khanh_alexander

New Member
Download Báo cáo Tóm tắt ngành giấy Việt Nam

Download Báo cáo Tóm tắt ngành giấy Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
1. Tổng Quan . 2
1.1. Lịch sửhình thành & phát triển . 2
1.2. Các sản phẩm giấy . 2
1.3. Cơcấu theo sởhữu . 2
2. Nguyên liệu giấy . 3
2.1. Các loại nguyên liệu giấy . 3
2.2. Vùng nguyên liệu cho các nhà máy giấy . 4
2.3. Biến động giá bột giấy . 5
2.4. Các dựán mởrộng năng lực sản xuất bột giấy . 5
2.5. Trình độcông nghệngành giấy Việt Nam - Ảnh hưởng đến môi trường và năng lực cạnh tranh . 6
3. Cung – cầu nội địa . 6
3.1. Sản xuất giấy trong nước . 7
3.2. Tiêu thụgiấy nội địa . 8
4. Xuất nhập khẩu giấy .9
4.1. Xuất khẩu giấy . 9
4.2. Nhập khẩu giấy . 9
5. Thịphần và thịtrường . 10
6. Biến động giá các sản phẩm giấy . 11
7. Chính sách thuếvà ảnh hưởng của việc gia nhập WTO đối với ngành giấy . 12
8. Phân tích theo mô hình five forces . 13
9. Phân tích SWOT . 14
10. Triển vọng ngành giấy Việt Nam . 15
11. Thống kê sốliệu doanh nghiệp niêm yết . 16



