galaxy_angel
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
1. TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở pháp lý/xuất xứ của đề tài
Đề tài được thực hiện theo hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với
mã số: 06.08.QG/HĐ-KHCN giữa Bộ Công Thương và Viện Công nghiệp Thực phẩm ký
ngày 20/02/2008 (bản photo hợp đồng trong phần phụ lục).
1.2. Tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trong công nghệ sinh học, ứng dụng vi sinh vật chiếm tỷ trọng lớn nhất. Các ứng
dụng của vi sinh vật bao gồm: sản xuất enzyme, thực phẩm chức năng, thực phẩm lên
men, vaccine tái tổ hợp, dược phẩm, mỹ phẩm, thuốc trừ sâu, hóa chất, công nghệ khai
khoáng, bảo vệ môi trường. Ứng dụng rộng rãi của vi sinh vật xuất phát từ tính đa dạng
vốn có của vi sinh vật. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới và có một hệ vi sinh vật vô
cùng phong phú. Nền văn hóa và kỹ nghệ lên men lâu đời đã góp phần sàng lọc những vi
sinh vật tiềm năng cho công nghệ sinh học.
Hiện tại Viện Công nghiệp Thực phẩm đang bảo tồn và lưu giữ một nguồn gen quan
trọng cho công nghiệp thực phẩm với trên 1000 chủng vi sinh vật có các ứng dụng khác
nhau từ lên men rượu, bia, cồn, bánh mỳ, sản xuất axit lactic, axetic, chuyển hóa chất
thơm, lipid, sinh kháng sinh, enzyme cho tới các ứng dụng trong bảo vệ môi trường, thức
ăn gia súc, diệt trừ sâu bệnh. Đây là thành quả lao động của nhiều thế hệ các nhà khoa
học công tác tại Viện cũng như đóng góp của các nhà khoa học trong và ngoài nước
thông qua hợp tác khoa học công nghệ trong nhiều thập kỷ qua. Mục tiêu của đề tài là
duy trì và phát triển nguồn gen vi sinh vật hiện có nhằm tạo cơ sở hạ tầng phục vụ phát
triển công nghệ sinh học của đất nước.
1.3. Đối tượng/phạm vi và nội dung nghiên cứu
Đề tài “Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen vi sinh vật công nghiệp thực phẩm” là một
trong những nỗ lực của Chính phủ Việt nam nhằm tạo nền tảng và phát triển ngành công
nghệ Sinh học của Việt nam với những nội dung chính sau đây:
- Điều tra khảo sát thu thập nguồn gen vi sinh vật công nghiệp thực phẩm
- Bảo tồn và lưu giữ
- Đánh giá nguồn gen
- Xây dựng cơ sở dữ liệu.
1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.1.1. Ngoài nước
Thành công trong công nghệ sinh học phụ thuộc nhiều vào sự đa dạng nguồn gen.
Chính vì lẽ đó các quốc gia cũng như các công ty lớn đang tập trung nhiều công sức, tiền
của vào việc thu thập và nắm giữ nguồn gen. Hiện nay trên thế giới có trên 600 sưu tập
gen vi sinh vật. Điều đó có nghĩa là nhiều nước có không phải chỉ một sưu tập mà là có
nhiều sưu tập (hay độc lập với nhau, hay liên kết với nhau một cách chặt chẽ). Không
một nước nào muốn phát triển công nghệ sinh học mà không có ít ra một sưu tập gen vi
sinh vật. Sưu tập giống chuẩn của Mỹ (ATCC) là sưu tập gen lớn nhất thế giới. ATCC
hiện có trên 50.000 chủng vi sinh vật các loại, kể cả virus, thực khuẩn thể, các dòng tế
bào động thực vật, các plasmid, đoạn DNA, các gen quí... Các sưu tập trên thế giới hoạt
động theo những hướng sau:
Sưu tập, tuyển chọn các gen quý đã biết cũng như những gen mới chưa được nghiên cứu
Từ sản xuất và môi trường thiên nhiên. Đối với nguồn gen Vi sinh vật, mối quan tâm
hàng đầu là những gen có tiềm năng ứng dụng trong công nghệ sinh học. Một vài ví dụ
có thể liệt kê là: gene mã hoá enzym chịu nhiệt (trên 90°C) từ vi sinh vật sống trong suối
