kelbin_lei
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Báo cáo thực tập Tại Tập đoàn Phú Thái
Lời nói đầu
ở nước ta từ khi chuyển dịch từ cơ cấu quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, nền kinh tế chung của cả nước đã có một bước tiến rõ rệt. Đây là một quá trình phát triển đem lại nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên nền kinh tế thị trường cũng đã bắt buộc các doanh nghiệp cố gắng đổi mới cách nhìn và hướng kinh doanh để có thể đứng vững và phát triển trên thị trường.
Trong thời gian gần đây kinh doanh theo triết lý Marketing tuy còn khá mới mẻ ở nước ta song đã chiếm một vị trí quan trọng đặc biệt trong các chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp cho dù đó là các doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh thương mại, dịch vụ.
Tuy thời gian thực tập chưa được nhiều ở tập đoàn Phú Thái nhưng em đã có điều kiện tìm hiểu về các chiến lược kinh doanh của tập đoàn đặc biệt là các chiến lược Marketing. Để viết được bài báo cáo tổng hợp này em đã được sự giúp đỡ tận tình của ban quản trị tập đoàn và các thầy giáo hướng dẫn.
Bài viết gồm có 6 chương
Chương I: Quá trình ra đời và phát triển của tập đoàn
Chương II: Kế hoạch, chiến lược chỉ tiêu chất lượng mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp
Chương III. Vấn đề phát triển và quản lý nguồn nhân lực
Chương IV: Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp về vấn đề quản lý chất lượng
Chương V: Hoạt động Marketing và các chính sách căn bản
Chương VI: Tình hình quản lý các yếu tố vật chất kinh doanh và các hoạt động khác
Mặc dù có nhiều cố gắng song do năng lực còn hạn chế và thời gian thực tập chưa nhiều nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong Ban quản trị Tập đoàn và các thầy giáo hướng dẫn giúp đỡ để em hoàn thành tốt báo cáo tổng hợp thực tập tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chương I
Quá trình ra đời và phát triển của tập đoàn
1. Quá trình ra đời và các giai đoạn thay đổi hình thức pháp lý
- Tập đoàn Phú Thái
Tên giao dịch: Phú Thái Grap
Địa chỉ: 4 - 5IF Thành Công - Đống Đa - Hà Nội
Tập đoàn Phú Thái được thành lập ngày 05 - 10 - 1993 theo Quyết định số 5518 - QĐ - UB ngày 24 - 09 - 1993 của chủ tịch UBND TP. Hà Nội.
Đây là một Công ty TNHH được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp của nhà nước CHXHCN Việt Nam. Tập đoàn Phú Thái không có cơ quan chủ quản, chủ sở hữu là một số cá nhân đứng lên góp vốn thành lập doanh nghiệp.
Tập đoàn Phú Thái bao gồm 3 Công ty chính
1.1. Công ty TNHH Phú Thái
Tên giao dịch: Phú Thái Company Ltd.
Trụ sở chính: 4 - 5 IF Thành Công - Đống Đa - Hà Nội
Thành lập 10 - 1993
Số vốn pháp định 2,7 tỷ VNĐ
Đây là Công ty kinh doanh và phân phối hàng tiêu dùng bao gồm 8 chhi nhánh
- Bộ phận kinh doanh hàng tiêu dùng số I ( 12 - Đoàn Thị Điểm - Hà Nội)
- Bộ phận kinh doanh hàng tiêu dùng số II ) 248 Văn Chương - Hà Nội)
- Bộ phận kinh doanh hàng tiêu dùng số III ( 12 Đặng Tiến Đông - Hà Nội)
- Bộ phận kinh doanh hàng tiêu dùng số IV ( Số 6 Chùa Bộc - Hà Nội)
- Bộ phận kinh doanh hàng tiêu dùng số V ( D7 Phương Mai - Hà Nội)
- Bộ phận kinh doanh hàng tiêu dùng số VI ( 4 - 5 Thành Công - Hà Nội)
- Bộ phận kinh doanh hàng tiêu dùng số VII Tại Hải Phòng ( 14 - Trần Khánh Dư - Ngô Quyền - Hải Phòng)
- Bộ phận kinh doanh hàng tiêu dùng số VIII Tại thành phố Hồ Chí Minh (26 Đường 281 Lý Thường Kiệt - P15 - Quân 11 - TP. HCM)
1.2. Công ty TNHH Phú Thành
Tên giao dịch: Phú Thành Company Ltd.
Địa chỉ giao dịch 4 - 5 IF Thành Công - Đống Đa - Hà Nội
Số vốn pháp định: 1,6 tỷ VNĐ
Thành lập tháng 5 - 1997 theo quyết định số 3065 GP/TLDN của chủ tịch UBND TP. Hà Nội
Đây là Công ty chuyên kinh doanh nội thất và xây dựng
1.3. Công ty Dược Đông Đô
Tên giao dịch: Đông Đô Pharmaceutical Company Ltd.
Địa chỉ: P14/A1 - IF1 Thành Công - Đống Đa - Hà Nội
Số vốn pháp định: 1,4 tỷ VNĐ
Công ty chuyên kinh doanh mặt hàng dược phẩm được thành lập tháng 3 - 1996 theo quyết định số 2340 GP - UB của chủ tịch UBND TP. Hà Nội
Cả 3 Công ty trên có đủ tư cách pháp nhân, hoạt động và hạch toán độc lập với nhau, có nghĩa vụ và trách nhiệm độc lập về thuế, tài chính, thu nhập... Tuy nhiên trên thực tế 3 Công ty cùng thuộc một chủ sở hữu. Các chiến lược kinh doanh và các chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực.... đều phải thông qua bộ phận quản lý cấp cao của tập đoàn.
2. Quá trình phát triển
Tập đoàn Phú Thái khi mới được thành lập chỉ là một Công ty kinh doanh hàng tiêu dùng cỡ nhỏ với số vốn pháp định là 50 triệu VNĐ. Số nhân viên thời điểm đó chỉ khoảng 10 nhân viên. Sau 10 năm đổi mới phát triển cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thị trường ở nước ta ngày này tập đoàn đã vượt lên một Công ty kinh doanh lớn với nhiều sản phẩm kinh doanh trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Hiện nay tổng số vốn pháp định của tập đoàn là 4,6 tỷ VNĐ
Tổng số TSCĐ hơn 10 tỷ VNĐ chưa kể đến đất đai sử dụng và kinh doanh Số vốn lưu động gần 100 tỷ VNĐ ngoài ra còn có thêm số vốn góp vay từ các nhân viên của Công ty , từ ngân hàng và từ người thân.... số vốn góp này được tập đoàn trả lãi theo lãi suất ngân hàng.
Doanh số trung bình 500 tỷ VNĐ/năm
Doanh thu trung bình khoảng 270 tỷ VNĐ/ năm
Tốc độ tăng trưởng trung bình 5%/năm
Tập đoàn Phú Thái hiện nay có 5000 nhà phân phối phụ và các đại lý, thay mặt ở trên 35 tỉnh thành của cả nước.
Số nhân viên tại Hà Nội của tập đoàn khoảng 600 nhân viên chưa kể đến đội ngũ bán hàng ở các bộ phận, chi nhánh.
Hệ thống các cửa hàng, văn phòng giao dịch, giới thiệu sản phẩm được bố trí rộng khắp tại các khu vực kinh doanh sôi động. Hệ thống kho tàng được bố trí phù hợp ở nhiều địa điểm thuận lợi cho việc kinh doanh.
3. Các sản phẩm kinh doanh của các hoạt động liên doanh liên kết.
Tập đoàn Phú Thái là tập đoàn kinh doanh thương mại sản phẩm chủ yếu của tập đoàn là phân phối cho các Công ty nước ngoài như P & G, Oral - B, ASC... Ngoài ra tập đoàn còn nhập trực tiếp các hàng hoá từ các nước để kinh doanh trong nước.
Mục tiêu kinh doanh của tập đoàn là lựa chọn các sản phẩm chất lượng, các nhà cung cấp uy tín và giá cả của sản phẩm phải phù hợp để có thể kinh doanh có lãi, kinh doanh lâu dài trong nước.
3.1. Hệ thống kinh doanh hàng tiêu dùng ( Công ty TNHH Phú Thái).
* Bộ phận kinh doanh hàng tiêu dùng số II ( 248 Văn Chương - Hà Nội)
- Nhà phân phối P & G Việt Nam
- Sữa Fore most
- Hàng nhập khẩu Malaysia
+ Phân phối trực tiếp giao hàng tận tay khách hàng qua lực lượng bán hàng của Công ty.
