Goodwyn

New Member
Download Báo cáo Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân và giải pháp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – chi nhánh Hà Nội


Cùng với quá trình mở cửa và phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam, khách hàng cá nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của các NHTM. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng dành cho cá nhân đặc biệt là các sản phẩm tín dụng đang được các ngân hàng cung cấp rất đa dạng, phong phú và trở thành những công cụ cạnh tranh chủ yếu. Không chỉ những NHTMCP Việt Nam mà các Ngân hàng nước ngoài tên tuổi như HSBC, ANZ, UOB, SCB... hay các Công ty tài chính mới ra đời như PRUFC, SGVF cũng nhảy vào giành giật khách hàng cá nhân.Điều này làm cho mức độ cạnh tranh về nhóm khách hàng này trở nên gay gắt và càng quyết liệt hơn bao giờ hết.
Ngay từ những ngày đầu hoạt động, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã xác định khách hàng cá nhân là đối tượng khách hàng mục tiêu trong định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Kiên định với định hướng hoạt động này, thành tích đạt được trong những năm qua của ACB thể hiện ở vị trí là ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. ACB là ngân hàng đi đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam cung cấp các sản phẩm tín dụng dành cho cá nhân như: cho vay sản xuất kinh doanh; cho vay trả góp mua nhà, nền nhà, sửa chữa nhà; cho vay sinh hoạt tiêu dùng; cho vay du học...
Chính thức có mặt và hoạt động khá sớm tại Hà Nội, NHTMCP Á Châu chi nhánh Hà Nội (ACB Hà Nội) trong thời gian qua đã đạt được kết quả hoạt động khá tốt và đóng góp một phần đáng kể vào sự thành công chung của hệ thống ACB. Hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của ACB Hà Nội được triển khai khá thành công với sự đa dạng về sản phẩm cung cấp, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay của ACB Hà Nội. Tuy vậy, nếu so sánh với tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của toàn hệ thống ACB hay với dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của ngành ngân hàng toàn địa bàn Hà Nội thì dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân của ACB Hà Nội thực sự vẫn còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường, chưa tương xứng với vị thế của ACB.
Trước thực tế đó, việc tìm kiếm những giải pháp nhằm mở rộng cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ACB – Hà Nội là rất cần thiết. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân và giải pháp tại Ngân hàng TMCP Á Châu –chi nhánh Hà Nội”.
Tên báo cáo thực tập: “Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân và giải pháp tại Ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Hà Nội”
Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của báo cáo bao gồm ba phần:
Chương 1: Tổng quan về họat động tín dụng của Ngân hàng thương mại
- Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại NH TMCP Á Châu – trụ sở Hà Nội giai đoạn 2008 -2010
- Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại NHTMCP Á Châu –trụ sở Hà Nội.












CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỌAT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Khái niệm về hoạt động tín dụng Ngân hàng
1.1.1. Khái niệm
Tín dụng Ngân hàng là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các đối tác kinh tế - tài chính của toàn xã hội, bao gồm doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước. 1

