thesunshin123

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Thực trạng công tác bảo hộ lao động ở Việt Nam
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BHLĐ 3
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC BHLĐ 3
1. Khái niệm BHLĐ 3
1.1. BHLĐ: 3
1.2.Điều kiện lao động : 3
1.3. Các yếu tố nguy hiểm và có hại: 3
1.4. Tai nạn lao động : 4
1.5. Bệnh nghề nghiệp: 4
2. Mục đích, tính chất, ý nghĩa của công tác Bảo hộ lao động . 5
2.1. Mục đích: 5
2.2. Tính chất của công tác BHLĐ: 5
3. Những nội dung chủ yếu của công tác BHLĐ . 6
3.1. Nội dung KHKT: 7
3.1.1Khoa học về y học lao động : 7
3.1.2 Các ngành khoa học kỹ thuật vệ sinh : 8
3.1.3 Kỹ thuật an toàn: 8
3.1.4 Khoa học kỹ thuật về các phương tiện bảo vệ người lao động . 8
3.2. Nội dung về xây dựng và thực hiện các luật pháp, chính sách chế độ về BHLĐ. 9
3.3 Nội dung giáo dục, vận động quần chúng làm tốt công tác BHLĐ: 9
II.CÁC QUY ĐỊNH NHÀ NƯỚC VỀ BHLĐ . 10
1. Các văn bản của chính phủ . 10
2. Các văn bản liên bộ. 11
III. BỘ MÁY TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CÔNG TÁC BHLĐ. 12
1. Hội đồng BHLĐ doanh nghiệp: 12
2. Phòng ban BHLĐ. 14
2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng ban BHLĐ. 14
IV.CÔNG TÁC BHLĐ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . 17
CHƯƠNG II 20
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TU TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ 20
I. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. 20
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY 22
II- TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY. 23
1.Loại hình và khả năng sản xuất : 23
2. Điều kiện làm việc : 24
3. Thuận lợi : 24
4. Khó khăn và hạn chế : 25
III.TỔ CHỨC BỘ MÁY LÀM CÔNG TÁC BHLĐ. 25
CÔNG TY TU TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ ĐƯỢC THỂ HIỆN 26
Trách nhiệm 26
1. Phó Giám đốc: 27
2. Cán bộ chuyên trách BHLĐ: 27
3. Công đoàn: 27
4. Mạng lưới an toàn viên: 28
IV- VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BHLĐ. 28
IV.1.KẾ HOẠCH BHLĐ: 28
CHƯƠNG III 30
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG 30
I.KHKT BHLĐ : 30
1. Kỹ thuật an toàn. 30
2. Công tác phòng chống cháy nổ ở các xí nghiệp. 32
2.1.Tổ chức lực lượng PCCN của Công ty. 33
2.2.Vấn đề trang bị phương tiện chữa cháy của xí nghiệp. 34
2.3.Kỹ thuật vệ sinh lao động và ĐKLĐ. 35
2.3.1.Các yếu tố vi khí hậu và ánh sáng. 35
2.3.2.Tình hình tiếng ồn. 35
2.3.3.Bụi. 35
2.3.4.Nước thải và chất thải rắn. 36
2.4.Phương tiện bảo vệ cá nhân. 37
2.5.Tình hình chăm sóc sức khoẻ người lao động và Các biện pháp khắc phục, phòng ngừa TNLĐ, BNN. 38
2.5.1.tình hình chăm sóc sức khoẻ NLĐ 38
2.6.Tình hình tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về BHLĐ. 39
CHƯƠNG IV 44
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, KIẾN NGHỊ VỀ 44
CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY 44
I.NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ. 44
1.Nhận xét. 44
1.1.Lãnh đạo Công ty. 44
1.2.Thực hiện kế hoạch BHLĐ. 44
1.3.Đời sống CBCNV. 45
1.4.Việc chấp hành văn bản pháp luật. 45
1.5.Những tồn tại. 45
2.Đánh giá. 46
II.KIẾN NGHỊ 47
1.Về biện pháp tổ chức công tác BHLĐ. 47
2.Chế độ BHLĐ 48
KẾT LUẬN CHUNG 49
LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình hoạt động việc tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội, con người làm việc ở những ĐKLV khác nhau, nhưng cũng thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm độc hại phát sinh trong sản xuất. Các yếu tố này ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ người lao động là nguy cơ gây TNLĐ và BNN. Vì vậy, việc chăm lo cải thiện ĐKLV, bảo đảm AT-VSLĐ cho NLĐ là nhiệm vụ của công tác BHLĐ. Trong đó, hoạt động BHLĐ là hoạt động đồng bộ trên các mặt luật pháp, tổ chức hành chính, kinh tế xã hội, KHKT. Nó gắn liền với hoạt động sản xuất và công tác của con người. Nó phát triển phụ thuộc vào trình độ kinh tế, KHKT và yêu cầu phát triển của mỗi nước. Nhưng dù ở xã hội nào đi chăng nữa thì :”Sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất” vẫn là câu tâm niệm.
Ở Việt nam, công tác BHLĐ được quan tâm ngay từ khi thành lập nước, trong sắc lệnh đầu tiên về lao động đó là sắc lệnh số 29/SL do Hồ Chủ Tịch ký và ban hành năm 1947 đã có những điều quy định về AT-VSLĐ. Cùng với quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, văn bản pháp luật về BHLĐ như: Pháp lệnh đã được hội đồng Nhà nước ban hành tháng 9/1991. Tháng 6/1994 Bộ luật lao động đã được quốc hội thông qua và ban hành, trong đó có toàn bộ chương IX nói về AT-VSLĐ.Đó là những văn bản pháp luật chủ yếu của nước ta về BHLĐ.
Là sinh viên lớp B8-Khoa BHLĐ thuộc trường Đại học Công Đoàn. Để góp phần sức lực của mình vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước qua lĩnh vực BHLĐ nói chung và công tác BHLĐ trong Công ty nói riêng là nhờ việc nối tiếp học hỏi những người đi trước, cùng với kiến thức nhà trường đã trang bị trong 4 năm học.
Đợt đi khảo sát thực tập tại Công ty Tu tạo và Phát triển nhà đã giúp em nắm bắt được trong thực tế việc chỉ đạo và thực hiện công tác BHLĐ của người sử dụng lao động và người lao động. Biết được cách tổ chức công tác BHLĐ và thực trạng công tác BHLĐ của Công ty.

CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BHLĐ

I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC BHLĐ
1. Khái niệm BHLĐ
1.1.. BHLĐ:
BHLĐ mà nội dung chủ yếu là công tác an toàn vệ sinh lao động là các hoạt động đồng bộ trên các mặt luật pháp, tổ chức hành chính, kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ người lao động
Hoạt động bảo hộ lao động gắn liền với hoạt động sản xuất và công tác của con người. Nó phát triển phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế, khoa học, công nghệ và yêu cầu phát triển xã hội của mỗi nước. Bảo hộ lao động là một yêu cầu khách quan để bảo vệ người lao động. Yếu tố chủ yếu và năng động nhất của lực lượng sản xuất xã hội .
1.2.Điều kiện lao động :
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí chúng trong phông gian và thời gian, sự tác động qua lại của chúng với người lao động tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện lao động nhất định cho con người trong quá trình lao động, tình trạng tâm lý của người lao động tại chỗ làm việc cũng được coi như một yếu tố gắn liền với điều kiện lao động.Môi trường lao động là nơi mà ở đó con người trực tiếp làm việc, tại đây thường xuất hiện rất nhiều yếu tố, có thể rất tiện nghi, thuận lợi cho người lao động song cũng có thể rất xấu, khắc nghiệt đối với con người mà ta thường gọi là yếu tố nguy hiểm và có hại .
1.3. Các yếu tố nguy hiểm và có hại:
Trong điều kiện lao động cụ thể, bao giờ cũng xuất hiện những yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, có hại và nguy hiểm có nguy cơ gây ra tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Các yếu tố nguy hiểm có hại phát sinh trong quá trình sản xuất đa dạng và nhiều loại. Đó có thể là:
- Các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, các bức xạ có hại (ion hoá và không ion hoá ), bụi, tiếng ồn, rung, thiếu ánh sáng…
- Các yếu tố hoá học như chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, các chất phóng xạ.
- Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật, siêu vi khuẩn, nấm mốc, các loại ký sinh trùng, các loại côn trùng, rắn...
- Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh, các yếu tố không thuận lợi về tâm lý…
1.4. Tai nạn lao động :
Tai nạn lao động là tai nạn xẩy ra trong quá trình lao động do kết quả của sự tác động đột ngột từ bên ngoài hay làm tổn thương hay làm phá huỷ chức năng hoạt động của một bộ phận nào đó của cơ thể. Khi người lao động bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập vào cơ thể một lượng lớn chất độc, có thể gây chết người ngay lập tức hay hủy hoại chức năng nào đó của cơ thể thì gọi là nhiễm độc cấp tính và cũng được coi là tai nạn lao động .

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top