+ Phân phối thông qua hệ thống của hàng bán và giới thiệu sản phẩm của Công ty. Các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm có hai chức năng chính: chức năng quảng cáo, giới thiệu khuếch trương sản phẩm của Công ty trên thị trường và chức năng bán và giao hàng cho các khách hàng là các đại lý bán hàng của Công ty, các khách hàng trong vai trò kênh Marketing trung gian.
4.4. Xúc tiến khuếch trương:
Công ty tham gia hội chợ, quảng cáo trên báo, tạp chí, trên mạng Intarnet, quảng cáo qua ti vi, đài khuyến mịa trong các dịp lễ tết.
Mục tiêu của hoạt động truyền thông là kích thích tiêu thụ, Marketing trực tiếp, quan hệ quần chúng, thông báo đến khách hàng mục tiêu sự tồn tại và giá trị của sản phẩm.
Người làm truyền thông phải theo dõi xem có bao nhiêu người trên thị trường biết đến sản phẩm, dùng thử nó và hài lòng với nó. Cuối cùng tất cả hoạt động truyền thông phải được quản lý và phối hợp thống nhất để đảm bảo sự nhất quán, phân bổ thời gian thích hợp và hiệu quả của chi phí.
5. Phương pháp đánh giá mức độ thoả mãn của khách hàng
Cách thức để tiếp cận khách hàng thông qua lực lượng bán hàng với phương châm dịch vụ là chủ yếu
Có hai phương pháp đánh giá mức độ thoả mãn của khách hàng
* Phương pháp thống kê điều tra: kết hợp với hãng, lập các phiếu điều tra, bảng câu hỏi trắc nghiệm để thăm dò ý kiến của khách hàng. Tất cả các thông tin sẽ được đưa về nhà sản xuất để phân tích và xử lý thông tin.
* Phương pháp đánh giá mức độ thoả mãn khách hàng đưa vào sức tiêu thụ doanh só bán là chủ yếu để quyết định có quảng cáo hay không và đưa ra các chính sách Marketing khác.
6. Định hướng hoạt động Marketing trong thời gian tới
6.1. Chinh sách sản phẩm
Chiến lược phát triển sản phẩm của Công ty trong những năm tới theo hai hướng.
+ Tăng chủng loại và chất lượng sản phẩm có cho thị trường hiện tại
+ Sản phẩm mới cho thị trường mới
Theo hướng 1: Công ty tăng cường các sản phẩm hoá mỹ phẩm, trang điểm nhập từ Hàn Quốc, các loại đồ điện gia dụng ấm, phích điện.... nhập từ Hàn Quốc, Trung Quốc, các loại rượu nhập ngoại.
Theo hướng 2: Công ty mở rộng thị trường các tỉnh phía Nam các tỉnh khu vực lân cận Hà Nội.
6.2. Chiến lược giá
Trong tương lai gần Việt Nam sản xuất nhập AFTA, thuế quan ưu đã có hiệu lực chung với nhiều chủng loại mặt hàng. Đây là cơ hội cho việc giảm giá hàng nhập khẩu của Công ty tuy nhiên Công ty đứng trước thực tế khó khăn là sản phẩm của đối thủ cạnh tranh cũng sẽ giảm giá. Vì vậy các nhà quản trị Marketing cần có các chính sách Marketing - Mix đòi hỏi các quyết định về giá phải đảm bảo tính nhất quán với các quyết định về sản phẩm, kênh phân phối và xúc tiến bán hàng cụ thể.
+ Giá và các chiến lược khác của Marketing - Mix đòi hỏi phải có sự hỗ trợ lẫn nhau để Công ty thực hiện được chiến lược định vị và các mục tiêu đã chọn.
+ Sự lựa chọn về giá phải được đặt trên cơ sở của các sự lựa chọn về các biến số khác của Marketing đã được thông qua.
6.3. Chính sách phân phối
Công ty TNHH Phú Tháiđã và đang áp dụng các hình thức phân phối, phân phối trực tiếp giao hàng tận tay khách hàng qua lực lượng bán hàng của Công ty. Phân phối thông qua hệ thống của hàng bán và giới thiệu sản phẩm của Công ty. Sắp tới Công ty có kế hoạch phân phối thông qua các kênh Marketing giãn luồng phân phối này bao gồm các nhà buôn lớn, các Công ty thương mại tham gia vào quá trình tiêu thụ hàng hoá đến các tỉnh.
Đây là lực lượng chuyên về bán hàng và có các kênh tiêu thụ bán lẻ nhỏ hơn để cung cấp hàng hoá tận tay đến người tiêu dùng.