1.1.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng
Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong quá trình huy động vốn và cho vay.Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung và điều hòa vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế.Thời hạn cho vay linh hoạt - ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn của khách hàng.Khối lượng tín cho vay lớn. Phạm vi cho vay được mở rộng với mọi ngành, mọi lĩnh vực.Tuy nhiên tín dụng ngân hàng có độ rủi ro cao do việc ngân hàng có thể cho vay số tiền lớn hơn nhiều so với số vốn tự có, hay có sự chuyển đổi thời hạn và phạm vi tín dụng rộng.
1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp vốn cho nhu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - bởi chúng không đủ điều kiện để tham gia vào các thị trường vốn trực tiếp. Hơn thế, khả năng cung ứng vốn của tín dụng ngân hàng còn góp phần đẩy nhanh nhịp độ tích tụ, tập trung vốn và tăng cường khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Tín dụng ngân hàng còn được sử dụng như công cụ để phát triển các ngành kinh tế chiến lược theo yêu cầu của Chính phủ, tăng cường tính linh họat của nền kinh tế, tiết kiệm chi phí lưu thông và tăng tốc độ chu chuyển vốn.2
1.1.4. Phân loại tín dụng ngân hàng
* Căn cứ vào mục đích:
- Cho vay bất động sản: Là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm, xây dựng bất động sản, nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực Công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
- Cho vay Công nghiệp và thương mại: Là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực Công nghiệp, Thương mại và dịch vụ.
- Cho vay Nông nghiệp: Là loại cho vay để trang trải các chi phí như: phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, nguyên liệu lao động….
- Cho vay sinh hoạt: Là loại cho vay đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như: mua sắm các vật dụng đắt tiền (xe, du học….)
* Căn cứ vào thời hạn:
- Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.
- Cho vay trung hạn: Theo quy định hiện nay của NHNN Việt Nam, cho vay trung hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 5 năm. Tín dụng trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư, mua sắm TSCĐ, cải tiến hay đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh…
- Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạn tối đa có thể lên đến 20–30 năm.Tín dụng dài hạn là loại tín dụng được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn: xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới.
* Căn cứ mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:
- Cho vay không đảm bảo: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hay sự bảo lãnh của người thứ ba, việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân.
Đối tượng và điều kiện:
Cá nhân người Việt Nam có Hộ khẩu thường trú/ KT3 tại nơi đăng ký vay và đang công tác tại đơn vị thuộc một trong các loại hình sau: Công ty Nhà nước, Công ty Cổ phần, Công ty Liên doanh, Công ty TNHH Việt Nam, Công ty nước ngoài, Cơ quan hành chính sự nghiệp, Tổ chức - hiệp hội nước ngoài.
Tuổi từ 22 tuổi trở lên và tuổi + thời hạn vay không quá 55 đối với nữ và 60 đối với nam.
Thu nhập ròng hàng tháng
- Từ 6 triệu đồng trở lên tại khu vực TP.HCM và Hà Nội
- Từ 4 triệu đồng trở lên tại các tỉnh hay thành phố khác.
Thâm niên công tác 24 tháng trở lên tại đơn vị hiện tại.
Có điện thoại cố định tại nơi cư trú.
- Cho vay có đảm bảo: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các đảm bảo: thế chấp, cầm cố hay sự bảo lãnh của người thứ ba.
Điều kiện vay vốn: Khách hàng cần có những điều kiện sau:
1. Đại diện hộ kinh doanh, cá nhân có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
2. Có khả năng tài chính và có phương án kinh doanh khả thi.
3. Có tài sản bảo đảm là:
Tài sản của chính Khách hàng.
Tài sản của bên thứ ba đảm bảo cho Khoản vay của Khách hàng.
1.2. Cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM
1.2.1. Khái niệm
KẾT LUẬN
Cho vay KHCN là hoạt động ngày càng có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của các NHTM, đặc biệt là các ngân hàng định hướng phát triển dịch vụ bán lẻ. Hoạt động này không chỉ mang ý nghĩa đối với NHTM trong việc đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn mang lại thu nhập cho các NHTM mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của xã hội, của nền kinh tế, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tính thần của người dân. Trong thời gian qua, hoạt động cho vay KHCN của các NHTM Việt Nam nói chung và ACB–Hà Nội nói riêng đã có những bước phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần được giải quyết, khắc phục và hoàn thiện. Do đó, nghiên cứu các giải pháp mở rộng hoạt động cho vay KHCN tại ACB-Hà Nội là rất cần thiết và có ý nghĩa không chỉ trong phạm vi một chi nhánh NHTM như ACB–Hà Nội.
Qua quá trình nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay KHCN tại ACB-Hà Nội em đã rút ra một số vấn đề như sau: Để có thể mở rộng được hoạt động cho vay KHCN, các NHTM cần thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp từ việc nghiên cứu khách hàng, thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng, cần thực hiện tốt các công tác tiếp thị, quảng bá hình ảnh của ngân hàng cũng như quảng bá các sản phẩm cho vay. Đi đôi với việc xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, quy trình cho vay phải được hoàn thiện đảm bảo việc cấp tín dụng được thực hiện đúng quy định, an toàn chặt chẽ nhưng vẫn phải đảm bảo được đẩy nhanh được thời gian xử lý hồ sơ vay vốn. Để hoạt động cho vay được phát triển bền vững, việc mở rộng cho vay phải gắn liền với việc quản lý tốt chất lượng tín dụng. Ngoài ra, sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành có liên quan như NHNN, các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan hành pháp là điều kiện hết sức quan trọng để mở rộng cho vay KHCN tại các NHTM.
Cuối cùng, em xin trân trọng Thank CN.Vũ Thị Hương Giang - người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện báo cáo này. Đồng thời, em cũng xin Thank các anh/chị phòng Tín dụng, Ngân hàng ACB-Hà Nội đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian em thực tập tại Ngân hàng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

