minhcuong050103

New Member
Download Đề tài Bảo hiểm xã hội trong hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam

Download Đề tài Bảo hiểm xã hội trong hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam miễn phí





Mục lục
 
 
Lời mở đầu
 
I.Một số lý luận về An sinh xã hội.
1.Khái niệm
2.Bộ phận hợp thành của An sinh xã hội.
2.1.Hệ thống an sinh xã hội theo quy định của ILO
2.2.Hệ thống an sinh xã hội tại Việt Nam
3.Vai trò của hệ thống An sinh xã hội
 
II.Bảo hiểm xã hội tại Việt Nam
1.Lịch sử phát triển Bảo hiểm Xã hội ở Việt Nam
2.Vị trí và tầm quan trọng của BHXH trong hệ thống an sinh xã hội Việt Nam
3.Thực trạng BHXH Việt Nam hiện nay :
3.1.Công tác quản lý và thực hiện BHXH
3.2.Vấn đề nợ đọng và chậm đóng BHXH
 
III.Những Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chế độ BHXH.
1.Cải thiện một số các chính sách , Luật BHXH
2.Nâng cao hiệu quả công tác thực hiện BHXH và quản lý nguồn quỹ BHXH
3.Giải pháp khắc phục tình trạng nợ đọng và chậm đóng BHXH
 
Kết luận
Tài liệu tham Khảo
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

