himura_nachiko
New Member
Download Báo cáo Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
MỤC LỤC
Nội dung Trang
I. Giới thiệu chung 3
II. Đặc điểm tự nhiên 5
III. Giá trị 10
IV. Quản lý và bảo tồn 15
V. Định hướng 17
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!
Động Phong Nha còn có tên khác như Động Thầy Tiên, Núi Thầy, Động Troóc, Hang Trùa (Hang Chùa).
Vị trí, diện tích, dân số
Trước khi trở thành một vườn quốc gia, khu vực này đã là một khu bảo tồn tự nhiên. Khu bảo tồn Phong Nha-Kẻ Bàng có diện tích 5000 ha đã được Chính phủ Việt Nam chính thức công bố ngày 9 tháng 8 năm 1986 và đã được mở rộng thành 41.132 ha vào năm 1991. Ngày 12 tháng 12 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 189/2001/QĐ-TTg chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha-Kẻ Bàng thành vườn quốc gia với tên gọi như hiện nay.
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có tọa độ từ 17°21′ tới 17°39′ vĩ bắc và từ 105°57′ tới 106°24′ kinh đông, nằm trong địa bàn các xã Tân Trạch, Thượng Trạch, Phúc Trạch, Xuân Trạch và Sơn Trạch thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có tổng diện tích là 85.754 ha, bao gồm:
Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 64.894 ha
Phân khu phục hồi sinh thái: 17.449 ha
Phân khu dịch vụ hành chính: 3.411 ha.
Trong khu vực vùng đệm của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có dân của 12 xã với tổng diện tích thuộc vùng đệm là 1479,45 km² thuộc huyện Minh Hóa (các xã Dân Hóa, Hóa Sơn, Trung Hoa, Thượng Hóa); Bố Trạch (các xã Tân Trạch, Thượng Trạch, Xuân Trạch, Phúc Trạch, Sơn Trạch, Phú Định, Hưng Trạch) và huyện Quảng Ninh (xã Trường Sơn). Các khu vực dân cư này chủ yếu sống ven các sông lớn như sông Chày, sông Son và các các thung lũng có suối phía đông và đông bắc của vườn quốc gia này. Các khu vực này thuộc khu vực vùng sâu vùng xa của Quảng Bình, có điều kiện hạ tầng cơ sở như đường giao thông, điện, giáo dục, ý tế kém phát triển. Dân cư ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông, khai thác lâm sản.
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
Phong Nha-Kẻ Bàng có một cấu trúc địa chất phức tạp, với lịch sử phát triển vỏ Trái Đất từ thời kỳ Ordovicia (464 Ma). Điều này đã tạo ra 3 loại địa hình và địa mạo. Một trong số đó là các kiến tạo không phải carxtơ với các ngọn núi thấp tròn với các thềm đất tích tụ mài mòn dọc theo các thung lũng sông Son và sông Chay và tại các mép khối núi đá vôi trung tâm. Loại kiến tạo lớn khác là các kiến tạo carxtơ có đặc trưng là các carxtơ nhiệt đới cổ chủ yếu là từ Đại trung Sinh, nhưng 2/3 của khu vực này là carxtơ từ Đại Tân Sinh. Đá vôi chiếm một diện tích khoảng 200.000 ha. Quá trình kiến tạo carxtơ đã tạo ra nhiều đặc điểm như các sông ngầm, các động khô, các động bậc thang, động treo, động hình cây và động cắt chéo nhau. Các động có sông được chia thành 9 động của hệ thống Phong Nha đổ vào sông Son và 8 động của hệ thống động Vòm đổ vào sông Chay.
So với các khu vực carxtơ khác trên thế giới đã được công nhận là di sản thế giới, khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng có đặc điểm tự nhiên có nhiều dị biệt do điều kiện khí hậu và cấu trúc địa chất khác nhau. Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng nằm trong vành đai tạo nui Alpa, một đai núi trẻ phát triển mạnh mẽ vào thời kỳ Kainozoi. Vì vậy, các khối đá vôi tại khu vực này bị biến dạng cơ học khá mạnh do đứt gãy. Khí hậu khu vực này là nhiệt đới gió mùa nên các hiện tượng carxtơ tại đây không giống với các khu vực ôn đới về cường độ quá trình carxtơ cũng như các dạng địa hình mà nó tạo ra trên bề mặt và khu vực ngầm.
