẩm giấy của công ty được sản xuất theo mô hình phức tạp kiểu liên tục có chia ra các công đoạn phân xưởng để tiện lợi trong công tác quản lý sản xuất và vận hành thiết bị.
Sơ đồ 2: Dây chuyền công nghệ sản xuất giấy tissue
4. Đặc điểm công tác kế toán tại Công ty
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý,điều kiện và trình đọ quản lý của công ty,bộ máy kế toán tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Tại các phân xưởng không có bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên thống kê các số liệu ban đầu. Định kỳ, các nhân viên thống kê gửi số liệu lên phòng kế toán tài chính để phục vụ cho việc hạch toán toàn nhà máy.
Để phù hợp với quy mô hoạt đông, tiện cho việc phân công lao động, dễ dàng đối chiếu, kiểm tra và cung cấp kịp thời thông tin cho quản lý công ty vân dụng hình thức kế toán Nhật ký- chứng từ. Chi phí sản xuất được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, giá trị nguyên vật liệu xuất kho được tính bình quân sau mỗi lần nhập
Các sổ sách kế toán được sử dụng trong việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty:
-Sổ nhật ký chứng từ:
+Nhật ký chứng từ số 1 (Tiền mặt)
+Nhật ký chứng từ số 2 (Tiền gửi ngân hàng)
+Nhật ký chứng từ số 5 (Phải trả người bán)
+Nhật ký chứng từ số 7 (Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh)
+Nhật ký chứng từ số 10 (Thuế GTGT được khấu trừ)
-Bảng kê:
+Bảng kê số 4 (Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng)
+Bảng kê số 8 (Nhập xuất tồn kho hàng hoá)
-Bảng phân bổ:
+Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
+Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top