6.4. Xúc tiến khuếch trương
Công ty tích cực tham gia vào các hội chợ, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình. Đẩy mạnh hoạt động bán hàng cá nhân tăng khả năng phục vụ khách hàng tăng doanh số bán.
Chương VI
Tình hình quản lý các yếu tố vật chất kinh doanh và các hoạt động khác
1. Tình hình quản lý các yếu tố vật chất kinh doanh
Về tình hình sử dụng đất đai: Văn phòng Công ty Sở chính Công ty là thuộc sở hữu Công ty, địa điểm còn lại các bộ phận kinh doanh 1....6, các chi nhánh là đơn vị thuế.
Tổng tài sản cố định: 10 tỷ đồng chưa kể đất đai
Vốn lưu động 50 tỷ đồng
Nguồn vốn chủ yếu của Công ty là vốn góp, vốn vay ngân hàng, vay cán bộ công nhân bằng hình thức nhân viên bán hàn, kho, thủ quỹ, thế chấp 5 triệu đồng vay người thân tất cả đều trả theo lãi suất ngân hàng.
Do là doanh nghiệp tư nhân nên lợi nhuận của Công ty sau khi đã trừ đi các khoản nộp ngân sách chi phí trong kinh doanh trả lương nhân viên còn lại thuộc về công chủ
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 1998 cho đến nay đã đi vào ổn định, tăng trưởng và có lãi.
2. Các hoạt động khác
* Đối với hàng tồn kho thủ quỹ kho có nhiệm vụ thường xuyên cung cấp số liệu hàng tuần, hàng tháng quản lý theo nguyên tắc: nhập trước xuất trước, nhập sau xuất sau, thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng các sản phẩm nếu lượng tồn kho quá nhiều sẽ đưa ra các giải pháp tình thế như: chương trình khuyến mại trưng bày, thưởng doanh số.
* Công ty quản lý hành chính quy chế nộ bộ thông qua nội quy lao động, quy chế trả lượng, tuyển dụng tiếp nhận nhân viên, chế độ công tác trong và ngoài nước. Tạo điều kiện cho nhân viên tham gia bảo hiểm xã hội, công đoàn...
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Báo cáo thực tập Tại Tập đoàn Phú Thái
Lời nói đầu
ở nước ta từ khi chuyển dịch từ cơ cấu quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, nền kinh tế chung của cả nước đã có một bước tiến rõ rệt. Đây là một quá trình phát triển đem lại nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên nền kinh tế thị trường cũng đã bắt buộc các doanh nghiệp cố gắng đổi mới cách nhìn và hướng kinh doanh để có thể đứng vững và phát triển trên thị trường.
Trong thời gian gần đây kinh doanh theo triết lý Marketing tuy còn khá mới mẻ ở nước ta song đã chiếm một vị trí quan trọng đặc biệt trong các chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp cho dù đó là các doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh thương mại, dịch vụ.
Tuy thời gian thực tập chưa được nhiều ở tập đoàn Phú Thái nhưng em đã có điều kiện tìm hiểu về các chiến lược kinh doanh của tập đoàn đặc biệt là các chiến lược Marketing. Để viết được bài báo cáo tổng hợp này em đã được sự giúp đỡ tận tình của ban quản trị tập đoàn và các thầy giáo hướng dẫn.
Bài viết gồm có 6 chương
Chương I: Quá trình ra đời và phát triển của tập đoàn
Chương II: Kế hoạch, chiến lược chỉ tiêu chất lượng mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp
Chương III. Vấn đề phát triển và quản lý nguồn nhân lực
Chương IV: Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp về vấn đề quản lý chất lượng
Chương V: Hoạt động Marketing và các chính sách căn bản
Chương VI: Tình hình quản lý các yếu tố vật chất kinh doanh và các hoạt động khác
Mặc dù có nhiều cố gắng song do năng lực còn hạn chế và thời gian thực tập chưa nhiều nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong Ban quản trị Tập đoàn và các thầy giáo hướng dẫn giúp đỡ để em hoàn thành tốt báo cáo tổng hợp thực tập tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chương I
Quá trình ra đời và phát triển của tập đoàn
1. Quá trình ra đời và các giai đoạn thay đổi hình thức pháp lý
- Tập đoàn Phú Thái
Tên giao dịch: Phú Thái Grap
Địa chỉ: 4 - 5IF Thành Công - Đống Đa - Hà Nội
Tập đoàn Phú Thái được thành lập ngày 05 - 10 - 1993 theo Quyết định số 5518 - QĐ - UB ngày 24 - 09 - 1993 của chủ tịch UBND TP. Hà Nội.