nước nóng, các enzym hoạt động tốt ở nhiệt độ thấp từ các vi sinh vật Châu Nam cực, các
gen sinh kháng sinh mới, các gen điều khiển quá trình sinh tổng hợp chất mầu
Astaxanthin từ Xanthophyllomyces dendrorhous làm tăng chất lượng màu của cá hồi,
enzym thuỷ phân lignin cho công nghiệp giấy, hệ cytochrom P-450 trong chuyển hoá
thuốc và các hợp chất thơm...Những gen này một khi được ứng dụng sẽ tạo đột phá mới
trong công nghệ. Một trong những hướng phát triển của vài năm gần đây là việc sưu tập
và thiết lập các ngân hàng gen tổng thể từ môi trường. Theo đó, toàn bộ DNA từ môi
trường thiên nhiên (đất, nước, chất hữu cơ…) sẽ được phân lập và biến nạp vào các
vector lưu trữ. Từ thư viện này các dòng gen quan tâm có thể được tách dòng và thể
hiện. Điều đáng lưu ý là trong những năm gần đây các nước phát triển đặc biệt quan tâm
tới nguồn gen với những tiềm năng hầu như chưa được khai phá của những quốc gia đang
phát triển tại khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các mạng lưới như Asian Culture
Collection Network hay BioNET-INTERNATIONAL là ví dụ của những cố gắng nhằm
tận dụng khai phá nguồn gen này. Đây cũng là cơ hội cho các quốc gia như Việt nam
tham gia, tiếp cận với công nghệ cao trong lĩnh vực vi sinh.
Nghiên cứu đặc tính sinh học, và đánh giá nguồn gen
Việc lưu giữ nguồn gen sẽ trở nên vô nghĩa nếu không được nghiên cứu và đánh giá.
Những gen vi sinh vật được chọn lọc sẽ trở thành vật liệu tạo ra những gen mới với ứng
dụng mới hay hoàn hảo hơn. Công việc đánh giá ban đầu bao gồm việc phân loại định
tên Vi sinh vật thông qua các đặc điểm hình thái, sinh lý. Tại sưu tập giống Nhật bản
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
1. TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở pháp lý/xuất xứ của đề tài
Đề tài được thực hiện theo hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với
mã số: 06.08.QG/HĐ-KHCN giữa Bộ Công Thương và Viện Công nghiệp Thực phẩm ký
ngày 20/02/2008 (bản photo hợp đồng trong phần phụ lục).
1.2. Tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trong công nghệ sinh học, ứng dụng vi sinh vật chiếm tỷ trọng lớn nhất. Các ứng
dụng của vi sinh vật bao gồm: sản xuất enzyme, thực phẩm chức năng, thực phẩm lên
men, vaccine tái tổ hợp, dược phẩm, mỹ phẩm, thuốc trừ sâu, hóa chất, công nghệ khai
khoáng, bảo vệ môi trường. Ứng dụng rộng rãi của vi sinh vật xuất phát từ tính đa dạng
vốn có của vi sinh vật. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới và có một hệ vi sinh vật vô
cùng phong phú. Nền văn hóa và kỹ nghệ lên men lâu đời đã góp phần sàng lọc những vi
sinh vật tiềm năng cho công nghệ sinh học.
Hiện tại Viện Công nghiệp Thực phẩm đang bảo tồn và lưu giữ một nguồn gen quan
trọng cho công nghiệp thực phẩm với trên 1000 chủng vi sinh vật có các ứng dụng khác
nhau từ lên men rượu, bia, cồn, bánh mỳ, sản xuất axit lactic, axetic, chuyển hóa chất
thơm, lipid, sinh kháng sinh, enzyme cho tới các ứng dụng trong bảo vệ môi trường, thức
ăn gia súc, diệt trừ sâu bệnh. Đây là thành quả lao động của nhiều thế hệ các nhà khoa
học công tác tại Viện cũng như đóng góp của các nhà khoa học trong và ngoài nước
thông qua hợp tác khoa học công nghệ trong nhiều thập kỷ qua. Mục tiêu của đề tài là
duy trì và phát triển nguồn gen vi sinh vật hiện có nhằm tạo cơ sở hạ tầng phục vụ phát
triển công nghệ sinh học của đất nước.
