lehieu_2111

New Member

Download miễn phí Báo cáo Tổng kết hoạt động khuyến nông giai đoạn 1993-2005 và định hướng từ 2006 đến 2010





MỤC LỤC
 
MỞ ĐẦU .Tr.1
 
Phần thứ nhất
KHUYẾN NÔNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1993-2004 - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG THÀNH TỰU Tr.2
 
I. Tổ chức hệ thống khuyến nông . Tr.2
II. Chính sách khuyến nông .Tr.3
1. Chính sách tài chính Tr.3
2. Xã hội hóa công tác khuyến nông .Tr.4
III. Kết quả hoạt động khuyến nông .Tr.6
1. Xây dựng các mô hình trình diễn (28 chương trình) .Tr.6
2. Thông tin, đào tạo và tăng cường năng lực .Tr.19
3. Hợp tác quốc tế về khuyến nông .Tr.21
4. Các hoạt động khác .Tr.22
1. Tham gia nghiên cứu khoa học và phối kết hợp giữa khoa học và khuyến nông. . Tr.22
2. Tư vấn-dịch vụ khuyến nông . .Tr.23
3. Thi đua, khen thưởng .Tr.23
IV. Đánh giá chung về công tác khuyến nông giai đoạn 1993-2004 .Tr.24
 
Phần thứ hai
ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG
GIAI ĐOẠN 2005-2010 .Tr.26
I. Mục tiêu . .Tr.30
II. Nội dung . .Tr.27
1.Thông tin tuyên truyền .Tr.27
2. Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo Tr.28
3. Xây dựng mô hình trình diễn và chuyển giao khoa hoc công nghệ Tr.28
4. Tư vấn và dịch vụ khuyến nông Tr.29
III. Các giải pháp .Tr.30
1. Quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực .Tr.30
2. Chính sách tài chính khuyến nông .Tr.32
3. Khoa học công nghệ .Tr.33
4. Hợp tác quốc tế .
.Tr.34
5. Xã hội hóa khuyến nông .Tr.34
 
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .Tr.35
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