Đây là một Công ty TNHH được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp của nhà nước CHXHCN Việt Nam. Tập đoàn Phú Thái không có cơ quan chủ quản, chủ sở hữu là một số cá nhân đứng lên góp vốn thành lập doanh nghiệp.
Tập đoàn Phú Thái bao gồm 3 Công ty chính
1.1. Công ty TNHH Phú Thái
Tên giao dịch: Phú Thái Company Ltd.
Trụ sở chính: 4 - 5 IF Thành Công - Đống Đa - Hà Nội
Thành lập 10 - 1993
Số vốn pháp định 2,7 tỷ VNĐ
Đây là Công ty kinh doanh và phân phối hàng tiêu dùng bao gồm 8 chhi nhánh
- Bộ phận kinh doanh hàng tiêu dùng số I ( 12 - Đoàn Thị Điểm - Hà Nội)
- Bộ phận kinh doanh hàng tiêu dùng số II ) 248 Văn Chương - Hà Nội)
- Bộ phận kinh doanh hàng tiêu dùng số III ( 12 Đặng Tiến Đông - Hà Nội)
- Bộ phận kinh doanh hàng tiêu dùng số IV ( Số 6 Chùa Bộc - Hà Nội)
- Bộ phận kinh doanh hàng tiêu dùng số V ( D7 Phương Mai - Hà Nội)
- Bộ phận kinh doanh hàng tiêu dùng số VI ( 4 - 5 Thành Công - Hà Nội)
- Bộ phận kinh doanh hàng tiêu dùng số VII Tại Hải Phòng ( 14 - Trần Khánh Dư - Ngô Quyền - Hải Phòng)
- Bộ phận kinh doanh hàng tiêu dùng số VIII Tại thành phố Hồ Chí Minh (26 Đường 281 Lý Thường Kiệt - P15 - Quân 11 - TP. HCM)
1.2. Công ty TNHH Phú Thành
Tên giao dịch: Phú Thành Company Ltd.
Địa chỉ giao dịch 4 - 5 IF Thành Công - Đống Đa - Hà Nội
Số vốn pháp định: 1,6 tỷ VNĐ
Thành lập tháng 5 - 1997 theo quyết định số 3065 GP/TLDN của chủ tịch UBND TP. Hà Nội
Đây là Công ty chuyên kinh doanh nội thất và xây dựng
1.3. Công ty Dược Đông Đô
Tên giao dịch: Đông Đô Pharmaceutical Company Ltd.
Địa chỉ: P14/A1 - IF1 Thành Công - Đống Đa - Hà Nội
Số vốn pháp định: 1,4 tỷ VNĐ
Công ty chuyên kinh doanh mặt hàng dược phẩm được thành lập tháng 3 - 1996 theo quyết định số 2340 GP - UB của chủ tịch UBND TP. Hà Nội
Cả 3 Công ty trên có đủ tư cách pháp nhân, hoạt động và hạch toán độc lập với nhau, có nghĩa vụ và trách nhiệm độc lập về thuế, tài chính, thu nhập... Tuy nhiên trên thực tế 3 Công ty cùng thuộc một chủ sở hữu. Các chiến lược kinh doanh và các chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực.... đều phải thông qua bộ phận quản lý cấp cao của tập đoàn.
2. Quá trình phát triển
Tập đoàn Phú Thái khi mới được thành lập chỉ là một Công ty kinh doanh hàng tiêu dùng cỡ nhỏ với số vốn pháp định là 50 triệu VNĐ. Số nhân viên thời điểm đó chỉ khoảng 10 nhân viên. Sau 10 năm đổi mới phát triển cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thị trường ở nước ta ngày này tập đoàn đã vượt lên một Công ty kinh doanh lớn với nhiều sản phẩm kinh doanh trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Hiện nay tổng số vốn pháp định của tập đoàn là 4,6 tỷ VNĐ
Tổng số TSCĐ hơn 10 tỷ VNĐ chưa kể đến đất đai sử dụng và kinh doanh Số vốn lưu động gần 100 tỷ VNĐ ngoài ra còn có thêm số vốn góp vay từ các nhân viên của Công ty , từ ngân hàng và từ người thân.... số vốn góp này được tập đoàn trả lãi theo lãi suất ngân hàng.