Hệ thống đứt gãy chằng chịt trên mặt đá vôi tại khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng đã tạo điều kiện cho nước dễ thấm vào các khối đá làm tăng khả năng hòa tan do trong nước có chứa các chất axít có phản ứng với đá vôi (cácbonat canxi). Hệ thống hang động hùng vĩ của Phong Nha được tạo ra do quá trình các khe nứt kiến tạo, sau đó là quá trình phong hóa vật lý và hoá học đã gặm mòn, hoà tan, rửa trôi qua hàng triệu năm. Trong điều kiện nhiệt đới ẩm, quá trình carxtơ hoá rất mạnh mẽ về cường độ và tốc độ phá huỷ. Ngoài hệ thống núi đá vôi, vùng núi đất có nền đá mẹ chủ yếu là đá mácma axít, đá sét, đá biến chất và phù sa cổ.
Về thổ nhưỡng, khu vực Phong Nha có nhiều hoại đất hình thành từ các nguồn đá mẹ khác nhau. Đất chủ yếu là đất feralit đỏ vàng trên núi đá vôi, đất Feralit vàng trên đá mácma axít, đất Feralit vàng nhạt và đất phù sa bồi tụ ven sông.
Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng có hang động có tuổi cổ nhất Đông Nam Á, với thời gian bắt đầu hình thành hang động là 35 triệu năm trước đồng thời với pha tách giãn hình thành Biển Đông. Các hướng chạy của hệ thống hang động tại khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng trùng với hướng các đứt gãy mang tính khu vực và địa phương.
Khí hậu
Cũng giống như vùng Bắc Trung Bộ nói chung, và tỉnh Quảng Bình nói riêng, khí hậu ở vườn quốc gia này mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23-25 °C, với nhiệt độ cao nhât là 41 °C vào mùa hè và mức thấp nhất có thể xuống 6 °C vào mùa đông. Thời kỳ nóng nhất là vào tháng 6-8 với nhiệt độ trung bình 28 °C, còn từ tháng 12 đến tháng 2 có nhiệt độ trung bình 18 °C. Lượng mưa trung bình hàng năm đo được là 2.000–2.500 mm, với 88% lượng mưa trong khoảng thời gian từ tháng 7-12. Mỗi năm có hơn 160 ngày mưa. Độ ẩm tương đối là 84%.
Lũ ở trong các khu vực thung lũng xảy ra từ tháng 9 đến tháng 11 nhưng trong mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8 thì hầu như các con suối đều khô cạn.
Hệ thống sông ngòi và đỉnh núi
Sông ngòi
Sông ngầm tại lối vào động Phong Nha
Ngoài hệ thống hang động, Phong Nha-Kẻ Bàng còn có các sông ngầm dài nhất. Đặc trưng núi đá vôi của khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng đã tạo ra một hệ thống sông ngòi trong vùng khá phức tạp, có rất ít sông suối có nước thường xuyên. Có 3 con sông chính trong vườn quốc gia này là sông Chày, sông Son và sông Troóc. Nguồn nước cung cấp cho các con sông này là hệ thống các sông suối ngầm dưới lòng đất, các suối này đều nổi lên mặt đất tại các hang động như Én, Vòm, Tối và Phong Nha. Cả ba con sông chính trong vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đều chảy vào sông Gianh, sau đó đổ ra biển Đông ở thị trấn Ba Đồn thuộc huyện Quảng Trạch.
Nước sông Chày đoạn trước Hang Tối có màu xanh đặc trưng mà theo nhiều chuyên gia là do có chứa lượng Ca(HCO3)2 và các loại khoáng chất khác với nồng độ cao.
Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng còn có hàng chục con suối và thác nước đẹp như: Thác Gió, Thác Mệ Loan, Suối Mọc phun lên từ chân một dãy núi đá vôi, Suối Trạ Ang.
Các đỉnh núi
Phong Nha-Kẻ Bàng có một số ngọn núi cao hơn 1000 m, đáng chú ý là đỉnh Co Rilata với độ cao 1.128 m và đỉnh Co Preu cao 1.213 m.
Các núi ở vùng carxtơ của vườn quốc gia này có chiều cao điển hình trên 800 m và tạo thành một dãy núi liên tục dọc theo đường biên giới hai nước Việt Nam và Lào, trong đó đáng chú ý là các đỉnh: Phu Tạo (1174 m), Co Unet (1150 m), Phu Canh (1095 m), Phu Mun (1078 m), Phu Tu En (1078 m), Phu On Chinh (1068 m), Phu Dung (1064 m), Phu Tu Ôc (1053 m), Phu Long (1015 ...
Download Báo cáo Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng miễn phí
MỤC LỤC
Nội dung Trang
I. Giới thiệu chung 3
II. Đặc điểm tự nhiên 5
III. Giá trị 10
IV. Quản lý và bảo tồn 15
V. Định hướng 17
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!