hiểm cho người lao động.
* Các dịch vụ xã hội
Dịch vụ xã hội ở đây bao gồm dịch vụ y tế, dự phòng y tế, dự phòng tai nạn, dịch vụ đặc biệt đối với người tàn tật, người già yếu bảo vệ trẻ em, kế hoạch gia đình... Việc đưa những loại dịch vụ này vào hệ thống An sinh xã hội là tuỳ từng trường hợp theo lịch sử phát triển An sinh xã hội, điều kiện kinh tế, chính trị xã hội ở mỗi nước và theo thứ tự ưu tiên trong cơ cấu và phạm vi của các dịch vụ.
* Quỹ dự phòng
Đây chỉ là hình thức tiết kiệm bắt buộc đơn thuần của người lao động và người sử dụng lao động vào một quĩ chung và chỉ khi gặp rủi ro, tàn tật, già chết... người lao động hay người thừa kế mới được quyền rút toàn bộ số tiền này cả vốn lẫn lãi (cũng có trường hợp cho rút một phần khi người lao động ốm đau, tai nạn hay cần mua nhà, xe cộ...). Quỹ này cũng không dùng chi cho các trợ cấp định kỳ thay thu nhập khi nghỉ hưu, tàn tật, chết...và cũng không dùng để tương trợ cho những người khác khi gặp rủi ro, không mang ý nghĩa thông thường của An sinh xã hội, do vậy đây chỉ được coi là một bước quá độ để tiến tới thiết lập quĩ bảo hiểm xã hội mà thôi.
Một số tài liệu của ILO cũng gộp những nội dung trên thành ba cơ chế chính đó là cơ chế Bảo hiểm xã hội; Trợ giúp xã hội (cứu trợ xã hội) và cơ chế tuỳ nghi (Cơ chế tuỳ nghi bao gồm các nội dung còn lại). Trên thực tế chưa có nước nào tự cho rằng hệ thống An sinh xã hội của mình là đầy đủ và hoàn thiện. Hơn thế nữa, các bộ phận của An sinh xã hội không chỉ dừng lại ở những nội dung vừa nêu mà với ý nghĩa cao đẹp của nó, An sinh xã hội còn mở rộng các chế độ bảo vệ khác nhằm hướng tới sự bảo vệ toàn diện đầy đủ hơn cho các thành viên của mình.
2.2.Hệ thống an sinh xã hội tại Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay cũng tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề an sinh xã hội và các bộ phận cấu thành. Tuy nhiên, có thể thấy rằng hiện tại, an sinh xã hội ở Việt Nam là một ngành luật tương đối mới mẻ được cấu thành gồm ba bộ phận chính là: Bảo hiểm xã hội, Cứu trợ xã hội và Ưu đãi xã hội.
*Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là một bộ phận quan trọng nhất, có ý nghĩa rất lớn đối với người lao động trong hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam. Nếu như trước đây, ở nước ta bảo hiểm xã hội bó hẹp về phạm vi đối tượng, tài chính phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước, các chế độ bảo hiểm xã hội còn đan xen với nhiều các chính sách chế độ khác như ưu đãi xã hội, kế hoạch hoá dân số... Hiện nay bảo hiểm xã hội Việt Nam đã được cải cách và ngày càng phát huy vai trò của mình đối với đời sống người lao động. Đối tượng bảo hiểm xã hội đã được mở rộng tới mọi người lao động với hai hình thức tham gia bắt buộc và tự nguyện. Chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm các khoản trợ cấp dài hạn, trợ cấp ngắn hạn và bảo hiểm y tế. Quản lý và thực hiện bảo hiểm xã hội được tập trung thống nhất, quĩ bảo hiểm xã hội được hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo trợ.
*Cứu trợ xã hội
Cứu trợ xã hội là một công tác trọng tâm trong chính sách xã hội ở nước ta. Cứu trợ xã hội ở Việt Nam được thực hiện chủ yếu theo hai chế độ: cứu trợ thường xuyên và cứu trợ đột xuất. Cứu trợ thường xuyên áp dụng với các đối tượng người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật nặng... với các hình thức bằng tiền, hiện vật để giúp đỡ các đối tượng này ổn định cuộc sống. Cứu trợ xã hội đột xuất áp dụng với các đối tượng gặp rủi ro, hoạn nạn, thiên tai hạn hán, hoả hoạn... Chế độ cứu trợ này có tính chất tức thời giúp đỡ con người vượt qua hoạn nạn, khó khăn.
*Ưu đãi xã hội
Là một bộ phận đặc thù trong hệ thống an sinh xã hội Việt Nam. Đối tượng hưởng ưu đãi xã hội là những người tham gia bảo vệ giải phóng đất nước. Ưu đãi xã hội là sự đãi ngộ về vật chất và tinh thần đối với những người có công với nước với dân, với cách mạng (và thành viên của gia đình) nhằm ghi nhận những công lao đóng góp, hy sinh cao cả của họ. Điều này chẳng những thể hiện trách nhiệm của Nhà nước, cộng đồng và toàn xã hội, mà còn nói lên đạo lý của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Tóm lại, an sinh xã hội là một chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, giữ vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội đã được nhấn mạnh trong các kỳ đại hội Đảng, đặc biệt tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001):  “Khẩn trương mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội. Sớm thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động... Thực hiện các chính sách xã hội bảo đảm an toàn cho cuộc sống của các thành viên cộng đồng, bao gồm bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế, cứu trợ xã hội đối với người gặp rủi ro, bất hạnh, ... thực hiện chính sách ưu đãi xã hội và vận dụng toàn dân tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa...”. Để triển khai thực hiện chủ trương này, thời gian qua chúng ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật với mục đích nhằm tiến tới xây dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội, là “tấm lá chắn” cho mọi thành viên xã hội, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ và phát triển bền vững.
3.Vai trò của hệ thống An sinh xã hội
An sinh xã hội khi được thực hiện đúng và đầy đủ sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn cho xã hội :
An sinh xã hội đảm bảo cho các đối tượng “yếu thế” nói riêng và người lao động nói chung được chăm sóc, bảo vệ khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt; tạo cho những người bất hạnh có thêm những điều kiện cần thiết để khắc phục những “rủi ro xã hội”, có cơ hội để phát triển, có cơ hội hoà nhập vào cộng đồng. An sinh xã hội với các chức năng của mình, kích thích tính tích cực xã hội trong mỗi con người, hướng tới những chuẩn mực của chân thiện mỹ. An sinh xã hội nhằm hướng tới những điều cao đẹp trong cuộc sống, hoà đồng mọi người không phân biệt chính kiến, tôn giáo, dân tộc, giới tính... vào một xã hội nhân ái, công bằng, và an toàn cho mọi thành viên.
An sinh xã hội thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tương thân tương ái giữa những con người trong xã hội. Sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng là một trong những nhân tố để ổn định và phát triển xã hội đồng thời nhằm hoàn thiện những giá trị nhân bản của con người giúp cho xã hội phát triển lành mạnh.
An sinh xã hội dựa trên nguyên tắc san sẻ trách nhiệm và thực hiện công bằng xã hội, được thực hiện bằng nhiều hình thức, cách và biện pháp khác nhau. Trên bình diện xã hội, an sinh xã hội là một công cụ để cải thiện các điều kiện sống của các tầng lớp dân cư đặc biệt là những người cùng kiệt khó, những nhóm dân cư yếu thế trong xã hội. Dưới giác độ kinh tế, an sinh xã hội là công cụ phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng. Nếu xây dựng được hệ thống a...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top