Dagon

New Member

Download miễn phí Báo cáo Thực trạng hoạt động kinh doanh của khách sạn Sài Gòn





Khách sạn đi vào hoạt động từ năm 1992 thì không thể nói là sớm so với một số khách sạn khác nhưng lại đúng vào thời kỳ mà hoạt động Du lịch Việt Nam khởi sắc, từ 1992 - 1995 hệ thống khách sạn Việt Nam thiếu rất nhiều mà lượng khách Quốc tế đến Việt Nam lại tăng với tốc độ khá nhanh, bình quân 51,3% năm. Vì thế dẫn tới lượng khách sạn bị thiếu một cách trầm trọng, không đáp ứng được nhu cầu của khách. Trong những năm đó mặc dù khách sạn Sài Gòn mới đi vào hoạt động nhưng do có điều kiện kinh doanh thuận lợi nên công suất sử dụng phòng, buồng của khách sạn rất cao và kết quả kinh doanh tốt. Kết quả kinh doanh của khách sạn Sài Gòn là hiệu quả kinh doanh trong quá trình sử dụng các yếu tố bên trong như: Cơ sở vật chất, vốn, lao động. của khách sạn.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Lời mở đầu
Nghị quyết 45/CP của Chính Phủ về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch đã khẳng định “Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước với quan điểm như vậy một trong những nhiệm vụ cụ thể mà nghị quyết 45/CP đã đề ra để thúc đẩy sự nghiệp Du lịch của đất nước “Phát triển nhanh hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển Du lịch”. Mà điển hình là hệ thống khách sạn với các yếu tố: các cơ sở dịch vụ lưu trú, vui chơi giải trí - Đây là một trong những thành phần quan trọng đặc thù trong hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành Du lịch. Hoạt động khách sạn là phần không thể tách rời khỏi hoạt động Du lịch”.
Trong những năm qua nhờ đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước về kinh tế và mở rộng ngoại giao với nhiều nước cộng với điều kiện chính trị ổn định đã tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Với tốc độ nhanh, tính đến năm 1997 đã lên tới 1,7 triệu khách Quốc tế thêm vào đó số lượng khách trong nước đi du lịch ở Việt Nam cũng đã tăng đáng kể. Khách sạn - cơ sở vật chất của ngành du lịch cũng đã được các ban ngành, đoàn thể, công ty trách nhiệm hữu hạn, đối tác liên doanh với nước ngoài - đã đổ xô vào việc nâng cấp, cải tạo xây dựng mới các khách sạn với hy vọng thu được lợi nhuận cao ở các ngành kinh doanh dịch vụ này. Vì vậy đã làm cho số lượng khách sạn tăng lên một cách đột biến, làm mất cân bằng giữa cung và cầu, công suất sử dụng phòng thấp, các khách sạn đua nhau hạ giá để cạnh tranh khách. Vì vậy đã đặt các nhà quản lý vào những trăn trở làm thế nào để khẳng định được vị trí của khách sạn mình trên thương trường.
Khách sạn Sài Gòn cũng nằm trong số đó. Do vậy các nhà quản lý phải làm thế nào, và đã làm được gì để hoạt động kinh doanh của khách sạn mình có hiệu quả ngày càng phát triển và nâng cao hơn nữa. Qua đó báo cáo tổng hợp về khách sạn trong thời gian những năm gần đây phần nào đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn.
chương I
những vấn đề chung về khách sạn Sài Gòn
I-/ Quá trình hình thành, phát triển của khách sạn
1.1 Khách sạn Sài Gòn được thành lập theo nghị định 28/HĐBT ngày 22 tháng 3 năm 1989 của HĐBT giữa hai doanh nghiệp quốc doanh trong nước là công ty dịch vụ Du lịch đường sắt Hà Nội và công ty Du lịch thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó vốn đóng góp của công ty dịch vụ Du lịch đường sắt Hà Nội là 51% và công ty Du lịch thành phố Hồ Chí Minh là 49%.
Được Tổng giám đốc Liên hiệp đường sắt Việt Nam đồng ý và Bộ giao thông vận tải ra quyết định 358/-358QĐ/TTCB-LĐ ngày 28 tháng 2 năm 1991 về việc thành lập công ty liên doanh khách sạn Hồng Hà và quyết định 584QĐ/TCCB - LĐ ngày 6 tháng 4 năm 1992 đổi tên khách sạn Đường Sắt - 80 Lý Thường Kiệt cũ thành khách sạn Sài Gòn.
Sau 14 tháng cải tạo và xây dựng đến ngày 27 tháng 10 năm 1992 khách sạn chính thức mở cửa và đón khách liên tục cho đến nay.
