Marcelinho

New Member
Nhiệt miệng, nhiệt lưỡi là một triệu chứng thường gặp ở nhiều người. Nguyên nhân có thể là do cơ thể nóng trong hay do không vệ sinh răng miệng đúng cách... Nhưng liệu nó có phải là triệu chứng của bệnh ung thư hay không?



Tổn thương ở niêm mạc miệng có rất nhiều nguyên nhân như: răng sâu, viêm quanh răng, viêm quanh chóp răng, viêm tủy răng...; do những sang chấn từ bên ngoài; do nhiễm khuẩn...



Biểu hiện tại chỗ thường là các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ đau, lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống; có thể là những áp xe ở nông như áp xe dưới lưỡi, dưới niêm mạc, áp xe tiền đình trên hay dưới; nhẹ hơn là những vết loét ở lưỡi và niêm mạc miệng, khi viêm cấp thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống khó khăn; khi chuyển sang màu trắng và đỡ đau là lúc bệnh bắt đầu giảm.



Thông thường những loại viêm loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung sinh tố nhóm B là khỏi trong vòng 10 ngày. Song đôi khi có những nhiễm trùng nặng như áp xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, bên hầu kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần cấy máu nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết và phải làm kháng sinh đồ.



Trường hợp lở loét tái phát nhiều lần hay kéo dài không khỏi có kèm theo các triệu chứng toàn thân khác như mệt mỏi, gầy (sút cân), biếng ăn, có những biến chứng tại chỗ như sưng thành một đám cứng không có giới hạn, chảy máu hay có những dấu hiệu của nhiễm trùng nặng như môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh, sốt cao thì cần đi khám để xác định số lượng, vị trí, kích thước, mật độ màu sắc, bờ của tổn thương liên quan đến tổ chức ở dưới, tính chất xuất tiết của tổn thương, cần thiết sẽ sinh thiết làm xét nghiệm tế bào học để chẩn đoán.



Nhìn chung, viêm nhiễm lở loét ở niêm mạc miệng là một bệnh thường gặp và diễn biến thường lành tính. Bạn cần vệ sinh răng miệng, tránh ăn quá nhiều đồ nóng, bia rượu; điều trị triệt để các bệnh về răng miệng và xúc miệng nước muối sinh lý hằng ngày; ăn uống đủ chất, tăng cường hoa quả; bổ sung sinh tố để nâng cao sức đề kháng. Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường như đã nói ở trên thì nên đi khám chuyên khoa để có chẩn đoán xác định.



Theo Thanh Niên
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Tôi bị nhiệt miệng chữa ở tất cả các bệnh viện lớn Hà Nội mà không khỏi ai biết cách chữa xin mách d Sức khỏe 7
F Cho em hỏi về bệnh nhiệt miệng ? Sức khỏe 2
E Cơ chế quản lý tài chính tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương Luận văn Kinh tế 2
B Xác định sự phân bố các Genotype của HCV ở bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương năm 2010 - 2011 Khoa học Tự nhiên 0
V Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh viêm gan B của bệnh nhân viêm gan B điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương Tài liệu chưa phân loại 1
P Đánh giá tình hình chăm sóc MKQ ở bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm điều trị tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương Tài liệu chưa phân loại 2
G Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân sán lá gan lớn tại Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương (2006 – 2013) Tài liệu chưa phân loại 0
N Tìm hiểu hệ thống ổn định nhiệt độ - Độ ẩm trong các lồng ấp ở bệnh viện Tài liệu chưa phân loại 0
H Nghiên cứu kết quả cắt polyp trực tràng bằng thòng lọng nhiệt điện qua nội soi tại Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên Tài liệu chưa phân loại 2
R Nghiên cứu điều trị không mổ vỡ lách trong chấn thương bụng kín tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top