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

hà nước chưa có chính
sách khuyến khích thu gom cũng như chưa có hành lang pháp lý điều hành hoạt động này do đó tỉ
lệ thu hồi giấy đã qua sử dụng ở Việt Nam rất thấp chỉ khoảng 25% so với 38% ở Trung Quốc hay
65% ở Thái Lan.
Bảng 5: Tình hình sử dụng giấy tái chế ở Việt Nam (1999-2007)
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Giấy tái chế (tấn) 240.500 233.966 329.157 481.650 522.262 533.000 708.500 903.045
Thu gom (tấn) 120.960 153.626 194.618 242.675 280.079 331.751 388.645 450.058
Nhập khẩu (tấn) 119.540 80.341 134.540 238.975 242.184 201.249 319.856 452.988
Tỉ lệ giấy thu hồi trong tổng
NLSX giấy (%)
53% 48% 50% 62% 65% 62% 64% 70%
Tỉ lệ thu hồi giấy đã qua sử
dụng (%)
24% 24% 24% 25% 25% 25% 25% 25%
Nguồn: Tạp chí công nghiệp giấy tháng 1/2009
2.2. Vùng nguyên liệu cho các nhà máy giấy
Khả năng đáp ứng nhu cầu thấp và không đồng đều. Vùng nguyên liệu tập trung chủ yếu ở miền
Bắc và miền Trung trong khi năng lực sản xuất lại tập trung phần lớn ở miền Nam.
Tổng diện tích vùng nguyên liệu (bao gồm: rừng tự nhiên, rừng trồng, đất trống đồi núi trọc) của
Việt Nam là 1,548 ngàn ha và tập trung chủ yếu ở Đông Bắc Bộ và Tây Nguyên. Tuy nhiên hiện
nay khả năng cung cấp của rừng hiện tại trên thực tế còn khá thấp do phần lớn các địa phương
chưa tận dụng được hết diện tích đất trống đồi núi trọc. Diện tích đất phù hợp chiếm dưới 70%
tổng diện tích vùng nguyên liệu của các khu vực. Trong đó, khả năng cung ứng so với tổng nhu
cầu hiện tại là không đồng đều và ở mức thấp. Tỉnh Hòa Bình hiện đang là nơi có khả năng cung
ứng tốt nhất (72% nhu cầu khảo sát), xếp thứ 2 là Thanh Hóa (70,1%), các tỉnh thành phố còn lại
khả năng cung ứng thấp hơn chỉ từ 2 – 63,5% và không đồng đều.
Theo qui hoạch, vùng nguyên liệu cho ngành giấy tập trung phát triển ở 6 vùng bao gồm: Trung
Tâm Bắc Bộ, Thanh Hóa, Duyên Hải Trung Bộ, Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Tây Nguyên với tổng diện
tích rừng 763 ngàn ha. Phấn đấu đến năm 2020 sẽ đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu cho tổng
công suất toàn ngành là 1.536 ngàn tấn/năm với 2 vùng nguyên liệu chính là Trung Tâm Bắc Bộ
và Duyên Hải Trung Bộ. Một điểm đáng lưu ý là, trong khi vùng nguyên liệu đều tập trung ở Miền
Bắc và Miền Trung thì năng lực sản xuất giấy tập trung lớn nhất ở Miền Nam. Do vậy, các nhà
máy sản xuất bột từ nguyên liệu nguyên nguyên thủy tại Miền Nam hiện nay đang gặp vấn đề về
nguồn nguyên liệu. Các doanh nghiệp chỉ tập trung sản xuất bột từ giấy phế liệu. Các nhà máy
giấy tại Miền Nam cũng phải nhập khẩu bột giấy với số lượng lớn do ở Việt Nam chưa có doanh
nghiệp sản xuất bột giấy thương mại.
PHÒNG PHÂN TÍCH - CTCK HABUBANK 5
BÁO CÁO TÓM TẮT
2.3. Biến động giá bột giấy
Sản xuất giấy bằng nguyên liệu bột giấy từ gỗ, chi phí nguyên liệu chiếm từ 45%-65% giá thành
sản phẩm 1. Cùng với việc hàng năm các doanh nghiệp giấy Việt nam phải nhập khẩu một lượng
bột giấy lớn thì việc biến động giá bột giấy có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp giấy trong nước.
Hình 2:Biến động giá bột giấy giao ngay, CIF, Châu Á (2005-2009)
Đơn vị: USD/tấn
0
200
400
600
800
1000
T12/2005 T1/2008 T4/2008 T7/2008 T10/2008 T1/2009 T4/2009 T7/2009
Bột Kraft gỗ mềm tẩy trắng (NBSK)
Bột Kraft gỗ cứng tẩy trắng (Bạch Đàn-Braxin)
Kraft gỗ mềm không tẩy
Nguồn: HBBS thu thập từ các số liệu của Viện Công nghiệp giấy và xenluylo và tạp chí Công
nghiệp giấy
Từ tháng 12/2005 đến tháng 7/2008 giá bột giấy liên tục tăng. Tuy nhiên bắt đầu từ tháng 8/2008
dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu với hàng loạt dây chuyền sản xuất bột
bị đóng cửa, tiêu dùng giấy giảm sút trầm trọng đã đẩy giá bột giấy vào sự suy giảm chưa từng có,
tốc độ ngày càng nhanh hơn, giá bột giấy chạm đáy vào T2/2009 thấp hơn cả giá bột giấy vào
năm 2005.
Bắt đầu từ tháng 3/2009 giá bột giấy thế giới có xu hướng phục hồi do nhu cầu của Trung Quốc
tăng cao. 6 tháng đầu năm nhập khẩu bột của Trung Quốc đã đạt 7 triệu tấn, tăng 41% so với
cùng kỳ năm trước. Đến tháng 7 năm 2009 giá bột giấy các loại đã tăng tối thiểu 20% so với mức
đáy trước đó, tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều so với mức đỉnh vào hồi tháng 8/2008. Các chuyên gia
dự báo rằng giá bột giấy trong những tháng tới có khả năng tiếp tục tăng lên do nhu cầu tích trữ
bột của Trung Quốc tiếp tục tăng cao nhằm dự trữ bột cho các nhà máy xeo giấy mới sẽ hoạt động
vào năm 2010 và việc ngưng sản xuất của nhiều nhà máy bột trước đây đã dẫn đến tính trạng
khan hiếm bột.
2.4. Các dự án mở rộng năng lực sản xuất bột giấy
Hàng loạt các dự án bột đang được triển khai đầu tư. Lượng bột nhập khẩu dự kiến sẽ giảm do
nhu cầu trong nước giảm và một số dự án lớn cũng đi vào hoạt động.
Theo kế hoạch đến năm 2012 hàng loạt dự án sản xuất bột lớn, cả bột hóa (bột nấu tẩy cho sợi
dài) và bột cơ (bột mài) đồng loạt đi vào hoạt động, khi đó năng lực sản xuất bột giấy toàn ngành
sẽ tăng rất cao. Năm 2008 Việt Nam nhập khẩu khoảng 155.000 tấn bột các loại và năm 2009
lượng bột nhập được đoán sẽ giảm do nhu cầu trong nước giảm và một số dự án lớn đi vào
hoạt động.
Theo hiệp hội giấy Việt Nam (VPPA) năng lực sản xuất bột của Việt Nam năm 2008 đã tăng thêm
20.000 tấn. Từ năm 2009 đến cuối năm 2011 hàng loạt dự án lớn sẽ đi vào hoạt động, năng lực
sản xuất bột của ngành giấy Việt Nam sẽ tăng thêm 1,9 triệu tấn vào năm 2011. Theo tính toán
của VPPA, năm 2011 tổng năng lực sản xuất của ngành giấy là 2,2 triệu tấn bột trong khi tiêu dùng
trong nước dự kiến là 1,6 triệu tấn năm 2015. Do đó Việt Nam hoàn toàn có thể xuất khẩu bột giấy
vào tương lai không xa.
1 TS. Vũ Hùng Phương, “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế”, 2008.
PHÒNG PHÂN TÍCH - CTCK HABUBANK 6
BÁO CÁO TÓM TẮT
Nhìn chung từ 2009 đến 2011, công suất các nhà máy giấy của Việt Nam hiện nay sẽ tăng thêm
khoảng 100 – 330 nghìn tấn bột/năm.
2.5. Trình độ công nghệ ngành giấy Việt Nam - Ảnh hưởng đến môi trường và năng
lực cạnh tranh
Nhìn chung trình độ công nghệ của ngành giấy Việt Nam rất lạc hậu. Điều này gây ra ô nhiễm môi
trường trầm trọng và cũng làm giảm năng lực cạnh tranh của ngành giấy.
Hiện nay ở Việt Nam có 3 phương pháp sản xuất bột giấy chính là phương pháp sử dụng hóa
chất, phương pháp cơ-lý, phương pháp tái chế giấy loại, đều là các phương pháp sử dụng nhiều
hóa chất, năng lượng tạo ra sản phẩm sản xuất giấy in báo, sản phẩm không đòi hỏi chất lượng
cao v.v. Công nghệ sản xuất bột giấy bao gồm công nghệ bột sulfat tẩy trắng, công nghệ sản xuất
bột theo phương pháp hóa nhiệt cơ, và phương pháp xút không thu hồi hóa chất, hay công nghệ
sản xuất theo phương pháp kiềm lạnh – đều là công nghệ lạc hậu và dẫn tới các vấn đề về môi
trường.
Theo số liệu thống kê cả nước có gần 500 doanh nghiệp sản xuất giấy nhưng chỉ có khoảng 10%
doanh nghiệp...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top