Khách sạn được xếp hạng 3 SAO gồm 5 tầng trong đó tầng 1 được dùng để tổ chức các hoạt động chung như phòng lễ tân, bếp nhà hàng và một số hoạt động khác nhằm giúp cho hoạt động của khách sạn được thuận lợi hơn, còn tầng 2, 3, 4, 5 được dùng để kinh doanh dịch vụ lưu trú với 44 phòng và được chia ra làm 4 thứ hạng phòng khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách có thể lựa chọn phù hợp với sự mong muốn và khả năng thanh toán của họ.
Khách sạn có một nhà hàng mở liên tục từ 6 giờ sáng đến 22 giờ đêm và có khả năng phục vụ được 80 khách. Ngoài ra còn có 2 phòng đa năng khác có thể nhận đặt tiệc, sinh nhật, có 4 phòng Massage và một văn phòng cho thuê dùng cho tổ chức hội nghị, hội thảo.
2-/ Bộ máy tổ chức, quản lý của khách sạn.
Khách sạn Sài Gòn có hội đồng quản trị gồm 5 người. Trong đó Công ty dịch vụ du lịch Đường Sắt Hà Nội có 3 người còn phía bên Công ty du lịch thành phố Hồ Chí Minh có 2 người. Hội đồng quản trị được Bộ Giao thông vận tải ra quyết định công nhận. Chủ tịch Hội đồng quản trị phía công ty dịch vụ Du lịch Đường sắt giữ chức.
Ban giám đốc của khách sạn gồm 2 người được Bộ giao thông vận tải bổ nhiệm. Giám đốc do công ty Du lịch thành phố Hồ Chí Minh cử.
Ngoài ra còn có 9 bộ phận trực thuộc trong khách sạn với 75 cán bộ công nhân viên được phân bổ như sau:
1. Tiếp tân : 10 người
2. Quản lý buồng và công trình : 19 người
3. Phòng kế toán thống kê : 6 người
4. Nhà hàng Sài Gòn : 12 người
5. Nhà bếp : 10 người
6. Đội kỹ thuật : 7 người
7. Ban bảo vệ : 4 người
8. Hành chính nhân sự, hàng hoá : 4 người
9. Kinh doanh tiếp thị : 3 người
Số cán bộ công nhân viên này đều được đào tạo, sử dụng, quản lý tốt. Có 22 người tốt nghiệp đại học, 2 người có 2 bằng đại học, 10 người đã tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành du lịch - khách sạn - ăn uống, 13 người đang du học nước ngoài bằng thứ 2 và thứ 3.
Qua quá trình công tác, làm việc và một phần do ảnh hưởng (tác động) của kinh tế, chính sách mà hiện nay khách sạn đã tinh giảm xuống còn 75 người, tức là đã giảm 8 người so với năm 1997. Tổ chức bộ máy của khách sạn phân bổ rất gọn nhẹ, được thể hiện qua sơ đồ tổ chức khách sạn dưới đây.
giám đốc
phó giám đốc
Tổ kế toán tài vụ
Tổ tiếp tân
Tổ buồng
Tổ chức nhân sự
Hành chính nhân sự
Khối
ăn - uống
Tổ kỹ thuật bảo trì
Tổ bếp
Tổ bản
Bar
sơ đồ tổ chức khách sạn Sài gòn
- Bộ máy tổ chức, hoạt động Marketing của khách sạn:
Phòng Marketing của khách sạn gồm 3 người trong đó có 1 trưởng phòng và 2 nhân viên. Với một khách sạn 3 SAO thì có thể thấy bộ máy tổ chức hết sức gọn nhẹ.
+ Chúng ta có thể tìm hiểu và xác định được kích thước tập hợp sản phẩm.
Về phòng ngủ: được chia làm 4 loại: Loại 1, 2, 3, 4 trong đó có 16 phòng đơn và 28 phòng đôi.
Về ăn uống: khách sạn có một nhà hàng phục vụ được 80 người cho việc đặt tiệc đứng, tiệc ngồi, sinh nhật ăn bình thường, phục vụ các món ăn Âu - á.
Về dịch vụ khác: cho thuê phòng họp, dịch vụ giặt là, massage, cho thuê văn phòng đại diện, photocopy, điện thoại, telex...
+ Thị trường truyền thống của khách sạn: Khách sạn đón và phục vụ chủ yếu là khách du lịch quốc tế đến khách sạn.
+ Chiến lược cạnh tranh mà doanh nghiệp đang sử dụng đó là chính sách giá.
3-/ Các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
Khách sạn Sài Gòn đi vào kinh doanh cũng như các khách sạn khác: kinh doanh lưu trú, kinh doanh ăn uống, kinh doanh các dịch vụ khác. Trong đó kinh doanh dịch vụ lưu trú là chính. Năm 1997 công suất phòng của khách sạn là 55,8% sang năm 1998 là 52,7% giảm 3,1%.
4-/ Môi trường kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật kinh doanh của khách sạn.
- Môi trường kinh doanh của khách sạn khá thuận lợi.
Thứ nhất: khách sạn nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội nơi có nhiều cơ quan Nhà nước, nơi có nhiều điểm tham quan du lịch: Hồ Gươm, Hồ Tây, Phố cổ Hà Nội, các viện bảo tàng... Đây là nơi thu hút rất nhiều khách công vụ, đặc biệt ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top