theo dõi về chăn nuôi lợn còn quá thiếu, 50% trung tâm khuyến nông các tỉnh chỉ có một người kiêm nhiệm chuyển giao kỹ thuật cho cả 3 loài gia súc, gia cầm như lợn, gà, trâu bò, điển hình như một số tỉnh vùng Trung du Miền Núi : Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Giang, Bắc Giang… dẫn đến hạn chế hiệu quả của mô hình.
b. Chương trình khuyến nông cải tạo đàn bò
Chương trình đã thu hút trên 482.000 hộ của gần 50 tỉnh tham gia, trong đó có 27 tỉnh trọng điểm. Tổng kinh phí khuyến nông cải tạo đàn bò là 212 tỷ đồng (vốn dự án Ngân hàng Thế giới 117 tỷ, vốn khuyến nông địa phương 72 tỷ, vốn khuyến nông trung ương 23 tỷ) .
Các giống bò Red Sindhi, Sahiwal, Brahman đã được lai với bò vàng Việt Nam để nâng khối lượng bò cái từ 170kg lên 220 - 250kg, tỷ lệ thịt xẻ từ 40% tăng lên 47%, năng suất sữa từ 400 - 450kg lên 1.200kg/con/chu kỳ. Chương trình đã mở 30 lớp truyền giống nhân tạo bò cấp quốc gia, đào tạo 720 dẫn tinh viên chính quy, trên 2.000 dẫn tinh viên cấp huyện và 6.000 khuyến nông viên chăn nuôi-thú y. Huấn luyện kỹ thuật cho 51.400 lượt hộ. Số bò cái được phối giống là 1.017.456 con (trong đó thụ tinh nhân tạo chiếm 54%). Số bê lai sinh ra 650.000 con, tỷ lệ nuôi sống đạt 95%. Khối lượng bê lai sơ sinh tăng 60 - 70% so với bê nội. Khối lượng bò cái lai 2 năm tuổi đạt 200 kg, tăng 35 - 40% so với bò cái nội. Qua 10 năm tỷ lệ đàn bò lai cả nước tăng từ 10% lên 25% so với tổng đàn. Đàn bê lai ngày càng phát triển, đặc biệt là ở Sơn La, Thái Nguyên, KonTum …
Chương trình cải tạo đàn bò đã mang lại hiệu quả rõ rệt, được nông dân các tỉnh nhiệt tình hưởng ứng. Chương trình chẳng những góp phần nâng cao tầm vóc đàn bò vàng Việt nam, làm cơ sở cho việc lai tạo tiếp theo hướng chuyên thịt hay sữa, mà còn tăng thu nhập cho người lao động, giúp gần nửa triệu hộ chăn nuôi bò lai có thu nhập tăng trên 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, chương trình có một số tồn tại : thiếu đực giống đạt tiêu chuẩn chất lượng; việc áp dụng kỹ thuật truyền tinh nhân tạo còn hạn chế do thiếu dẫn tinh viên giỏi hay do địa bàn phân tán.
c. Chương trình khuyến nông chăn nuôi bò sữa năng suất cao
Chương trình khuyến nông bò sữa được thực hiện ở 20 tỉnh và một số đơn vị, có trên 2.000 hộ nông dân tham gia với 5.340 bò cái sữa, kinh phí được hỗ trợ 15,3 tỷ đồng. Năng suất sữa của bò trong các mô hình cao hơn năng suất của bò sữa đại trà từ 15 -20%. Tỷ lệ bò cái đẻ thường xuyên cho sữa đạt 60%. Bò cái lai hướng sữa đẻ lứa 1 đạt 3.000 - 3100 kg sữa/chu kỳ, đẻ lứa thứ 2 đạt 3.400 - 3.600 kg/chu kỳ (trước là 2.500 kg/chu kỳ). Sản lượng sữa của các mô hình chăn nuôi bò đạt trên 10.000 tấn.
Hiệu quả của chương trình là tạo được động lực, khuyến khích nông dân đầu tư phát triển chăn nuôi bò sữa, góp phần tăng đàn bò sữa trong cả nước. Đến nay đã có 32 tỉnh, thành phố phát triển chăn nuôi bò sữa với tổng đàn gần 100.000 con, trong đó nhập khẩu trên 10.000 con, tổng sản lượng sữa đạt 140.000 tấn/năm. Hình thành vùng chăn nuôi bò sữa tập trung ở Tp. Hồ Chí Minh, Hà Tây, Hà Nội, Bình Dương, Bình Định, Thanh Hoá, Tuyên Quang, Sơn La, Vĩnh Phúc…, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến sữa, từng bước hạn chế nhập khẩu sữa từ nước ngoài. Các lớp huấn luyện chuyên đề về chăn nuôi bò sữa cũng đã được tiến hành ở các tỉnh có yêu cầu phát triển chăn nuôi bò sữa. Chỉ tính trong 2 năm 2002 và 2003, Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia đã mở 26 lớp cho gần 700 cán bộ kỹ thuật và nông dân ở 24 tỉnh thành trong cả nước.
