vuduchanhquyen

New Member

Download miễn phí Đề tài Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (qua thực tế một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ)





Nguy cơ mai một nghệ thuật dân gian truyền thống đang tiềm ẩn chưa được khắc phục một cách hiệu quả. Việc sưu tầm đã được tiến hành khá tốt, nhưng vấn đề phục dựng, nghiên cứu và phổ biến nghệ thuật dân gian còn nhiều hạn chế. Hồ sơ về Quan họ, Ca trù như vậy là đã hoàn chỉnh, nhưng hồ sơ về các môn nghệ thuật khác vẫn còn bỏ ngỏ hay chưa hoàn thiện. Những nhà nghiên cứu chuyên sâu về từng bộ môn nghệ thuật chưa nhiều. Việc xuất bản các công trình nghiên cứu thường in ấn với số lượng hạn chế, nhân bản các đĩa CD, VCD, DVD, giới thiệu các thể loại, các tiết mục đặc sắc mới chỉ tập trung ở Quan họ, hát Chèo. còn với các môn nghệ thuật dân gian khác chưa được chú trọng đúng mức, chưa đáp ứng được nhu cầu công chúng hiện đại về nghệ thụât biểu diễn, kỹ thuật dàn dựng, thu thanh, ghi hình.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ghề dệt, thêu ren, sơn mài, chạm khảm, điêu khắc, đồ mộc, mây- tre - giang đan, làm cỏ tế, làm hương ... của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Hà Tây đã làm số lượng làng nghề và việc nhân làng nghề ở các địa phương trong tỉnh tăng lên nhanh chóng. Hàng chục vạn lao động nông nghiệp đã có việc làm ổn định và tăng thu nhập. Trong tổng số 1460 thôn (làng) của tỉnh thì có tới 900 làng có nghề và làng nghề được khôi phục, phát triển. Năm 1996 có 88 làng được công nhận là làng nghề, đến năm 1998 số làng được công nhận là làng nghề đã là 106 làng, với tổng số hộ làm nghề là 66.834 hộ, tăng 29,6% so với năm 1996. Giá trị tổng sản lượng sản xuất của làng nghề đã tăng từ 716.284 triệu đồng (1996) lên 978.958 triệu đồng năm 1998. Bình quân 1 làng nghề làm ra một giá trị sản lượng đạt 9.207,150 triệu đồng/năm, tương ứng với mỗi hộ là 14,602 triệu đồng. Đến năm 2000 số lượng làng có nghề trong toàn tỉnh đã là 972 làng, con số này đến năm 2005 là 1168 làng (chiếm 80% tổng số làng trong toàn tỉnh). Hà Tây là tỉnh đứng đầu về số lượng làng nghề. Trong đó bao gồm 49 làng nghề mây tre giang đan 33 làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, 25 làng nghề thêu rèn, 21 làng nghề đan nón mũ lá, 18 làng nghề dệt, 17 làng nghề sơn mài, khảm trai, điêu khắc, 12 làng nghề đồ gỗ, 12 làng nghề cơ khí rèn, 12 làng nghề tăm mành, 10 làng nghề đan cỏ tế, 7 làng nghề may mặc, 4 làng nghề đan cót, 4 làng nghề da giầy, khâu bóng và 1 làng nghề nghiếp ảnh. Những huyện phát triển nhiều làng nghề nhất là Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Chương Mỹ, ứng Hoà, Hoài Đức, chỉ riêng thị xã Sơn Tây là không có làng nghề được công nhận (do không đủ tiêu chuẩn). Số hộ tham gia sản xuất ngành nghề từ 97.000 hộ năm 2000 đã tăng lên 154.000 hộ vào năm 2005, mức tăng bình quân 5 năm qua là 9,1% /năm và chiếm 26% tổng số hộ toàn tỉnh. Một số huyện, thị xã có tỷ lệ hộ tham gia sản xuất ngành nghề cao là : Thường Tín 29%, Hà Đông 32%, Quốc Oai 30%, Đan Phượng 27%, Chương Mỹ 29%, Thanh Oai 31%, Thạch Thất 30%, Hoài Đức 31%. Mức độ thu hút lao động toàn tỉnh trong các ngành nghề công nghiệp và thủ công nghiệp là hơn 400.000 người, tỷ lệ tăng bình quân của 5 năm là 12,7%/năm và chiếm 27,3% tổng số lao động toàn tỉnh. Bình quân trên địa bàn toàn tỉnh có từ 1 đến 1,5 vạn người chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang làm nghề hay có nghề thủ công trong thời kỳ gối vụ, chính những yếu tố này đã góp phần làm tăng lên không ngừng giá trị sản xuất ngành nghề. Năm 2000 đạt 1.682,5 tỷ đồng, năm 2001 đạt 2.102,3 tỷ đồng, năm 2002 tăng 29%, năm 2003 tăng 8,7%, năm 2004 tăng 20% và 2005 đạt gần 4500 tỷ đồng tăng gần 27% so với năm 2004, đạt mức tăng bình quân 5 năm (2000-2005) là 21,7% chiến 50,5 so với giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, trong đó một số huyện, thị xã có ngành nghề và làng nghề phát triển với nhịp độ tăng trưởng bình quân cao về giá trị sản xuất như Thạch Thất 33,2%, Hà Đông 30,3%, Đan Phượng 25,1%, Quốc Oai 23,1%, Phú Xuyên 23,3%, Thường Tín 19,9%, Chương Mỹ 16,1%, Hoài Đức 18,8%. Giá trị hàng xuất khẩu ở khu vực làng nghề năm 2000 đạt 213,6 tỷ đồng, năm 2001 đạt 259,1 tỷ đồng, tăng 21,3%, năm 2002 tăng 29,3%, năm 2003 tăng 22,1%, năm 2004 tăng 18,1% và đến năm 2005 đạt xấp xỉ 600 tỷ đồng tăng hơn 24% so với năm 2004, mức tăng bình quân của 5 năm là 23%, chiếm 13,3% tổng giá trị ngành nghề. Cùng với công nghiệp quốc doanh, công nghiệp đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài Nhà nước và ngành nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh trong GDP - công nghiệp - xây dựng năm 2000 chiếm 32,4% năm 2001 là 33,9%, năm 2002 đạt 34,6%, năm 2003 đạt 36,6%, năm 2004 là 37,1% và năm 2005 đạt 37%. Mặt khác chính việc phát triển ngành nghề thủ công và làng nghề đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, nâng cao mức thu nhập, chuyển đổi cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn, xoá đói, giảm nghèo. Tỷ lệ lao động công nghiệp - Thủ công nghiệp từ 20% (năm 2001) đã tăng lên mức 27,3% (năm 2005), mức thu nhập chung tăng 47,2% so với năm 2001. Trong đó nông nghiệp tăng 35%, ngành nghề tăng 65%, dịch vụ tăng 47%, đồng thời giảm được số hộ cùng kiệt trong tỉnh từ 8,9% năm 2001 xuống còn 4,17% năm 2001.
* Số liệu thống kê về làng nghề cụ thể ở các huyện, thị xã:
- Quận Hà Đông (5 làng): Dệt lụa tơ tằm (Vạn Phúc), rèn Đa Sỹ (Kiến Hưng), dệt vải thôn La Dương (Dương Nội), dệt in hoa La Nội, ỷ La (Dương Nội).
- Huyện Ba Vì (16 làng) : Chế biến tơ tằm Lương Phú (Thuần Mỹ); chế biến tinh bột sắn Minh Hồng (Minh Quang); chế biến chè búp khô Bùi Thông, Đô Tràm, Trại Khoai, Cao Lãm, Đồng Chằm, Đồng Dài, Trung Sơn, thôn Đồi, Trung Hạ, Chu Minh, Bùi Thông (Ba Trại); làm nón Liễu Châu, Phong Châu, Phú Xuyên (Phú Châu); dệt lụa Cổ Đô, An Bang (Tân Lập) “Lụa này là lụa Cổ Đô - Chính tông lụa cống các cô ưa dùng”.
- Huyện Chương Mỹ (24 làng): nghề mây tre giang đan Đồi Ba, Đông Cựu, Yên Kiện, Đan Thôn, Đan Thôn Đồi 1, Lũng Vị, Đồi 2 (Đông Phương Yên), Khê Than, Phú Vinh, Quan Châm, Nghĩa Hảo, Đồng Trữ, Phú Hữu I (Phú Nghĩa), Lam Điền (Lam Điền), Phù Yên (Trường Yên), Đông Cựu (Đông Sơn), Yên Trường (Trường Yên), Trung Cao (Trung Hoà), Thái Hoà (Hợp đồng), Hạ Dục (Đông Phú), Tiên Lữ (Tiên Phương); nón mũ lá thông Văn La (Văn Võ); thêu thôn Yên Cốc (Hồng Phong); mộc - điêu khắc Phụ Chính (Hoà Chính).
