Download miễn phí Tiểu luận Bảo đảm quyền con người trong lịch sử lập hiến Việt Nam
Bảo đảm quyền con người là một chính sách nhất quáncủa Đảng và
Nhà nước Việt Nam. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn dân tiến
hành Cách mạng Tháng Tám thành công, giành chính quyền về tay nhân dân,
thành lập nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã long trọng công bố trước toàn thế giới bản Tuyên ngôn độc lập,
lần đầu tiên khẳng định tôn trọng các quyền công dân và quyền con người
trên đất nước Việt Nam: Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng.
Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạmđược, trong những
quyền ấy có quyền được sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-21-tieu_luan_bao_dam_quyen_con_nguoi_trong_lich_su_la.Cwi5g7tMd7.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-56377/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
“ Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã
hội được tôn trọng và thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong
Hiến pháp và luật”.
Theo C.Mác thì con người luôn gắn liền với Nhà nước, với xã hội. Mỗi
con người đều tồn tại trong một cộng đồng quốc gia, một dân tộc nhất định.
Cho nên C.Mác đánh giá là quyền con người, quyền công dân luôn nằm trong một
thể thống nhất, vừa có tính độc lập, vừa có mối quan hệ biện chứng với nhau.
Theo đó, Lênin cũng đã khẳng định “quyền con người, quyền công dân không
thể tách rời nhau một cách biệt lập được”.
Ngày nay, trên thế giới, các quốc gia đều quy định trong Hiến pháp –
văn bản pháp lý cao nhất các chế định về quyền và nghĩa vụ của công dân, đó
là việc cụ hóa thể quyền con người, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công
dân cũng chính là đảm bảo quyền con người.
Thứ hai, Quyền con người là một khái niệm rộng, vừa ghi nhận quyền
của cá nhân ở phạm vi quốc tế vừa là quyền công dân ở trong phạm vi từng
quốc gia nhất định còn khái niệm quyền công dân thì ở một mức độ hẹp hơn,
chỉ trong phạm vi từng quốc gia nhất định, được pháp luật quốc gia ghi nhận,
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP Thanh Duyên HC31
- 10 -
do đó không thể bao quát hết tất cả các quyền tự nhiên vốn có của cá nhân
con người.
Về chủ thể thì quyền con người ngoài những các nhân là công dân của
một quốc gia thì nó còn bao gồm cả những người không phải là công dân như
người nước ngoài, người không quốc tịch, người bị tước quyền công dân…
Còn quyền công dân thì chủ thể của nó phải là những người có mối liên hệ
đặc thù với quốc gia, phải là công dân của quốc gia.
Do vậy, không thể đồng nhất hai khái niệm quyền con người và quyền
công dân về mọi phương diện, tuy nhiên ở một khía cạnh nào đó, ta cũng có
thể xem quyền công dân là quyền con người trong một xã hội nhất định, có
một nền pháp luật cụ thể.
Thứ ba, việc ghi nhận quyền con người và quyền công dân trong Hiến
pháp cũng phải khác nhau, phải được phân định một cách rõ ràng. Các quyền
về chính trị được quy định dưới dạng quyền công dân còn các quyền về kinh
tế, văn hóa, xã hội, dân sự thì nên quy định dưới dạng quyền con người nhằm
đảm bảo cho mỗi cá nhân có thể được hưởng quyền của mình một cách bình
đẳng nhất.
Như vậy, có thể thấy quyền con người và quyền công dân là hai khái
niệm không đồng nhất với nhau, nhưng ở một khía cạnh nào đó thì chúng lại
thống nhất với nhau. Quyền công dân không thể nằm ngoài quyền con người
và ngược lại không quyền con người nào mà lại không bao hàm cả quyền
công dân. Việt Nam trước đây cũng như các nước Xã hội chủ nghĩa khác, đều
cho rằng quyền con người là một phạm trù tư sản, không thừa nhận hai khái
niệm quyền con người và quyền công dân là hai khái niệm độc lập mà luôn
đồng nhất chúng với nhau. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nhân loại,
cộng đồng quốc tế ngày càng quan tâm hơn đến lĩnh vực quyền con người, do
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP Thanh Duyên HC31
- 11 -
vậy, chúng ta đã có nhận thức lại một cách đúng đắn hơn về vấn đề này, tiếp
thu những tư duy lý luận và giá trị pháp lý mới đúng đắn hơn nhằm ngày càng
nâng cao hơn nữa quyền con người trên thực tế.