1.3. Đối tượng/phạm vi và nội dung nghiên cứu
Đề tài “Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen vi sinh vật công nghiệp thực phẩm” là một
trong những nỗ lực của Chính phủ Việt nam nhằm tạo nền tảng và phát triển ngành công
nghệ Sinh học của Việt nam với những nội dung chính sau đây:
- Điều tra khảo sát thu thập nguồn gen vi sinh vật công nghiệp thực phẩm
- Bảo tồn và lưu giữ
- Đánh giá nguồn gen
- Xây dựng cơ sở dữ liệu.
1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.1.1. Ngoài nước
Thành công trong công nghệ sinh học phụ thuộc nhiều vào sự đa dạng nguồn gen.
Chính vì lẽ đó các quốc gia cũng như các công ty lớn đang tập trung nhiều công sức, tiền
của vào việc thu thập và nắm giữ nguồn gen. Hiện nay trên thế giới có trên 600 sưu tập
gen vi sinh vật. Điều đó có nghĩa là nhiều nước có không phải chỉ một sưu tập mà là có
nhiều sưu tập (hay độc lập với nhau, hay liên kết với nhau một cách chặt chẽ). Không
một nước nào muốn phát triển công nghệ sinh học mà không có ít ra một sưu tập gen vi
sinh vật. Sưu tập giống chuẩn của Mỹ (ATCC) là sưu tập gen lớn nhất thế giới. ATCC
hiện có trên 50.000 chủng vi sinh vật các loại, kể cả virus, thực khuẩn thể, các dòng tế
bào động thực vật, các plasmid, đoạn DNA, các gen quí... Các sưu tập trên thế giới hoạt
động theo những hướng sau:
Sưu tập, tuyển chọn các gen quý đã biết cũng như những gen mới chưa được nghiên cứu
Từ sản xuất và môi trường thiên nhiên. Đối với nguồn gen Vi sinh vật, mối quan tâm
hàng đầu là những gen có tiềm năng ứng dụng trong công nghệ sinh học. Một vài ví dụ
có thể liệt kê là: gene mã hoá enzym chịu nhiệt (trên 90°C) từ vi sinh vật sống trong suối
nước nóng, các enzym hoạt động tốt ở nhiệt độ thấp từ các vi sinh vật Châu Nam cực, các
gen sinh kháng sinh mới, các gen điều khiển quá trình sinh tổng hợp chất mầu
Astaxanthin từ Xanthophyllomyces dendrorhous làm tăng chất lượng màu của cá hồi,
enzym thuỷ phân lignin cho công nghiệp giấy, hệ cytochrom P-450 trong chuyển hoá
thuốc và các hợp chất thơm...Những gen này một khi được ứng dụng sẽ tạo đột phá mới
trong công nghệ. Một trong những hướng phát triển của vài năm gần đây là việc sưu tập
và thiết lập các ngân hàng gen tổng thể từ môi trường. Theo đó, toàn bộ DNA từ môi
trường thiên nhiên (đất, nước, chất hữu cơ…) sẽ được phân lập và biến nạp vào các
vector lưu trữ. Từ thư viện này các dòng gen quan tâm có thể được tách dòng và thể
hiện. Điều đáng lưu ý là trong những năm gần đây các nước phát triển đặc biệt quan tâm
tới nguồn gen với những tiềm năng hầu như chưa được khai phá của những quốc gia đang
phát triển tại khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các mạng lưới như Asian Culture
Collection Network hay BioNET-INTERNATIONAL là ví dụ của những cố gắng nhằm
tận dụng khai phá nguồn gen này. Đây cũng là cơ hội cho các quốc gia như Việt nam
tham gia, tiếp cận với công nghệ cao trong lĩnh vực vi sinh.
Nghiên cứu đặc tính sinh học, và đánh giá nguồn gen
Việc lưu giữ nguồn gen sẽ trở nên vô nghĩa nếu không được nghiên cứu và đánh giá.
Những gen vi sinh vật được chọn lọc sẽ trở thành vật liệu tạo ra những gen mới với ứng
dụng mới hay hoàn hảo hơn. Công việc đánh giá ban đầu bao gồm việc phân loại định
tên Vi sinh vật thông qua các đặc điểm hình thái, sinh lý. Tại sưu tập giống Nhật bản
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links