- TS.Tô Kim Ngọc, năm 2004, Giáo trình lý thuyết tiền tệ - Ngân hàng, NXB Thống kê.
- Tài liệu lưu hành nội bộ của Ngân hàng ACB
- Báo cáo tổng kết họat động các năm 2008-2010 của ACB – Hà Nội
- Báo cáo họat động tín dụng các năm 2008-2010 của ACB – Hà Nội
- Kế họach họat động kinh doanh của ACB – Hà Nội năm 2011
- acb.com.vn




BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT


NHTM
Ngân hàng thương mại
KHDN
Khách hàng doanh nghiệp
KHCN
Khách hàng cá nhân
TCTD
Tài chính tín dụng
HMTD
Hạn mức tín dụng
TSĐB
Tài sản đảm bảo
NHTMCP
Ngân hàng thương mại cổ phần
C/A
Credit Analysis
PGD
Phòng giao dịch
PFC
Personal financial consulting
TPHCM
Thành phố Hồ Chí Minh
A/O
Account Officer
TMCP
Thương mại cổ phần


NHNN
Ngân hàng Nhà nước









DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ

Sơ đồ 2.1
Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Hà Nội
12
Bảng 2.1
Tình hình hoạt động huy động vốn tại ACB-Hà Nội
14
Bảng 2.2
Tình hình hoạt động cho vay tại ACB-Hà Nội
14
Bảng 2.3
Dư nợ cho vay KHCN tại ACB-Hà Nội
28
Bảng 2.4
Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN tại ACB-Hà Nội theo sản phẩm
29
Bảng 2.5
Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN trong tổng dư nợ
29
Bảng 2.6
Thu nhập lãi thuần từ hoạt động cho vay KHCN
30
Bảng 3.1
Một số chỉ tiêu kế hoạch cho vay KHCN năm 2011 của ACB-Hà Nội
37


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỌAT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1.Khái niệm về hoạt động tín dụng Ngân hàng 3
1.1.1.Khái niệm 3
1.1.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng 3
1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng 3
1.1.4. Phân loại tín dụng ngân hàng 4
1.2.Cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM 6
1.2.1.Khái niệm 6
1.2.2. Đặc điểm hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại 6
1.2.3. Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân 8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH 10
HÀ NỘI 10
2.1. Khái quát về NHTMCP Á Châu chi nhánh Hà Nội 10
2.1.1. Các thông tin chung 10
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của NHTMCP Á Châu chi nhánh Hà Nội. 11
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Hà Nội 12
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn 2008-2010 13
2.2. THỰC TRẠNG CHO VAY KHCN TẠI NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN 2008-2010 16
2.2.1. Tình hình cho vay cá nhân 16
2.2.1.1. Chính sách cho vay đối với khách hàng cá nhân tại NHTMCP Á Châu 16
2.2.1.2. Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Hà Nội 19
2.2.1.3. Các sản phẩm cho vay đối với khách hàng cá nhân tại NHTMCP Á Châu chi nhánh Hà Nội 22
2.2.1.4. Kết quả hoạt động cho vay KHCN tại NHTMCP Á Châu chi nhánh Hà Nội 27
2.2.2. Các biện pháp đã thực hiện nhằm mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng ACB - chi nhánh Hà Nội. 31
2.2.3. Đánh giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ACB – chi nhánh Hà Nội. 32
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NHTMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH HÀ NỘI 36
3.1. Định hướng hoạt động cho vay KHCN của NHTMCP Á Châu - chi nhánh Hà Nội 36
3.2. Giải pháp mở rộng cho vay KHCN tại NHTMCP Á Châu - chi nhánh Hà Nội 37
3.2.1. Nhóm giải pháp về sản phẩm dịch vụ cung ứng 37
3.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức và nhân sự 38
3.2.3. Nhóm giải pháp về công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm 40
KẾT LUẬN 43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top