Bên cạnh những ưu điểm, chương trình khuyến nông chăn nuôi bò sữa còn một hạn chế lớn nhất, đó là xuất hỗ trợ thấp, khó đáp ứng nhu cầu của một mô hình chăn nuôi công nghệ cao. Đầu tư hỗ trợ trong thời gian tới cần tăng thêm và cần tập trung vào những vùng có điều kiện phát triển bền vững đàn bò sữa.
d. Chương trình khuyến nông chăn nuôi gia cầm
Từ năm 1995 đến nay, do nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, gà thả vườn lông mầu như gà Lương Phượng, Kabir, Sasso, JA-57... và một số gà lai như Lương Phượng lai gà Ri, BT1, BT2; các giống vịt và ngan như Super M, ngan Pháp dòng R31, R51, R71…đã được chú ý và phát triển mạnh. Các giống gia cầm và thuỷ cầm này có chất lượng thịt thơm ngon, ít mỡ, da vàng và mỏng, thích ứng với điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam. Trong gần 10 năm qua, chương trình đã được triển khai ở 64 tỉnh, thành phố cả nước, chuyển giao trên 650.000 gia cầm giống mới (gà, vịt, ngan) cho các hộ nông dân. Kinh phí triển khai là 18,53 tỷ đồng. Ngoài các mô hình chăn nuôi thương phẩm, còn có các mô hình chăn nuôi sinh sản, nuôi gia cầm bố mẹ, nhằm cung cấp con giống tại chỗ cho các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Đàn gia cầm đưa vào nông hộ đều cho kết quả tốt. Các chỉ tiêu tăng trọng, tiêu tốn thức ăn, tỷ lệ nuôi sống…đều đạt và vượt mức các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đề ra. Tỷ lệ nuôi sống ở các mô hình đều đạt từ 90 % trở lên. Gia cầm nuôi từ 70-90 ngày tuổi đạt khối lượng 1,8-2,0 kg/con (đối với gà), từ 2,5-3,2 kg/con (đối với ngan). Chương trình chăn nuôi gia cầm đã trở thành “cứu cánh cho nông dân”, góp phần giúp hàng vạn hộ gia đình xoá đói giảm nghèo. Nuôi 100 con gà, vịt hay ngan Pháp có thể thu lãi từ 300.000-500.000 đồng. Có những hộ thu được từ 800.000-1.000.000 đồng sau 2-3 tháng nuôi như ở Cao Bằng, Bắc Giang, Thanh Hoá, Yên Bái, Lạng Sơn, Nam Định, Hưng Yên và nhiều tỉnh khác.
Đây là một chương trình mang lại hiệu quả kinh tế cao, dễ đầu tư, vốn không cần lớn, quay vòng nhanh và dễ tổ chức. Về mặt xã hội, các mô hình đã thực sự tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức của người nông dân, từ chăn nuôi tự túc, tự cấp sang chăn nuôi hàng hoá, coi như một nghề, có đầu tư, áp dụng các quy trình kỹ thuật
Tuy các mô hình đều cho hiệu quả kinh tế khả quan, song chương trình có thể tốt hơn nếu được tăng cường số cán bộ theo dõi ở các cơ sở khuyến nông tỉnh, huyện và áp dụng đúng đắn các quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi (chuồng trại đảm bảo, đủ trang thiết bị và diện tích sân chơi ....).
Ngoài 4 chương trình khuyến nông chăn nuôi trọng điểm nêu trên, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia còn hướng dẫn các tỉnh thực hiện một số chương trình khuyến nông chăn nuôi khác phù hợp với đặc thù và điều kiện phát triển ở địa phương như:
- Chương trình phát triển đàn ong nội: đã tạo thành một nghề cho lợi nhuận tương đối cao với vốn đầu tư ít, quay vòng vốn nhanh và tận dụng được điều kiện thiên nhiên (như nguồn hoa) và tận dụng được mọi thành phần lao động. Nhiều mô hình cải tiến chất lượng đàn ong nội đạt kết quả tốt như mô hình nuôi ong của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, mô hình nuôi ong ở Bắc Giang... Nhiều hộ tham gia mô hình sau một thời gian ngắn đã phát triển nhanh đàn ong, trở thành những chủ trang trại nuôi ong, góp phần tạo nên 5.390 trang trại nuôi ong mật trên cả nước và góp phần đưa ngành nuôi ong của Việt Nam có số lượng đàn ong, sản lượng mật và sản lượng mật xuất khẩu lớn nhất Đông Nam á. Bằng nguồn kinh phí trung ương, các tỉnh đã xây dựng m
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top