1.2.2 Mối quan hệ giữa Hiến pháp với quyền con người, quyền
công dân
Xã hội loài người đã trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội: công xã
nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản và cộng sản. Tương ứng
với nó là sự ra đời của 4 chế độ Nhà nước là: nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà
nước phong kiến, nhà nước tư bản chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Nhưng phải cho đến khi nhà nước tư bản chủ nghĩa ra đời thì Hiến pháp mới
được xuất hiện.
Có thể thấy rằng quyền con người và Hiến pháp cùng được sinh ra
trong cách mạng tư sản, tuy nhiên, vấn đề nhân quyền lại được đặt ra sớm
hơn và vì cần một thiết chế đủ mạnh để bảo đảm quyền con người được tôn
trọng và bảo vệ nên Hiến pháp mới được ra đời. Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao
quyền con người, quyền công dân lại phải được ghi nhận và đảm bảo bằng
Hiến pháp mà không phải là bất cứ một văn bản nào khác?
Xét về nguồn gốc tự nhiên thì con người vốn dĩ sinh ra đã được tự do.
Tuy nhiên sự tự do này không thể là tuyệt đối, vì tự do của người này sẽ ảnh
hưởng đến quyền tự do cá nhân của người khác, vì vậy, để có một cuộc sống
tốt đẹp, con người đã lựa chọn từ bỏ “trạng thái tự nhiên” tức sự tự do tuyệt
đối đó để tuân thủ một “khế ước xã hội”. Đó cũng là lý do mà Nhà nước được
ra đời để nhằm đảm bảo cho quyền con người được thực thi một cách tốt
nhất.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của mình không thể tránh khỏi
trường hợp nhà nước quá lạm dụng quyền hạn của mình và can thiệp quá sâu
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP Thanh Duyên HC31
- 12 -
vào quyền tự do vốn có của con người, do vậy, muốn đảm bảo quyền con
người được được thực hiện một cách tối ưu nhất thì vấn đề đặt ra là quyền lực
nhà nước phải được hạn chế một cách phù hợp. Có nhiều cách để hạn chế
quyền lực nhà nước, nhưng cách tốt nhất là Hiến pháp – đạo luật tối cao nhất
phải ghi nhận các quyền tự do của con người, của công dân như là một giới
hạn để quyền lực nhà nước không thể xâm phạm vào.
Một mặt khác, xét về bản chất thì Hiến pháp là văn bản có hiệu lực
pháp lý tối cao, được coi là đạo luật gốc, do cơ quan có thẩm quyền cao nhất
hay do chính nhân dân thông qua. Trong nội dung của mình, Hiến pháp quy
định hai vấn đề quan trọng nhất là cách thức tổ chức bộ máy quyền lực nhà
nước và quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân. Hiến pháp có tác dụng hạn chế
quyền lực của cơ quan tối cao của nhà nước, định hướng cho hoạt động của
cơ quan nhà nước là nhằm mục đích bảo vệ quyền con người. Như vậy, Hiến
pháp có ảnh hưởng rất to lớn trong việc điều chỉnh vấn đề nhân quyền.
Ở Việt Nam, nhân quyền được đặt ra từ cuộc cách mạng giải phóng dân
tộc khỏi sự xâm lược của thực dân và đế quốc nên nhân quyền cũng chính là
dân quyền và cũng là chủ quyền của cả quốc gia. Do vậy, Việt Nam không có
một bản tuyên ngôn nhân quyền riêng và cũng không có những quy định
riêng về nhân quyền mà nội dung của nhân quyền được quy định là một nội
dung của Hiến pháp và thể hiện dưới dạng quyền và nghĩa vụ của công dân.
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP Thanh Duyên HC31
- 13 -
Chương 2: BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG
LỊCH SỬ LẬP HIẾN VIỆT NAM
2.1 Quyền con người và đảm bảo quyền con người qua các bản
Hiến pháp
Bảo đảm quyền con người là một chính sách nhất quán của Đảng và
Nhà nước Việt Nam. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn dân tiến
hành Cách mạng Tháng Tám thành công, giành chính quyền về tay nhân dân,
thành ...