- Huyện Đan Phượng (5 làng): chế biến lâm sản thôn Hạ, thôn Trung (Liên Trung); đồ mộc Thượng Thôn (Liên Hà); chế biến lương thực - thực phẩm Tháp Thượng (Song Phượng), Trung Đích (Hạ Mỗ).
- Huyện Hoài Đức (11 làng): Nghề ảnh Lai Xá (Kim Chung, Hoài Đức); dệt kim-bánh kẹo La Phù (La Phù); bún bánh Cao Xá Hạ (Đức Giang); chế biến nông sản Cát Quế, Dương Liễu (Dương Liễu), Minh Khai (Minh Khai); xay sát lương thực Lưu Xá (Đức Giang); điêu khắc sơn mỹ nghệ Sơn Đồng (Sơn Đồng); the dệt vải làng La, Mỗ, Canh “Bảy làng La, ba làng Mỗ”, “The La, lụa Vạn, vải Canh - Nhanh tay đi bán, ai sành thì mua”, “Mỗ, La, Canh, Cót - Tứ đại danh hương”.
- Huyện Mỹ Đức (8 làng): dệt Phùng Xá (Phùng Xá); thêu Thôn Nội, Thôn Trì (Thượng Lâm); mây tre đan, thêu ren thôn Trê (Tuy Lai); mây tre giang đan xuất khẩu Đông Mỹ (An Tiến); tằm tang Bối Lang, Trinh Tiết, Sêu (Đại Hưng).
- Huyện Phú Xuyên (33 làng): may mặc Từ Thuận, thôn Chung (Vân Từ), Thượng Yên (Phú Yên), Mỹ Văn (Chuyên Mỹ); cào bông- dệt màn Văn Hội, Phú Đôi (Đại Thắng); cào bông- bông len- Tò he Xuân La (Phượng Dực); giầy da Giẽ Hạ, Giẽ Thượng (Phú Yên); đan võng-tơ lưới Thao Nội, Thao Ngoại (Sơn Hà); tơ lưới - dệt chã Ngọc Lâu, Tri Lễ (Quang Trung); bún bánh đa Hoà Khê Hạ (Bạch Hạ); chế biến lương thực thực phẩm Tân Độ (Hồng Minh); giấy An Cốc, Phù Bật (Hồng Minh); sơn mài Bối Khê (Chuyên Mỹ); khảm Trai Chuôn Ngọ, Chuôn Hạ, Chuôn Trung, Chuôn Thượng, Đồng Vinh (Chuyên Mỹ); mộc dân dụng Đại Nghiệp (Tân Dân), Chanh Thôn, Văn Minh (Văn Nhân); cỏ tế Lưu Thượng, Đường La, Lưu Đông, Hoàng Xá, Lưu Xá, Phú Túc, Tư Sản, Trình Viên (Phú Túc); guột tế-áo tơi lá Trung Lập, Tri Chỉ (Tri Trung); thêu Đại Đồng (thị trấn Phú Xuyên); cơ khí - dịch vụ Phú Gia, Phú Thịnh (thị trấn Phú Minh); khảm trai ứng Cử (V...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa Nông Lâm Thủy sản 0
D Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ thực tiễn tỉnh hòa bình Văn hóa, Xã hội 0
A Nghiên cứu phương pháp phẫu thuật và bước đầu đánh giá kết quả của phẫu thuật bảo tồn trong điều trị ung thư vú nữ tại bệnh viện k Y dược 0
M Ảnh hưởng của xử lý kết hợp nước nóng, hóa chất, bao màng, bao gói và bảo quản lạnh trên phẩm chất và thời gian tồn trữ trái cam sành (Citrus nobilis Lour) Khoa học Tự nhiên 0
F Thiết kế Trung tâm bảo tồn và phát triển làng tranh Đông Hồ Kiến trúc, xây dựng 0
N Khảo sát tài nguyên đa dạng sinh học tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn và Khu Du Lịch Văn Hoá Đầm Sen. Đề xuất biện pháp bảo tồn Khoa học Tự nhiên 0
L Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen vi sinh vật - Năm 2011 Luận văn Sư phạm 2
D Tại sao nói tái bảo hiểm giúp cho những công ty nhỏ, mới ra đời tồn tại và phát triển? Luận văn Kinh tế 0
N Đánh giá sự tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng trong môi trường vùng thâm canh rau, hoa xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội và đề xuất giải pháp bảo vệ Luận văn Sư phạm 0
Q Kiểm kê bổ sung, nghiên cứu xác định nguyên nhân sâu xa suy thoái và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý để bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước vùng nội địa của Việt Nam Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top