Prewitt

New Member
Chào bạn,

Trước hết , cần báo trước vấn đề của bạn nêu về cha chồng không thuôc lĩnh vực chuyên khoa của chúng tui (Sản-Phụ khoa, Nhi khoa và Nam khoa) mà nó thuộc về chuyên khoa Tâm thần học, Tâm lý học. Tuy nhiên chúng tui cũng có vài ý kiến mang tính khoa học để bạn tham khảo thêm :
-         Tâm lý hay nói đúng hơn là “tính khí” và một số bệnh tâm thần như “tâm thần phân liệt” có thể mang tính di truyền gia đình, tuy nhiên tính khí có thể thay đổi do rèn luyện, do tác động của giáo dục, môi trường sống, văn hóa cộng đồng, tôn giáo ..
.
-         Ăn chay là một hình thức dinh dưỡng đặc biệt, nó chỉ giúp tính khí ôn hòa khi bản thân người ăn chay có động cơ là tu tập, rèn luyện thực hành điều thiện (tránh sát sinh như giáo lý đạo Phật), tránh xa điều ác, thương yêu mọi người…; bản thân thực phẩm chay không làm tính khí trở nên ôn hòa được .
-         Thay đổi tính tình từ tuổi 50 trở đi như cha chồng của bạn chưa chắc là do bệnh tâm thần, nó có thể do nhiều nguyên nhân phức tạp khác như môi trường sống, làm việc, gia đình, kinh tế, sự thay đổi về nội tiết sinh dục, một số bệnh mạn tính toàn thân không được chữa trị v.v..
-         Cách ứng xử của một người đàn ông trong gia đình (là cha, chồng, ông) đối với các thành viên khác không phải chỉ do tính khí, cá tính mà còn chịu ảnh hưởng của văn hóa, giáo dục từ lúc bé, quan niệm sống của người đó, của gia đình, dòng họ và thậm chí cả cộng đồng nơi họ đang sống. Do đó nếu một gia đình có thói quen gia trưởng, độc đoán thì mọi người cam chịu và xem đó là đúng, là chuẩn mực chứ không xem đó là bất thường hay bệnh tật gì cả!
   Bạn là con dâu, sống và lớn lên trong gia đình khác với gia đình chồng nên chắc chắn sẽ có những cách cư xử và hành vi ứng xử không giống nhà chồng, do vậy khoan vội lên án hay gán ghép đó là bệnh tâm thần, ngược lại, khi bạn đề nghị đưa cha chồng đi khám bệnh tâm thần có thể gây hiểu lầm là bạn xúc phạm người lớn, thậm chí gây ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chống, gây bất hòa, mất hạnh phúc gia đình riêng của mình.
     Muốn khám bệnh hay chữa trị tâm lý cho một người khi họ vẫn tỉnh táo thì trước hết người đó cũng phải nhận thức một ít là hành vi của mình có vẻ bất thường và hợp tác với chuyên gia để tìm cách giải quyết vấn đề, không thể vô cớ bắt họ đi khám chữa bệnh khi mà họ cả quyết là không có bệnh. Trước hết bạn cần khéo léo, kiên nhẫn và xuất phát từ tình yêu thương chồng để lựa lời nói chuyện với anh ấy, cùng bàn bạc về những điều, những hành vi mà bạn đánh giá là không đúng,chưa phù hợp, tránh gây tự ái cho chồng, và nếu chồng bạn cũng thương yêu vợ thì chắc chắn sẽ quan tâm, suy nghĩ và điều chỉnh hành vi sau cho hòa hợp với bạn. Sau đó nếu được, bạn và chồng bạn có thể tìm các chuyên gia về tâm thần, tâm lý học để được tư vấn và hướng dẫn thêm.
 
Thân mến.
Nguồn: webtretho
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Stress của nhân viên y tế tại Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang Y dược 0
D Phân tích việc thực hiện qui định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc tại cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn Y dược 0
D So sánh hiệu quả của Olanzapin và Haloperidol trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần trung ương 1 Y dược 0
D Phân tích tình hình sử dụng thuốc an thần kinh trong điều trị tâm thần phân liệt tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương Y dược 2
Q Nghiên cứu phương pháp Pictogram trên kết quả thực nghiệm của bệnh nhân tâm thần phân liệt Tâm lý học đại cương 2
P Quá trình ra quyết định của bệnh nhân tâm thần trong mô hình phục hồi chức năng. Văn hóa, Xã hội 0
C Bước đầu áp dụng biện pháp nhận thức hành vi cho bệnh nhân có rối loạn trầm cảm ở Bệnh viện Tâm thần Huế (Chuyên ngánh đào tạo thí điểm) Luận văn Sư phạm 0
L Ứng dụng liệu pháp hoạt hóa hành vi can thiệp cho bệnh nhân trầm cảm đang điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I (chuyên ngành đào tạo thí điểm) Luận văn Sư phạm 0
T Biểu hiện bệnh trầm cảm của bệnh nhân ở độ tuổi từ 18–45 đang điều trị tại Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng (BVTTĐN) từ tháng 10/08–3/09 Y dược 0
P Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở lứa tuổi từ 19 đến 29 điều trị nội trú tại Bệnh viện tâm thần Tài liệu chưa phân loại 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top