Tóm tắt nội dung:
ảnh những ngọn núi nằm thành từng dãy đều đặn như hình ảnh các quan đứng thành hàng trên sân chầu hay ở quan thự, người ta đã lấy chữ Phong Nha theo chữ Hán (chữ 峰 phong nghĩa là đỉnh núi, 衙 nha có nghĩa là quan lại) để đặt tên cho động Phong Nha.Động Phong Nha còn có tên khác như Động Thầy Tiên, Núi Thầy, Động Troóc, Hang Trùa (Hang Chùa).
Vị trí, diện tích, dân số
Trước khi trở thành một vườn quốc gia, khu vực này đã là một khu bảo tồn tự nhiên. Khu bảo tồn Phong Nha-Kẻ Bàng có diện tích 5000 ha đã được Chính phủ Việt Nam chính thức công bố ngày 9 tháng 8 năm 1986 và đã được mở rộng thành 41.132 ha vào năm 1991. Ngày 12 tháng 12 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 189/2001/QĐ-TTg chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha-Kẻ Bàng thành vườn quốc gia với tên gọi như hiện nay.
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có tọa độ từ 17°21′ tới 17°39′ vĩ bắc và từ 105°57′ tới 106°24′ kinh đông, nằm trong địa bàn các xã Tân Trạch, Thượng Trạch, Phúc Trạch, Xuân Trạch và Sơn Trạch thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có tổng diện tích là 85.754 ha, bao gồm:
Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 64.894 ha
Phân khu phục hồi sinh thái: 17.449 ha
Phân khu dịch vụ hành chính: 3.411 ha.
Trong khu vực vùng đệm của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có dân của 12 xã với tổng diện tích thuộc vùng đệm là 1479,45 km² thuộc huyện Minh Hóa (các xã Dân Hóa, Hóa Sơn, Trung Hoa, Thượng Hóa); Bố Trạch (các xã Tân Trạch, Thượng Trạch, Xuân Trạch, Phúc Trạch, Sơn Trạch, Phú Định, Hưng Trạch) và huyện Quảng Ninh (xã Trường Sơn). Các khu vực dân cư này chủ yếu sống ven các sông lớn như sông Chày, sông Son và các các thung lũng có suối phía đông và đông bắc của vườn quốc gia này. Các khu vực này thuộc khu vực vùng sâu vùng xa của Quảng Bình, có điều kiện hạ tầng cơ sở như đường giao thông, điện, giáo dục, ý tế kém phát triển. Dân cư ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông, khai thác lâm sản.
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
Phong Nha-Kẻ Bàng có một cấu trúc địa chất phức tạp, với lịch sử phát triển vỏ Trái Đất từ thời kỳ Ordovicia (464 Ma). Điều này đã tạo ra 3 loại địa hình và địa mạo. Một trong số đó là các kiến tạo không phải carxtơ với các ngọn núi thấp tròn với các thềm đất tích tụ mài mòn dọc theo các thung lũng sông Son và sông Chay và tại các mép khối núi đá vôi trung tâm. Loại kiến tạo lớn khác là các kiến tạo carxtơ có đặc trưng là các carxtơ nhiệt đới cổ chủ yếu là từ Đại trung Sinh, nhưng 2/3 của khu vực này là carxtơ từ Đại Tân Sinh. Đá vôi chiếm một diện tích khoảng 200.000 ha. Quá trình kiến tạo carxtơ đã tạo ra nhiều đặc điểm như các sông ngầm, các động khô, các động bậc thang, động treo, động hình cây và động cắt chéo nhau. Các động có sông được chia thành 9 động của hệ thống Phong Nha đổ vào sông Son và 8 động của hệ thống động Vòm đổ vào sông Chay.
So với các khu vực carxtơ khác trên thế giới đã được công nhận là di sản thế giới, khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng có đặc điểm tự nhiên có nhiều dị biệt do điều kiện khí hậu và cấu trúc địa chất khác nhau. Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng nằm trong vành đai tạo nui Alpa, một đai núi trẻ phát triển mạnh mẽ vào thời kỳ Kainozoi. Vì vậy, các khối đá vôi tại khu vực này bị biến dạng cơ học khá mạnh do đứt gãy. Khí hậu khu vực này là nhiệt đới gió mùa nên các hiện tượng carxtơ tại đây không giống với các khu vực ôn đới về cường độ quá trình carxtơ cũng như các dạng địa hình mà nó tạo ra trên bề mặt và khu vực ngầm.
Hệ thống đứt gãy chằng chịt trên mặt đá vôi tại khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng đã tạo điều kiện cho nước dễ thấm vào các khối đá làm tăng khả năng hòa tan do trong nước có chứa các chất axít có phản ứng với đá vôi (cácbonat canxi). Hệ thống hang động hùng vĩ của Phong Nha được tạo ra do quá trình các khe nứt kiến tạo, sau đó là quá trình phong hóa vật lý và hoá học đã gặm mòn, hoà tan, rửa trôi qua hàng triệu năm. Trong điều kiện nhiệt đới ẩm, quá trình carxtơ hoá rất mạnh mẽ về cường độ và tốc độ phá huỷ. Ngoài hệ thống núi đá vôi, vùng núi đất có nền đá mẹ chủ yếu là đá mácma axít, đá sét, đá biến chất và phù sa cổ.
Về thổ nhưỡng, khu vực Phong Nha có nhiều hoại đất hình thành từ các nguồn đá mẹ khác nhau. Đất chủ yếu là đất feralit đỏ vàng trên núi đá vôi, đất Feralit vàng trên đá mácma axít, đất Feralit vàng nhạt và đất phù sa bồi tụ ven sông.
Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng có hang động có tuổi cổ nhất Đông Nam Á, với thời gian bắt đầu hình thành hang động là 35 triệu năm trước đồng thời với pha tách giãn hình thành Biển Đông. Các hướng chạy của hệ thống hang động tại khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng trùng với hướng các đứt gãy mang tính khu vực và địa phương.
Khí hậu
Cũng giống như vùng Bắc Trung Bộ nói chung, và tỉnh Quảng Bình nói riêng, khí hậu ở vườn quốc gia này mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23-25 °C, với nhiệt độ cao nhât là 41 °C vào mùa hè và mức thấp nhất có thể xuống 6 °C vào mùa đông. Thời kỳ nóng nhất là vào tháng 6-8 với nhiệt độ trung bình 28 °C, còn từ tháng 12 đến tháng 2 có nhiệt độ trung bình 18 °C. Lượng mưa trung bình hàng năm đo được là 2.000–2.500 mm, với 88% lượng mưa trong khoảng thời gian từ tháng 7-12. Mỗi năm có hơn 160 ngày mưa. Độ ẩm tương đối là 84%.
Lũ ở trong các khu vực thung lũng xảy ra từ tháng 9 đến tháng 11 nhưng trong mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8 thì hầu như các con suối đều khô cạn.
Hệ thống sông ngòi và đỉnh núi
Sông ngòi
Sông ngầm tại lối vào động Phong Nha
Ngoài hệ thống hang động, Phong Nha-Kẻ Bàng còn có các sông ngầm dài nhất. Đặc trưng núi đá vôi của khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng đã tạo ra một hệ thống sông ngòi trong vùng khá phức tạp, có rất ít sông suối có nước thường xuyên. Có 3 con sông chính trong vườn quốc gia này là sông Chày, sông Son và sông Troóc. Nguồn nước cung cấp cho các con sông này là hệ thống các sông suối ngầm dưới lòng đất, các suối này đều nổi lên mặt đất tại các hang động như Én, Vòm, Tối và Phong Nha. Cả ba con sông chính trong vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đều chảy vào sông Gianh, sau đó đổ ra biển Đông ở thị trấn Ba Đồn thuộc huyện Quảng Trạch.
Nước sông Chày đoạn trước Hang Tối có màu xanh đặc trưng mà theo nhiều chuyên gia là do có chứa lượng Ca(HCO3)2 và các loại khoáng chất khác với nồng độ cao.
Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng còn có hàng chục con suối và thác nước đẹp như: Thác Gió, Thác Mệ Loan, Suối Mọc phun lên từ chân một dãy núi đá vôi, Suối Trạ Ang.
Các đỉnh núi
Phong Nha-Kẻ Bàng có một số ngọn núi cao hơn 1000 m, đáng chú ý là đỉnh Co Rilata với độ cao 1.128 m và đỉnh Co Preu cao 1.213 m.
Các núi ở vùng carxtơ của vườn quốc gia này có chiều cao điển hình trên 800 m và tạo thành một dãy núi liên tục dọc theo đường biên giới hai nước Việt Nam và Lào, trong đó đáng chú ý là các đỉnh: Phu Tạo (1174 m), Co Unet (1150 m), Phu Canh (1095 m), Phu Mun (1078 m), Phu Tu En (1078 m), Phu On Chinh (1068 m), Phu Dung (1064 m), Phu Tu Ôc (1053 m), Phu Long (1015 ...