Doanh số trung bình 500 tỷ VNĐ/năm
Doanh thu trung bình khoảng 270 tỷ VNĐ/ năm
Tốc độ tăng trưởng trung bình 5%/năm
Tập đoàn Phú Thái hiện nay có 5000 nhà phân phối phụ và các đại lý, thay mặt ở trên 35 tỉnh thành của cả nước.
Số nhân viên tại Hà Nội của tập đoàn khoảng 600 nhân viên chưa kể đến đội ngũ bán hàng ở các bộ phận, chi nhánh.
Hệ thống các cửa hàng, văn phòng giao dịch, giới thiệu sản phẩm được bố trí rộng khắp tại các khu vực kinh doanh sôi động. Hệ thống kho tàng được bố trí phù hợp ở nhiều địa điểm thuận lợi cho việc kinh doanh.
3. Các sản phẩm kinh doanh của các hoạt động liên doanh liên kết.
Tập đoàn Phú Thái là tập đoàn kinh doanh thương mại sản phẩm chủ yếu của tập đoàn là phân phối cho các Công ty nước ngoài như P & G, Oral - B, ASC... Ngoài ra tập đoàn còn nhập trực tiếp các hàng hoá từ các nước để kinh doanh trong nước.
Mục tiêu kinh doanh của tập đoàn là lựa chọn các sản phẩm chất lượng, các nhà cung cấp uy tín và giá cả của sản phẩm phải phù hợp để có thể kinh doanh có lãi, kinh doanh lâu dài trong nước.
3.1. Hệ thống kinh doanh hàng tiêu dùng ( Công ty TNHH Phú Thái).
* Bộ phận kinh doanh hàng tiêu dùng số II ( 248 Văn Chương - Hà Nội)
- Nhà phân phối P & G Việt Nam
- Sữa Fore most
- Hàng nhập khẩu Malaysia
+ Phân phối trực tiếp giao hàng tận tay khách hàng qua lực lượng bán hàng của Công ty.
+ Phân phối thông qua hệ thống của hàng bán và giới thiệu sản phẩm của Công ty. Các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm có hai chức năng chính: chức năng quảng cáo, giới thiệu khuếch trương sản phẩm của Công ty trên thị trường và chức năng bán và giao hàng cho các khách hàng là các đại lý bán hàng của Công ty, các khách hàng trong vai trò kênh Marketing trung gian.
4.4. Xúc tiến khuếch trương:
Công ty tham gia hội chợ, quảng cáo trên báo, tạp chí, trên mạng Intarnet, quảng cáo qua ti vi, đài khuyến mịa trong các dịp lễ tết.
Mục tiêu của hoạt động truyền thông là kích thích tiêu thụ, Marketing trực tiếp, quan hệ quần chúng, thông báo đến khách hàng mục tiêu sự tồn tại và giá trị của sản phẩm.
Người làm truyền thông phải theo dõi xem có bao nhiêu người trên thị trường biết đến sản phẩm, dùng thử nó và hài lòng với nó. Cuối cùng tất cả hoạt động truyền thông phải được quản lý và phối hợp thống nhất để đảm bảo sự nhất quán, phân bổ thời gian thích hợp và hiệu quả của chi phí.
5. Phương pháp đánh giá mức độ thoả mãn của khách hàng
Cách thức để tiếp cận khách hàng thông qua lực lượng bán hàng với phương châm dịch vụ là chủ yếu
Có hai phương pháp đánh giá mức độ thoả mãn của khách hàng
* Phương pháp thống kê điều tra: kết hợp với hãng, lập các phiếu điều tra, bảng câu hỏi trắc nghiệm để thăm dò ý kiến của khách hàng. Tất cả các thông tin sẽ được đưa về nhà sản xuất để phân tích và xử lý thông tin.
* Phương pháp đánh giá mức độ thoả mãn khách hàng đưa vào sức tiêu thụ doanh só bán là chủ yếu để quyết định có quảng cáo hay không và đưa ra các chính sách Marketing khác.
6. Định hướng hoạt động Marketing trong thời gian tới
6.1. Chinh sách sản phẩm
Chiến lược phát triển sản phẩm của Công ty trong những năm tới theo hai hướng.
+ Tăng chủng loại và chất lượng sản phẩm có cho thị trường hiện tại
+ Sản phẩm mới cho thị trường mới
Theo hướng 1: Công ty tăng cường các sản phẩm hoá mỹ phẩm, trang điểm nhập từ Hàn Quốc, các loại đồ điện gia dụng ấm, phích điện.... nhập từ Hàn Quốc, Trung Quốc, các loại rượu nhập ngoại.
Theo hướng 2: Công ty mở rộng thị trường các tỉnh phía Nam các tỉnh khu vực lân cận Hà Nội.
6.2. Chiến lược giá
Trong tương lai gần Việt Nam sản xuất nhập AFTA, thuế quan ưu đã có hiệu lực chung với nhiều chủng loại mặt hàng. Đây là cơ hội cho việc giảm giá hàng nhập khẩu của Công ty tuy nhiên Công ty đứng trước thực tế khó khăn là sản phẩm của đối thủ cạnh tranh cũng sẽ giảm giá. Vì vậy các nhà quản trị Marketing cần có các chính sách Marketing - Mix đòi hỏi các quyết định về giá phải đảm bảo tính nhất quán với các quyết định về sản phẩm, kênh phân phối và xúc tiến bán hàng cụ thể.
+ Giá và các chiến lược khác của Marketing - Mix đòi hỏi phải có sự hỗ trợ lẫn nhau để Công ty thực hiện được chiến lược định vị và các mục tiêu đã chọn.
+ Sự lựa chọn về giá phải được đặt trên cơ sở của các sự lựa chọn về các biến số khác của Marketing đã được thông qua.
6.3. Chính sách phân phối
Công ty TNHH Phú Tháiđã và đang áp dụng các hình thức phân phối, phân phối trực tiếp giao hàng tận tay khách hàng qua lực lượng bán hàng của Công ty. Phân phối thông qua hệ thống của hàng bán và giới thiệu sản phẩm của Công ty. Sắp tới Công ty có kế hoạch phân phối thông qua các kênh Marketing giãn luồng phân phối này bao gồm các nhà buôn lớn, các Công ty thương mại tham gia vào quá trình tiêu thụ hàng hoá đến các tỉnh.
Đây là lực lượng chuyên về bán hàng và có các kênh tiêu thụ bán lẻ nhỏ hơn để cung cấp hàng hoá tận tay đến người tiêu dùng.
6.4. Xúc tiến khuếch trương
Công ty tích cực tham gia vào các hội chợ, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình. Đẩy mạnh hoạt động bán hàng cá nhân tăng khả năng phục vụ khách hàng tăng doanh số bán.
Chương VI
Tình hình quản lý các yếu tố vật chất kinh doanh và các hoạt động khác
1. Tình hình quản lý các yếu tố vật chất kinh doanh
Về tình hình sử dụng đất đai: Văn phòng Công ty Sở chính Công ty là thuộc sở hữu Công ty, địa điểm còn lại các bộ phận kinh doanh 1....6, các chi nhánh là đơn vị thuế.
Tổng tài sản cố định: 10 tỷ đồng chưa kể đất đai
Vốn lưu động 50 tỷ đồng
Nguồn vốn chủ yếu của Công ty là vốn góp, vốn vay ngân hàng, vay cán bộ công nhân bằng hình thức nhân viên bán hàn, kho, thủ quỹ, thế chấp 5 triệu đồng vay người thân tất cả đều trả theo lãi suất ngân hàng.
Do là doanh nghiệp tư nhân nên lợi nhuận của Công ty sau khi đã trừ đi các khoản nộp ngân sách chi phí trong kinh doanh trả lương nhân viên còn lại thuộc về công chủ
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 1998 cho đến nay đã đi vào ổn định, tăng trưởng và có lãi.
2. Các hoạt động khác
* Đối với hàng tồn kho thủ quỹ kho có nhiệm vụ thường xuyên cung cấp số liệu hàng tuần, hàng tháng quản lý theo nguyên tắc: nhập trước xuất trước, nhập sau xuất sau, thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng các sản phẩm nếu lượng tồn kho quá nhiều sẽ đưa ra các giải pháp tình thế như: chương trình khuyến mại trưng bày, thưởng doanh số.
* Công ty quản lý hành chính quy chế nộ bộ thông qua nội quy lao động, quy chế trả lượng, tuyển dụng tiếp nhận nhân viên, chế độ công tác trong và ngoài nước. Tạo điều kiện cho nhân viên tham gia bảo hiểm xã hội, công đoàn...
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: